Thời đại 4.0 mà tuyển dụng IT khó khăn, nguyên nhân do đâu?

28/06/2019 08:43 AM    |    Tìm việc   >  Công nghệ thông tin

Tuyển dụng IT là một trong những cụm từ được sử dụng nhiều nhất trên các công cụ tìm kiếm. Như vậy, có thể thấy số lượng người tìm việc trong ngành này là rất lớn, tuy nhiên tại sao doanh nghiệp vẫn không tuyển được nhân sự, tất cả đều có nguyên do hết!

Hiện nay, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống giáo dục, được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa. Tuy nhiên, vai trò của IT trong cuộc sống hiện tại rất to lớn, nhưng thực trạng tuyển dụng IT vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, và để giải quyết được vấn đề này vẫn là một bài toán khó với cả ứng viên, doanh nghiệp lẫn trường học.

IT là gì?

IT (Information Technology) hay Công nghệ thông tin (viết tắt CNTT) là kỹ thuật sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để thu thập, xử lý, lưu trữ, chuyển đổi, truyền tải thông tin có thể trong phạm vi toàn cầu.

Công nghệ thông tin là một phần không thể thiếu của xã hội hiện nay

Công nghệ thông tin là một phần không thể thiếu của xã hội hiện nay

Vai trò của IT trong cuộc sống hiện nay

Công nghệ thông tin giờ đây đã có mặt ở nhiều phương diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ thương mại đến giải trí và thậm chí cả y tế, văn hóa, xã hội và giáo dục… Ngày nay, điện thoại di động, máy tính để bàn, thiết bị cầm tay, thư điện tử và việc sử dụng Internet đã trở thành tâm điểm trong văn hóa và cộng đồng của chúng ta, là cầu nối không thể tách rời trong nhịp sống toàn cầu hóa.

Không chỉ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công việc mà còn là một kênh hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của đơn vị mình. Chính phủ cũng xem việc ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy cải cách hành chính từ Trung ương đến các địa phương, vào từng công đoạn trong công việc hành chính hàng ngày của mỗi một cán bộ, công chức tại cơ quan hành chính, góp nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của cơ quan…

Công nghệ thông tin đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của đất nước

Công nghệ thông tin đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của đất nước

Trường lớp đào tạo nhan nhản, nhưng chất lượng đi tới đâu?

Nắm bắt được sự phát triển và nhu cầu cao của con người trong thời đại 4.0, rất nhiều khoa, trường Đại học mở thêm ngành công nghệ thông tin nhưng liệu đã thật sự hiểu được IT là gì? Có thể nói, thời kì cao trào nhất của ngành học CNTT là những năm 2000 – 2004. Khi đó, ngành này được xem là ngành học thời thượng, bởi sự mới mẻ, hấp dẫn, lương cao… Ngày 30/3/2019, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT, Bộ TT-TT tổ chức buổi tọa đàm phát triển nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) – truyền thông trình độ cao gắn kết cơ sở giáo dục Đại học – Doanh nghiệp.

Tại tọa đàm, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết hiện có 235 trường đại học trong đó có 50 trường đào tạo CNTT. Để thu hút thí sinh, các trường thường lấy điểm ở mức thấp nhất, thậm chí chỉ bằng điển sàn. Việc hạ thấp điểm chuẩn còn để lại hệ lụy là chất lượng đầu vào kém và khi ra “lò” sinh viên không đáp ứng được công việc thực tế mà doanh nghiệp yêu cầu.

Sinh viên được đào tạo đầy rẫy nhưng không có được kết quả cao

Sinh viên được đào tạo đầy rẫy nhưng không có được kết quả cao

Thực tế, rất nhiều sinh viên ngành CNTT ra trường tham gia tuyển dụng IT không được hoặc phải làm trái ngành. Trong khi đó nhu cầu sử dụng lao động ngành CNTT trong các doanh nghiệp vẫn đang thiếu. Các nhà tuyển dụng đi tìm đỏ mắt không ra những người đáp ứng được công việc yêu cầu và bài toán “thừa lượng thiếu chất” vẫn sẽ còn tiếp diễn.

Nhu cầu tuyển dụng IT cao, nhưng sao vẫn thất nghiệp đầy rẫy?

Hàng năm có khoảng 50.000 sinh viên CNTT ra trường. Tuy nhiên số lượng này vẫn chưa đủ so với nhu cầu phát triển doanh nghiệp CNTT, đặc biệt trong bối cảnh CNTT trở thành ngành kinh tế lớn với quy mô 100 tỷ USD, giá trị xuất khẩu khoảng 93 tỷ USD, xuất siêu trên 25 tỷ USD và cần gần một triệu lao động. Theo tính toán, đến năm 2020, ngành CNTT cần 100.000 cử nhân và phải là cử nhân chất lượng. Nhưng thực tế khảo sát trong số 50.000 cử nhân CNTT ra trường cho thấy chỉ 30% làm việc được ngay, có việc làm đúng nghề, 70% phải đào tạo lại.

Nhu cầu việc làm vẫn tăng cao, nhưng số người thất nghiệp của ngày này cũng rất nhiều

Nhu cầu việc làm vẫn tăng cao, nhưng số người thất nghiệp của ngày này cũng rất nhiều

Theo thống kê của Bộ GDĐT, hiện tỉ lệ các trường đại học, công nghiệp (ĐH, CĐ) đào tạo CNTT ở nước ta chiếm 37,5%. Mỗi năm có khoảng 50.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp. Trong khi đó, thống kê của Bộ TTTT cho thấy, vai trò của IT rất quan trọng, chính vì thế số lượng việc làm ngành phần mềm và dịch vụ CNTT cả nước hàng năm tăng khoảng 30.000 lao động CNTT. Dự báo, đến năm 2020, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp là 1 triệu nhân lực CNTT. Bên cạnh đà khát nhân lực cao trong ngành ÍT nhưng tình trạng ứng viên không tìm được việc làm còn doanh nghiệp không tìm được người phù hợp còn quá nhiều. Và nguyên nhân xuất phát đều từ 2 phía:

Nguyên nhân từ phía ứng viên

– Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp: Với cơ hội việc làm rộng mở các ứng viên tham gia tuyển dụng IT có thể dễ dàng đạt mức lương từ 10-20 triệu/ tháng. Số lượng cử nhân IT mới ra trường tuy cao nhưng chưa đáp ứng yêu cầu và chất lượng của nhà tuyển dụng. Nhiều công ty buộc phải tuyển kỹ sư người nước ngoài sang Việt Nam làm việc và nắm giữ các vị trí đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm tương ứng.

Thống kê của Viện Chiến lược CNTT cho thấy hiện nay, 72% sinh viên ngành này không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 100% không biết lĩnh vực hành nghề, như vậy học IT nhưng đã thực sự biết được IT là gì? Đặc biệt, đối với các  sinh viên mới tốt nghiệp, chỉ khoảng 15% số lượng sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Hơn 80% lập trình viên phải đào tạo lại, cá biệt có những doanh nghiệp phải mất tới 2 năm để đào tạo lại.

Các ứng viên cần phải xem xét lại trình độ và kỹ năng của mình

Các ứng viên cần phải xem xét lại trình độ và kỹ năng của mình

– Tình trạng nhảy việc cao: Dẫn đến sự không ổn định việc làm, ứng viên không có điều kiện để tích lũy kinh nghiệm trong một môi trường nhất định. Như vậy, khả năng thăng tiến và thành công là rất ít. Ngoài ra đây cũng là một biểu hiện của sự thiếu trung thành và cực kỳ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

– Thiếu kỹ năng cần thiết: Một điểm yếu của nhiều ứng viên IT chính là khả năng ngoại ngữ. Bởi đây chính là điều kiện cần để phục vụ công việc và là điều kiện đủ để tìm kiếm các cơ hội việc làm cao hơn do xu hướng outsourcing về công nghệ thông tin tại Việt Nam tăng cao. Theo nhiều doanh nghiệp, hiện trên thị trường lao động, những ứng viên tìm việc với các bằng cấp, trường lớp và kinh nghiệm cần thiết rất nhiều. Tuy nhiên, để tìm được một ứng viên lý tưởng với kỹ năng mềm hoàn hảo, đặc biệt cho các vị trí nhân sự cao cấp thì khó như mò kim đáy biển.

Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

Sẽ là một chặng đường dài trước khi doanh nghiệp tìm ra hướng đi hiệu quả nhất khi những kỹ thuật tuyển dụng về tăng mức lương, giảm giờ làm đã không còn hiệu quả nhiều như trước. Mấu chốt chính là các doanh nghiệp cần có những thay đổi để tìm ra phương pháp tuyển dụng tối ưu.

Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam giờ không còn thua kém những tổ chức nước ngoài về mức lương và đãi ngộ, nhưng vẫn chưa thể thu hút nhiều ứng viên và nhân tài do chưa biết cách tiếp thị cho thương hiệu và hình ảnh của chính mình.

Doanh nghiệp cũng nên thoáng hơn khi tuyển dụng

Doanh nghiệp cũng nên thoáng hơn khi tuyển dụng

Một nhân viên có kinh nghiệm và ý thức được khả năng của mình vì thế họ không những tìm kiếm một công việc đơn giản mà họ cần những dự án tuyệt vời với môi trường làm việc độc đáo và cá tính. Hãy để các ứng viên biết rằng doanh nghiệp của bạn chính là nơi họ muốn đến làm việc. Doanh nghiệp cần chú ý đến việc truyền đi những thông điệp về văn hóa công ty, nhân viên trong công ty đến với đông đảo công chúng và đặc biệt là thị trường ứng viên tiềm năng cùng những chiến lược truyền thông marketing hiệu quả.

Cuối cùng, để giải quyết tình trạng thất nghiệp, để người lao động có thể tìm được môi trường làm việc tốt và gắn bó lâu dài còn doanh nghiệp tuyển dụng được nhiều ứng viên được việc đòi hỏi cần sự nỗ lực của cả hai. Nhất là các sinh viên IT mới ra trường và các ứng viên còn thiếu kinh nghiệm. Hãy luôn học hỏi và tích cực tìm kiếm những cơ hội mới với thái độ tích cực.

Khắc phục nghịch lý này như thế nào?

Để khắc phục được tình trạng thừa cử nhân nhưng tuyển dụng IT lại không được, cần phải xử lý gốc rễ từ cả 3 phía, nhà trường, bản thân ứng viên và cả doanh nghiệp.

Phía nhà trường

Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ ra, từ trước đến nay, truyền thống giáo dục Việt Nam là học trước rồi làm sau, là thầy dạy trò nghe, học sách giáo khoa là chính, học thuộc là quan trọng, giảng đường là cơ sở chính của ĐH, học nhiều thực hành ít, học dài hạn là chính. Trong khi đó, cuộc cạnh tranh trong thời đại 4.0 là cuộc cạnh tranh về nhân lực. Nhân lực sẽ là một lợi thế, nếu chúng ta giải quyết bài toán cung cầu nhân lực giữa nhà trường và thị trường, đổi mới đào tạo để đáp ứng sự thay đổi của thời đại. Như vậy, các trường đại học cần nhận ra thực trạng này, từ đó thay đổi phương pháp giảng dạy để sinh viên được học tập đi đôi với thực hành, chất lượng đầu ra sẽ được cải thiện.

Giảng dạy nên đi đôi với thực hành

Giảng dạy nên đi đôi với thực hành

Bản thân ứng viên

Ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, phải nắm vững vai trò của IT, cố gắng đi làm thêm, thực tập vào năm 3. Việc đi làm sẽ dạy bạn được rất nhiều điều: làm dự án thực tế ra sao, quy trình thế nào, làm sao làm việc với khách hàng, đối xử với đồng nghiệp và cấp trên. Về phần chuyên môn, ứng viên sẽ luôn phải tự học hỏi, trau dồi kiến thức ở các kênh khác nhau, tránh tình trạng ì trệ, không chịu tìm hiểu những cái mới. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn, phải biết tự làm mới mình với những kỹ năng mềm như học thêm tiếng anh, cải thiện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm…

Phía doanh nghiệp

Đầu ra của nhà trường là doanh nghiệp nhưng nhà trường chưa bám theo doanh nghiệp để thiết kế sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, để có nhân lực tốt cho mình thì doanh nghiệp cũng chưa hề bắt tay cùng nhà trường, cả 2 đối tượng vẫn rất xa và tách rời nhau. Như vậy, tài sản lớn nhất của doanh nghiệp là nhân lực thì doanh nghiệp phải đầu tư vào vấn đề này, cùng nhà trường nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp khi tuyển nhân sự luôn đòi hỏi kinh nghiệm khiến cho những người mới ra trường tham gia tuyển dụng IT gặp rất nhiều khó khăn. Như vậy, thay vì yêu cầu đó, doanh nghiệp có thể tuyển nhân sự vào và đào tạo thêm một thời gian ngắn, tất nhiên điều kiện gắn bó giữa 2 bên sẽ được thỏa thuận từ trước.

Ở thời đại 4.0 mà tìm việc IT lại gặp rất nhiều khó khăn 8

Doanh nghiệp nên quan tâm hơn đến nguồn nhân lực, bắt tay với nhà trường để tìm ra phương hướng hiệu quả trong việc đào tạo

Xem thêm Tại Đây:

Như vậy, với những số liệu thực tế, đánh giá khách quan phía trên, hi vọng những sinh viên, ứng viên đi tham gia tuyển dụng IT hiểu được thực trạng hiện nay, từ đó nhìn lại bản thân mình xem cần bổ sung những gì để đi xin việc thành công và làm việc có hiệu quả hơn.

>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây

Bài viết liên quan

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

Bạn đang tìm hiểu về React Native và muốn hiểu rõ hơn về công nghệ này? Trong bài viết này,...

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Trong thế giới Công nghệ thông tin hiện nay, khái niệm "web server" (máy chủ web) đóng vai trò quan...

Cơ hội phát triển cho ứng viên Ngành Robot và Trí Tuệ Nhân Tạo

Cơ hội phát triển cho ứng viên Ngành Robot và Trí Tuệ Nhân Tạo

Ngành robot và trí tuệ nhân tạo (AI) đang là hai lĩnh vực thuộc ngành công nghệ thông tin đang...

Bài đọc nhiều

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Nếu như muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến…

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2023

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2023

Thông thường, bản sơ yếu lý lịch đã có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc . Dưới đây là…

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

1. Các lý do nghỉ việc chính đáng Trong một lá đơn xin nghỉ lý do xin nghỉ giữ vai…

Bài mới nhất

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

Bạn đang tìm hiểu về React Native và muốn hiểu rõ hơn về công nghệ này? Trong bài viết này,…

Microsoft Project là gì? Tính Năng Chính của Microsoft Project

Microsoft Project là gì? Tính Năng Chính của Microsoft Project

Microsoft Project là một phần mềm hàng đầu được phát triển bởi Microsoft, được thiết kế để hỗ trợ quản…

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Trong thế giới Công nghệ thông tin hiện nay, khái niệm “web server” (máy chủ web) đóng vai trò quan…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.