Chuyên ngành khoa học máy tính – đất dụng võ của các bậc thầy toán học
Kể từ khi xuất hiện vào những 40 của thế kỷ 20, máy tính đã trở thành một người bạn không thể thiếu của con người trong mọi mặt đời sống. Cùng với đó, công nghệ thông tin (Information Technology – IT) phát triển, Các công ty , xí nghiệp luôn săn tuyển nhân viên IT.
- Nhật Bản mở cửa đón thực tập IT, cơ hội cho người trẻ có năng lực
- Việc làm công nghệ thông tin: đa dạng vị trí, cơ hội không thiếu
- Tìm việc làm Công nghệ thông tin, sinh viên phải nắm chắc 5 điều chính
Đặc biệt là chuyên ngành khoa học máy tính (computer science) cũng ngày càng phát triển với những thành tựu vượt bậc và trở thành công cụ không thể thiếu trong tất cả các ngành nghề, là mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế quốc gia.
Hầu hết những người ngoại đạo đều cho rằng không có nhiều sự khác nhau giữa khoa học máy tính và công nghệ thông tin. Vì vậy, hẳn vẫn có người chưa thể hình dung được khoa học máy tính là gì và nghiên cứu khoa học máy tính ra làm gì luôn là vấn đề được các bạn trẻ và phụ huynh quan tâm.
Đi tìm khái niệm khoa học máy tính là gì?
Cùng với kỹ thuật máy tính (computer engineering) và công nghệ thông tin (information technology), khoa học máy tính (computer science) là một trong ba lĩnh vực quan trọng liên quan đến việc nghiên cứu máy tính, mỗi lĩnh vực lại tập trung vào một địa hạt cụ thể và có những định hướng nghề nghiệp riêng. Vậy khoa học máy tính là gì, hiểu một cách đơn giản nhất, đây là ngành nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng việc ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính.
Đồng thời, lĩnh vực này còn nghiên cứu các quy trình thuật toán tự động hóa mà có thể nhân rộng trên quy mô lớn. Trong khoa học máy tính, người ta tìm cách tiếp cận khoa học và thực tiễn để tính toán và nghiên cứu có hệ thống về tính khả thi, cấu trúc, biểu hiện và cơ giới hóa các thủ tục (hoặc các thuật toán) cơ bản làm cơ sở cho việc thu thập, đại diện, xử lý, lưu trữ, truyền thông và truy cập thông tin.
Chuyên ngành khoa học máy tính lại chia thành nhiều khía cạnh hẹp hơn, có lĩnh vực tập trung vào các ứng dụng thực tiễn như ‘đồ họa máy tính’, một số khác lại chú trọng nghiên cứu tính chất cơ bản của các bài toán tính toán như ‘lý thuyết độ phức tạp tính toán’. Ngoài ra, còn có những chuyên ngành nghiên cứu các vấn đề trong việc thực thi các phương pháp tính toán như ‘lý thuyết ngôn ngữ lập trình’ nghiên cứu những phương thức mô tả cách tính toán khác nhau còn ‘lập trình’ lại nghiên cứu cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình và ngành ‘tương tác người-máy’ đặt trọng tâm vào những thử thách trong việc làm cho máy tính trở nên dễ sử dụng đối với mọi tầng lớp người dùng.
Nội dung đào tạo của khoa học máy tính
Là chuyên ngành quan trọng nhất trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin, với đặc thù là đào tạo ra các kỹ sư có chuyên môn và kỹ thuật tính toán để thiết kế và ứng dụng các hệ thống máy tính, khoa học máy tính trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học nghiên cứu máy tính như nguyên tắc cơ bản của các ngôn ngữ lập trình khác nhau, đại số tuyến tính và rời rạc, thiết kế và phát triển phần mềm. Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ trả lời được câu hỏi “vì sao” đằng sau các chương trình máy tính và có thể tạo ra một chương trình hoặc hệ điều hành với những tính năng như ý muốn.
Sử dụng thuật toán, cấu trúc dữ liệu và toán cao cấp – những bộ môn đòi hỏi trình độ cao và khả năng tư duy thông minh, nhạy bén, chuyên ngành khoa học máy tính được ví như ‘đất dụng võ’ của các bậc thầy, cao thủ về toán học. Chuyên gia của lĩnh vực này có nhiệm vụ phát minh ra những cách thức mới để thao tác và truyền tải thông tin dựa trên nền tảng là các phần mềm, hệ điều hành và việc triển khai chúng.
Hiện nay, các cơ sở đào tạo khoa học máy tính uy tín nhất Việt Nam có thể kể đến là Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Công nghệ,…
Nghiên cứu khoa học máy tính ra làm gì?
20 năm sau sự ra đời của máy vi tính, chuyên ngành khoa học máy tính mới được thiết lập với tư cách là một ngành học riêng biệt. Tuy nhiên, dù sinh sau đẻ muộn nhưng nó vẫn kịp cống hiến nhiều thành tựu quan trọng đối với sự phát triển của khoa học và xã hội. Bên cạnh đó, bản thân lĩnh vực này cũng đang liên tục phát triển và được giới công nghệ gửi gắm nhiều kỳ vọng. Các chuyên gia khoa học máy tính luôn được săn đón với mức thu nhập cao ngất ngưởng và điều kiện làm việc, đãi ngộ đáng mơ ước.
Trước tình thế đó, khoa học máy tính được nhiều bạn trẻ lựa chọn chinh phục khi bước chân vào giảng đường đại học, coi đó là kim chỉ nam để định hướng cho sự nghiệp sau này. Chính vì thế, vấn đề học tập, nghiên cứu khoa học máy tính ra làm gì trở thành nỗi trăn trở của khá nhiều sinh viên và phụ huynh.
Lập trình viên phát triển ứng dụng (Applications software developer)
Đây là một trong những vị trí được nhiều chuyên viên khoa học máy tính lựa chọn. Làm công việc này, bạn sẽ có cơ hội phát huy tư duy sáng tạo của bản thân vào các ứng dụng và chương trình, trở thành nhà phát triển phần mềm thiết kế và xây dựng nên các chương trình, ứng dụng cho máy tính và thiết bị công nghệ thông minh.
Kỹ sư hệ thống (Systems engineer)
Nếu đang lo không biết học khoa học máy tính ra làm gì thì nghề kỹ sư hệ thống là một lựa chọn không tồi, bạn sẽ đảm nhận việc thiết kế và tạo ra các loại hệ thống, hệ điều hành đảm bảo sự vận hành, hoạt động cho máy tính cá nhân, điện thoại và thậm chí là cả ô tô như Microsoft Windows, Android và IOS.
Phát triển web (Web developer)
Nếu các nhà thiết kế đồ họa tạo ra những hình ảnh, ký tự cho các trang web thì các nhà phát triển web lại có nhiệm vụ lập trình mã tạo nên các chức năng cho trang web đó. Họ tích hợp đồ họa, âm thanh và video vào trang web và theo dõi lưu lượng truy cập, hiệu suất cũng như khả năng làm việc của trang web. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, với sự ra đời của hàng triệu website, phát triển web là một công việc ‘hái ta tiền’ được nhiều bạn trẻ theo đuổi.
Các nghề nghiệp khác
Ngoài ba công việc thông dụng trên, người tốt nghiệp chuyên ngành khoa học máy tính còn có cơ hội trở thành nhân viên phân tích, thiết kế, cài đặt các dự án công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học,… Một số khác làm việc như một chuyên viên lập dự án, lên kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển các ứng dụng tin học.
Nắm vững lý thuyết chuyên môn, tay nghề thành thạo, bạn cũng có thể được nhận vào làm cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu trực thuộc các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng. Nếu có năng lực sư phạm, tại sao bạn không mạnh dạn tìm kiếm cơ hội làm giáo viên giảng dạy các môn học liên quan đến khoa học máy tính tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông trung học,…
- Những nguyên tắc mấu chốt giúp chuyên viên quản trị Web thành công 100%
- Làm lập trình viên công nghệ thông tin: mắc phải 5 sai lầm nguy hiểm, bị sa thải lập tức
- Ứng dụng tin học trong đời sống, bạn nên biết, ngăn ‘tụt hậu’
Có vai trò quan trọng hàng đầu trong giới công nghệ nhưng học khoa học máy tính không hề đơn giản vì nó thiên về lý thuyết và học thuật. Chính vì thế, ngoài khả năng tư duy logic và óc trừu tượng tốt, bạn còn cần trau dồi những kiến thức về môn toán thật chỉn chu, kỹ càng. Đừng ngại làm việc nhiều hơn 8 tiếng một ngày, hãy kiên nhẫn, tỉ mỉ và quản lý thời gian hiệu quả. Chỉ như vậy, bạn mới có thể trở thành một kỹ sư chuyên ngành khoa học máy tính như mình hằng mơ ước.
>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây
Bài viết liên quan