Làm lập trình viên công nghệ thông tin: mắc phải 5 sai lầm nguy hiểm, bị sa thải lập tức
Lập trình viên công nghệ thông tin là việc làm được rất nhiều tập đoàn lớn có nhu cầu tuyển dụng lập trình rất cao. Bên cạnh những thuận lợi mà các lập trình viên có được thì cũng cần chú ý tới 5 sai lầm thường gặp trong quá trình làm việc lập trình viên.
- Chuyên ngành khoa học máy tính – đất dụng võ của các bậc thầy toán học
- Việc làm công nghệ thông tin: đa dạng vị trí, cơ hội không thiếu
- Nhật Bản mở cửa đón thực tập IT, cơ hội cho người trẻ có năng lực
Hiện nay, việc làm công nghệ tin (CNTT) đang trở thành xu hướng của xã hội, lĩnh vực này có rất nhiều công việc và chuyên môn khác nhau, từ đơn giản cho đến phức tạp, mức thu nhập cũng khá đa dạng. Lập trình viên công nghệ thông tin là việc làm trên máy tính được rất nhiều công ty, tập đoàn lớn có nhu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi mà các lập trình viên có được thì cũng cần chú ý tới 5 sai lầm thường gặp trong quá trình thực hiện.
Công việc lập trình viên là gì?
Lập trình viên CNTT (người lập trình hay thảo chương viên điện toán) là người viết ra các chương trình máy tính hay còn gọi là kỹ sư phần mềm. Có thể ví họ như một nhạc trưởng, người chỉ huy dàn nhạc (các đoạn mã lập trình) để sáng tạo ra một bản nhạc hoàn hảo (phần mềm máy tính).
Công việc của một lập trình viên được phân chia cụ thể, bao gồm: Lập trình viên web, lập trình viên hệ thống, lập trình database, lập trình game, lập trình mobile…
Nghề lập trình viên đòi hỏi sự sáng tạo cũng như các kỹ năng đánh giá, phân tích yêu cầu của dự án, đưa ra các giải pháp thiết kế hoặc cách tiếp cận công nghệ mới khi gặp những framework (bản thiết kế) chưa kỹ hoặc công nghệ thay đổi.
Là một lập trình viên, nhiệm vụ chính của công việc này là:
- Lên ý tưởng ứng dụng mới.
- Bảo trì, nâng cấp, sửa chữa các ứng dụng có sẵn.
- Tạo dựng các chức năng xử lý.
- Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.
Việc làm trên máy tính của lập trình viên như: Lập trình web: Xây dựng, thiết kế các website từ đầu tại các công ty chuyên code, gia công phần mềm,…
Lập trình game: Developer: Viết code logic game, Game Artist: Vẽ nhân vật, bối cảnh, giao diện, hiệu ứng, Game designer: Thiết kế cốt truyện và nội dung game, cân bằng thông số, Tester: Chơi game, kiểm tra lỗi, cảm nhận và đánh giá game.
Những kỹ năng lập trình viên cần có
- Trình bày và giao tiếp: Khi thực hiện xong một tính năng, sản phẩm, code,… thì lập trình viên phải trình bày và giải thích được cho người khác hiểu. Cho nên kỹ năng giao tiếp ở việc làm này khá là quan trọng. Mỗi ngày, bạn dành ra một chút thời gian trao đổi công việc với đồng nghiệp, cố gắng diễn đạt thật rõ ràng, dùng các từ ngữ quen thuộc để tiếp cận người khác.
- Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề: Công việc phát triển phần mềm 100% là để giải quyết các vấn đề. Chính vì vậy, kỹ năng này khoogn thể thiếu trong bất kỳ lập trình viên nào.
- Đưa ra cho bản thân một phương pháp học thật khoa học: Công nghệ liên tục thay đổi, cho nên lập trình viên cũng phải thay đổi theo. Nếu bạn muốn mình không bị lạc hậu trong lĩnh vực này, bạn phải có phương pháp học nhất định. Cụ thể như: Bạn có thể dành ra 2-3 giờ/mỗi ngày để cập nhật ngôn ngữ lập trình, các phần mềm, phần cứng mới,..
Thực trạng lập trình viên tại Việt Nam
Lập trình viên đều có mức lương khá cao so với mức lương của các ngành khác. Trung bình tại các công ty có nhu cầu tuyển dụng, lương của lập trình viên khoảng 7 đến 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nếu lập trình viên có thâm niên trong ngành CNTT hoặc có nhiều hiểu biết thì sẽ nhận được mức lương tốt hơn.
Thời điểm hiện tại, các lập trình viên VN đã được tiếp cận với nhiều công nghệ mới, họ có khả năng thích nghi cao, kĩ năng lập trình tương đối ổn và các kĩ năng Tiếng Anh khá tốt. Họ không ngừng tư duy và sáng tạo, phát triển bản thân và trở thành những lập trình viên cực kì xuất sắc, được nhiều công ty lớn để mắt đến.
Tuy nhiên không phải tất cả đều hoàn hảo, vẫn có một bộ phận lập trình viên VN chưa có nhận thức và hiểu rõ về lập trình hay CNTT mà bị chi phối bởi đồng tiền và chạy theo số đông, dẫn đến kĩ năng và trình độ tiếng Anh nửa vời, có tư duy thụ động, dựa dẫm vào người khác. Kết quả là cho ra đời những lập trình viên non yếu về kĩ năng, làm việc hời hợt khiến nhiều người có cái nhìn sai lệch về nghề lập trình.
5 sai lầm của lập trình viên trong quá trình thực hiện việc làm trên máy tính
Mục tiêu không rõ ràng
Lập trình viên CNTT thường xuyên, cho nên đôi lúc có hơi nhàm chán vì phải làm lặp đi lặp lại như một cái máy. Lúc này, bạn trở nên nản trí, thậm chí còn muốn nghỉ việc. Ở thời điểm này, nếu không có mục tiêu thôi thúc, sự nghiệp của bạn sẽ mãi giậm chân tại chỗ hoặc rẽ hướng chẳng hề liên quan đến nhau.
Trong lúc này, bạn hãy xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Đặt ra mục đích cụ thể cho từng cột mốc sự nghiệp của mình Bạn cần đưa ra số lượng cần đạt tối thiểu trong ngày đầu công việc lập trình viên là gì? Ở thời điểm nào mình cần phải đạt được những gì? Hãy không ngừng nhắc nhở bạn thân, phát triển theo lộ trình vạch sẵn, và nỗ lực để đạt được điều bản thân đã đặt ra.
Thiếu kỹ năng mềm trong công việc
Kỹ năng mềm (đàm phán, giao tiếp,..) rất quan trọng trong công việc Lập trình viên, bởi lẽ có rất nhiều Developer viết code giỏi và chạy thuật toán cực tốt. Họ thông thạo, thực hiện những cấu trúc lập trình phức tạp. Thế nhưng sau một thời gian họ vẫn chỉ dậm chân tại chỗ, không thay đổi về vị trí công việc, không thay đổi lương bổng, hiệu suất việc làm không thay đổi,..
Đến lúc này, bạn cần phải xem xét lại tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sự nghiệp lập trình của mình. Bởi nó quan trọng không kém gì các kỹ năng chuyên môn mà các Developer đang phải ngày đêm rèn luyện. Là một Lập trình viên, bạn phải hiểu rằng công việc của mình không chỉ là viết code, chúng ta còn phải làm việc, giao tiếp với những người khác, chính vì vậy kỹ năng mềm, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giao tiếp cực kỳ cần thiết.
Làm việc không chuyên môn hóa, không cập nhật kiến thức thường xuyên
Đối với Lập trình, phát triển chuyên sâu nhiều ngôn ngữ là vô cùng cần thiết. Bởi đây là điểm sáng để bạn có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình. Ngoài ra bạn có thể tự tin với người khác là bạn biết rộng và sâu hơn lĩnh vực đó.
Bản thân không có kế hoạch học hỏi
Bạn nên có kế hoạch cải thiện và phát triển bản thân rõ ràng, bởi chỉ có cách này mới giúp bạn trở nên thành công hơn với nghề lập trình viên. Ví dụ: Bản thân tự cam kết phải đọc hết một cuốn sách chuyên môn lập trình hoặc cuốn sách phát triển kĩ năng mềm trong vòng một tháng. Và đặt ra, trong một năm bạn phải hoàn thành bao nhiêu cuốn sách, cập nhật những ngôn ngữ nào và tham dự các khóa học chuyên môn mà bản thân đang còn yếu kém.
Không tham gia các dự án bên ngoài, kinh nghiệm còn thiếu
Một lập trình viên nên làm thêm các dự án bên ngoài, bởi nó sẽ mang lại nhiều lợi ích mà bạn không thể ngờ tới. Và những dự án này còn giúp bạn trau dồi kinh nghiệm trong công việc, đây cũng là cơ hội để bạn tiếp xúc những thứ mới mẻ, phát triển kỹ năng mới và học hỏi công nghệ mới.
Xem thêm Tại Đây:
- Tự học IT vẫn kiếm việc ngon, thuộc 7 bí kíp chinh phục nhà tuyển dụng
- Kinh doanh game nghề siêu lợi nhuận, top 8 chiêu kiếm tiền cực nhanh
- Chọn ngành học IT, phụ huynh chẳng cần băn khoăn tương lai của con
Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ về công việc lập trình viên là gì?, và đặc biệt tránh được 5 sai lầm lớn trong ngành nghề này. Lập trình viên công nghệ thông tin – một việc làm trên máy tính sẽ trường tồn mãi theo thời gian, nếu đang là một lập trình viên bạn cần cố gắng, có chí tiến thủ và không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân để tránh bị tụt hậu trong thời đại này.
>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây
Bài viết liên quan