Học ngành quản trị mạng đừng lo thất nghiệp, các công ty trải thảm đón

03/07/2019 09:00 AM    |    Tìm việc   >  Hướng nghiệp

Được trả lương cao nhất nhì giới công nghệ thông tin nhưng để thành công trong nghề, các chuyên viên ngành quản trị mạng phải đáp ứng được loạt yêu cầu khắt khe của nhà tuyển dụng quản trị mạng về chuyên môn, kỹ năng và đạo đức.

Sau hơn 80 năm xuất hiện và phát triển, công nghệ thông tin đã đem lại những tiện ích vô cùng to lớn và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của con người. Ngày nay, hầu hết các thiết bị công nghệ đều được gắn kết với nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất thông qua hệ thống mạng máy tính Internet – được vận hành và xử lý sự cố bởi một quản trị viên. Khi đó, vai trò của ngành quản trị mạng và các chuyên gia quản trị mạng ngày càng được xã hội, nhất là người trẻ và thị trường lao động coi trọng. Là nghề của những thủ lĩnh thông tin, cơ hội việc làm rộng mở, thế nhưng, quản trị mạng là gì, quản trị mạng cần học gì và học quản trị mạng ra làm gì vẫn là những vấn đề nan giải đối với nhiều người.

Quản trị mạng là gì?

Thuật ngữ Quản trị mạng

Trước khi tìm hiểu vấn đề quản trị mạng cần học gì, phải nắm rõ một số khái niệm và nhiệm vụ của lĩnh vực này. Thuật ngữ ‘quản trị mạng’ trong tiếng Anh được gọi là ‘Network administrator’, chỉ những người làm công việc thiết kế, chăm sóc hệ thống bảo mật và ngăn chặn những các yếu tố phá hoại, ăn cắp dữ liệu của hệ thống bảo mật. Các chuyên viên này nắm giữ toàn bộ thông tin của hệ thống, có nhiệm vụ đảm bảo an toàn, nâng cao tính bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống sự tấn công từ các hacker.

Nhiệm vụ của quản trị mạng

Trong ngành quản trị mạng, để kiểm soát tốt một hệ thống mạng, chuyên viên phải có khả năng tự thiết lập, cấu hình một mạng máy tính đồng thời điều chỉnh hiệu năng hoạt động, vận hành hệ thống, giải quyết sự cố và nắm được các phương pháp để bảo vệ mạng máy tính đó trước nguy cơ virus, spam, cũng như chuẩn bị sẵn các phương án chống xâm nhập, ăn cắp thông tin, phá hoại mạng máy tính từ các thế lực đối địch. Đồng thời, các chuyên viên quản trị còn phải nắm được kỹ năng triển khai, duy trì hệ thống sao lưu và khôi phục khẩn cấp cho các máy chủ quan trọng, điều chỉnh quyền truy cập của người dùng và đảm bảo an ninh thông tin cho doanh nghiệp.

Các chuyên viên quản trị hệ thống mạng có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành một doanh nghiệp, tổ chức

Các chuyên viên quản trị hệ thống mạng có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành một doanh nghiệp, tổ chức

Tùy thuộc vào quy mô của các công ty, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, nhân viên quản trị mạng sẽ có những công việc khác nhau. Tại các ngân hàng, công ty bảo hiểm, hãng hàng không và các doanh nghiệp thương mại điện tử, phòng quản trị mạng là một trong những bộ phận quan trọng, có số lượng nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm người. Do số lượng máy tính lớn nên phòng quản trị mạng tại những đơn vị này được chia thành nhiều nhóm hoạt động trong các mảng khác nhau: bảo mật, thiết kế mạng hoặc theo dõi, giám sát, vận hành máy chủ. Một doanh nghiệp nhỏ cũng cần có ít nhất một chuyên viên phụ trách hệ thống mạng, hỗ trợ cài đặt, sửa chữa các thiết bị mạng và con số này là gần chục người với những công ty có quy mô vừa.

Thu nhập của lao động làm việc trong ngành quản trị mạng

Được thị trường lao động ưu ái, nhu cầu nhân lực dồi dào, quản trị mạng thuộc nhóm ngành có mức thu nhập khá so với bình quân đầu người, ở vào khoảng từ 5 đến 50 triệu đồng/tháng tùy từng vị trí, năng lực, thâm niên của nhân sự và quy mô của doanh nghiệp. Đặc biệt, những người có khả năng kiêm nhiệm nhiều vấn đề một lúc như đồng thời bảo mật, lo server, quản lý NT/Samba Domain, thiết kế LAN-WAN thì mức lương được trả càng cao, có thể lên tới vài ngàn USD mỗi tháng.

Muốn theo nghề quản trị mạng cần học gì?

Đã và đang thu hút nhiều bạn trẻ theo học nhưng không phải ai cũng thành công ở lĩnh vực quản trị mạng. Để có thể đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp và tồn tại trong ngành quản trị mạng, bạn cần phải có những hiểu biết cơ bản về máy tính và phần cứng máy tính. Từ đó, bạn mới có thể học nâng cao về quản trị hệ thống qua các ứng dụng của Microsoft như MCP, MCSA, MCSE, về Cisco (CCNA, CCNP, CCDA, CCDP…), về Linux như Linux +, LPI, …, về bảo mật có Security+, CSSP, CISSP, CEH, Foundstone, CCIE Security,… Đồng thời, học viên cũng cần trang bị kiến thức về mạng, các hệ điều hành dành cho máy vi tính cá nhân (Windows NT/2k/xp/vista/98/Linux) và máy chủ (Windows server/Linux/Unix).

Để làm nghề thành công, bạn cần phát huy khả năng tự học.

Để làm nghề thành công, bạn cần phát huy khả năng tự học.

Ngoài những môn học bắt buộc, bạn nên chủ động tham gia các diễn đàn, website chuyên sâu về công nghệ thông tin trên mạng, trên Facebook để học hỏi, trau dồi thêm kiến thức từ những người đi trước. Nhiều hacker nổi tiếng chỉ tự mày mò mà không cần qua trường lớp đào tạo nào cả.

Học viên học quản trị mạng ra làm gì?

Học viên có nhiều cơ hội việc làm khi học quản trị mạng

Học viên có nhiều cơ hội việc làm khi học quản trị mạng

Các quản trị viên hệ thống mạng là mắt xích không thể thiếu trong quá trình vận hành của bộ máy quản lý doanh nghiệp nhưng học quản trị mạng ra làm gì luôn là câu hỏi chưa dễ hình dung đối với các bạn trẻ đang có ý định dấn thân vào ngành nghề giàu tính trí tuệ này. Các chuyên viên quản trị mạng với vốn hiểu biết về hạ tầng thông tin, được ví như thủ lĩnh của thế giới công nghệ bởi đây là nghề có khả năng điều khiển mọi hoạt động của hệ thống mạng thông tin. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ đứng trước nhiều lựa chọn nghề nghiệp như trở thành chuyên gia phát triển phần mềm, nhân viên duy trì hợp đồng dịch vụ với tất cả các đối tác của công ty hoặc các nhà quản trị máy tính tại các trường học, bệnh viện, ngân hàng.

Kỹ năng cần có khi làm quản trị hệ thống mạng

Vững chuyên môn

Chuyên viên quản trị mạng bắt buộc phải nắm vững cả kiến thức lẫn kỹ năng thực hành bởi chỉ một sai sót nhỏ của anh ta cũng có thể làm “tê liệt” cả hệ thống quản lý của doanh nghiệp, khiến mọi công việc bị đình trệ và gây thiệt hại về kinh tế.

Khả năng làm việc nhóm

Teamwork với tính hợp tác cao sẽ giúp các quản trị viên đảm bảo được tiến độ và hiệu quả của công việc. Quá trình làm việc nhóm còn là cơ hội để các cá nhân học hỏi, trao đổi kiến thức, tăng vốn hiểu biết của bản thân.

Nhanh nhạy, chủ động, độc lập

Người quản trị mạng cần chủ động nắm bắt và phòng ngừa các nguy cơ tiềm tàng trước khi sự cố xảy ra để đảm bảo quá trình vận hành trơn tru, an toàn của hệ thống mạng doanh nghiệp.

Quản trị viên cần trang bị nhiều kỹ năng cho bản thân.

Quản trị viên cần trang bị nhiều kỹ năng cho bản thân.

Chịu được áp lực công việc

Làm việc trong một môi trường có nhiều đòi hỏi khắt khe về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, khối lượng công việc lớn, áp lực công việc cao, các nhà quản trị mạng phải học được cách vượt qua căng thẳng, duy trì trạng thái lạc quan và tự tạo động lực cho bản thân trước những khó khăn, thách thức của nghề.

chinh-phuc-nganh-quan-tri-mang-khong-kho

chinh-phuc-nganh-quan-tri-mang-khong-kho

Xem thêm Tại Đây:

Trong thời đại của cuộc cách mạng 4.0, nhu cầu số hóa dữ liệu, bảo mật và điều hành mạng khiến ngành quản trị mạng đang trở thành một trong những lĩnh vực hot hơn bao giờ hết. Khi mọi doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị đều cần người quản trị hệ thống mạng thì nỗi lo thất nghiệp của các ứng viên dường như là không có. Tuy nhiên, để trở thành một nhân viên quản trị mạng thành công, bạn cần tỉnh táo xác định rõ thế mạnh, nhược điểm của bản thân, tự trau dồi kỹ năng, chuyên môn vì biết mình biết ta thì trăm trận trăm thắng.

>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây

Bài viết liên quan

System Engineer là gì: Ý Nghĩa, Vai Trò và Cơ Hội Nghề Nghiệp

System Engineer là gì: Ý Nghĩa, Vai Trò và Cơ Hội Nghề Nghiệp

Trong thời đại công nghệ hiện đại, vai trò của system engineer ngày càng trở nên quan trọng trong việc...

Cryptography là gì và nó hoạt động như thế nào?

Cryptography là gì và nó hoạt động như thế nào?

Cryptography là gì? Như Bruce Scheneider đã đề cập tới trong quyển sách Applied Cryptography - "The art and science...

Mẫu đơn xin nghỉ phép năm và những lưu ý khi trình bày

Mẫu đơn xin nghỉ phép năm và những lưu ý khi trình bày

Mẫu đơn xin nghỉ phép năm Thông thường tại các công ty hoặc doanh nghiệp, người lao động sẽ được...

Bài đọc nhiều

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là ngành học hiện đang được các bạn trẻ yêu thích và theo học. thực tế cho thấy đây là ngành nghề  mới đang còn khá…

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

1. Các lý do nghỉ việc chính đáng Trong một lá đơn xin nghỉ lý do xin nghỉ giữ vai…

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2023

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2023

Thông thường, bản sơ yếu lý lịch đã có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc . Dưới đây là…

Bài mới nhất

Lập Trình Web – Cơ Hội Nghề Nghiệp Lớn Cho Người Đam Mê Công Nghệ

Lập Trình Web – Cơ Hội Nghề Nghiệp Lớn Cho Người Đam Mê Công Nghệ

Lập trình web là một trong những ngành nghề phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay, mở ra nhiều cơ…

Lập Trình Nhúng: Cơ Hội Nghề Nghiệp Hấp Dẫn và Cách Chuẩn Bị CV Đẹp Để Ứng Tuyển IT

Lập Trình Nhúng: Cơ Hội Nghề Nghiệp Hấp Dẫn và Cách Chuẩn Bị CV Đẹp…

Lập trình nhúng (Embedded Programming) là một lĩnh vực công nghệ đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong các…

Nhân Viên Kỹ Thuật Máy Tính: Vai Trò Quan Trọng và Bí Quyết Tạo CV Ấn Tượng Trong Tuyển Dụng IT

Nhân Viên Kỹ Thuật Máy Tính: Vai Trò Quan Trọng và Bí Quyết Tạo CV…

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, nhân viên kỹ thuật máy tính đóng vai trò vô cùng quan…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.