Làm sao để chinh phục nhà tuyển dụng nhân viên IT? Đây là giải pháp

13/07/2019 09:01 AM    |    Tìm việc   >  Hướng nghiệp

Cần có giải pháp để chinh phục nhà tuyển dụng nhân viên IT giúp ứng viên tìm việc làm công nghệ thông tin có nhiều cơ hội hơn. 

Khi bạn vẫn đang loay hoay với các bài đăng tuyển dụng nhân viên IT thì ngoài kia rất nhiều người xin được việc làm. Một thực tế phũ phàng rằng không phải thiếu nơi cho bạn “dụng võ” mà là bạn chưa có kỹ năng xin việc, dẫn đến tình trạng trượt phỏng vấn liên tục, thất nghiệp hết ngày này qua tháng khác.

Thực trạng xin việc ngành IT

IT là từ viết tắt của cụm Information Technology (Công nghệ thông tin). IT giải quyết các vấn đề liên quan đến máy tính, đóng góp trực tiếp cho sự phát triển của kinh tế. Nếu không có IT, nền công nghệ thông tin hiện đại toàn cầu sẽ sụp đổ. Đây là ngành đang được nhiều bạn trẻ theo đuổi học tập với hy vọng sau khi ra trường tìm kiếm được việc làm lương cao. Tuy nhiên không phải sinh viên ngành IT nào ra trường cũng ngồi được vào vị trí tốt. Ngoài kiến thức, bạn cần có kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng.

Sinh viên IT cần có nhiều kỹ năng hơn để xin được vị trí công việc tốt

Sinh viên IT cần có nhiều kỹ năng hơn để xin được vị trí công việc tốt – Ảnh: Internet

Bí kíp chinh phục nhà tuyển dụng nhân viên IT

1. “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”

Câu thành ngữ luôn đúng ở mọi trường hợp. Phỏng vấn cũng như một cuộc chiến, bạn biết mình ở đâu, vị thế nào và nắm bắt rõ tâm lý đối thủ thì bạn mới có cơ hội thắng. Vì thế, trước khi nộp CV xin việc, bạn đã phải nghiên cứu rõ ràng về nhà tuyển dụng: lĩnh vực, mục tiêu kinh doanh, thông tin về lãnh đạo, bộ máy hoạt động, cách thức làm việc,…

Một ứng viên biết rõ ràng những thông tin liên quan tích cực về doanh nghiệp sẽ được nhà tuyển dụng hài lòng. Bạn cũng nhờ vào đó mà trả lời trôi chảy. Trong lĩnh vực IT, bạn cần hiểu được công ty cần gì khi tuyển bạn, ví dụ như: khả năng phân tích, tư duy logic, phán đoán chính xác, đam mê công nghệ (sẽ rất tuyệt nếu bạn hiểu rõ về sản phẩm công nghệ hoặc phần mềm do công ty tạo ra).

Tìm hiểu về nhà tuyển dụng trước khi đến phỏng vấn

Tìm hiểu về nhà tuyển dụng trước khi đến phỏng vấn – Ảnh: Internet

2. Nhất định phải tạo sự chú ý

Một trong những điều gây ấn tượng nhất với nhà tuyển dụng IT chính là bằng cấp, chứng chỉ. Bạn có thể đề cập đến điều này trong CV của mình và nhấn mạnh nó trong cuộc phỏng vấn. Đa phần, các công ty sẽ kiểm tra kỹ năng mềm hoặc thực hành khi phỏng vấn ứng viên.

Bên cạnh đó, hãy tạo sự chú ý bằng tác phong giao tiếp, sự tự tin và “chất riêng” của một IT. Hãy nhấn mạnh kiến thức bằng những câu khẳng định bạn đã học được điều này, điều kia trên ghế nhà trường hoặc ở nơi làm cũ. Ứng viên cũng có thể đặt câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng trong vấn đề mà bạn biết để tăng sự tương tác qua lại, gây ấn tượng với người phỏng vấn.

3. Chọn một ngôn ngữ lập trình cho riêng mình

Xác định ngôn ngữ lập trình sẽ thể hiện với nhà tuyển dụng

Xác định ngôn ngữ lập trình sẽ thể hiện với nhà tuyển dụng – Ảnh: Internet

Ngôn ngữ lập trình là điều mà nhà tuyển dụng nhân viên IT rất quan tâm khi phỏng vấn. Ngôn ngữ càng cao cấp thì khả năng phỏng vấn thành công càng lớn. Vậy nhưng mỗi ngôn ngữ lại phù hợp với công việc khác nhau. Tuy nhiên bạn cũng không nên vì điều này mà chọn ngôn ngữ lập trình bản thân không nắm rõ.

Xét về tính năng và cấu trúc dữ liệu, Python là ngôn ngữ lập trình được lựa chọn nhiều nhất khi đi phỏng vấn vì nó vô cùng gọn gàng, rất thuận tiện cho việc viết các thuật toán. Bên cạnh đó, Java và C ++ cũng là những lựa chọn tốt vì hai ngôn ngữ này giải quyết được hầu hết các loại mã code. Việc bạn cần làm là học nhuần nhuyễn nó trước khi đối diện với người tuyển dụng, nếu bạn có sản phẩm cá nhân hay bằng chứng về công việc liên quan đến ngôn ngữ mình đã từng làm thì càng có lợi hơn.

4. Suy nghĩ phóng khoáng như một doanh nhân

Đừng nghĩ bạn chỉ làm thuê mãi ở vị trí đó, hãy liên tưởng mình là chủ để đưa ra được những giải pháp đối mặt với vấn đề một cách nghiêm túc nhất. Hiện nay, các nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên IT làm việc giỏi nhưng vẫn năng động và có nhiều sáng tạo. Mạnh dạn đề xuất ý kiến, trình bày ý tưởng mới cho các vấn đề nhà tuyển dụng đặt ra sẽ giúp bạn ghi điểm 100%, cho dù ý kiến đó có ổn hay không, miễn là bạn đừng sai kiến thức cơ bản.

Câu hỏi lập trình viên thường gặp

1. Bạn có kinh nghiệm gì phù hợp với công việc của chúng tôi?

Câu hỏi thường xuyên bị gặp với bất cứ ngành nào vì họ muốn ứng viên phải liên tưởng. Đừng lo lắng, đây chính là cơ hội khoe tài của bạn rồi. Họ đang tìm một nhân viên để phát triển trang web mới, họ sẽ rất vui khi bạn thành thạo ngôn ngữ Python hoặc Java – những ngôn ngữ phổ biến trong giới lập trình webiste. Bạn nên đi sâu vào phân tích một số ưu điểm của ngôn ngữ mình học nhằm giúp nhà tuyển dụng liên tưởng đến website đẹp lung linh như mơ do chính bạn thiết kế.

Tham khảo trước một số câu hỏi nhà tuyển dụng thường hỏi

Tham khảo trước một số câu hỏi nhà tuyển dụng thường hỏi – Ảnh: Internet

2. Công cụ quản lý mã nguồn nào bạn thường sử dụng?

Nhà tuyển dụng rất quan tâm đến việc bạn biết công cụ quản lý mã nguồn nào, liệu nó có giống với công cụ công ty đang sử dụng hay không? Bạn chắc chắn sẽ trúng tuyển nếu thành thạo các công cụ quản lý mã nguồn. Tuy nhiên, không phải lập trình viên nào cũng đủ trình độ để thành thạo tất cả.

Việc cần làm là bạn phải tìm hiểu trước công cụ quản lý mã nguồn lập trình của công ty, nếu cảm thấy không biết hoặc không phù hợp, tốt nhất bạn nên tránh xin việc ở nơi đó từ đầu để đỡ mất thời gian. Nếu công việc thực sự không mấy liên quan đến công cụ quản lỹ mã nguồn mà vẫn bị hỏi, bạn hãy đánh lạc hướng vấn đề sang công cụ mà bạn thành thạo, am hiểu nhất để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

3. Khả năng tiếng Anh của bạn như thế nào?

Ngoại ngữ là phần thiết yếu đối với các lập trình viên vì tất cả các mã code đều là tiếng Anh. Càng hiểu rõ ngôn ngữ chuyên ngành, thao tác viết code của bạn càng nhanh và thuần thục. Nếu bạn không giỏi tiếng Anh như nhà tuyển dụng mong muốn thì hãy khẳng định bạn có thể hoàn thiện kỹ năng này trong quá trình làm việc.

Phẩm chất nhà tuyển dụng IT mong muốn thấy ở bạn

Người phỏng vấn sẽ cực kỳ thích nếu thấy ứng viên của họ chỉn chu, năng động và tỏ ra hào hứng. Để trở thành nhân viên IT chuyên nghiệp, bạn nhất định cần có những phẩm chất dưới đây:

Người tuyển dụng muốn tìm ứng viên thật năng động

Người tuyển dụng muốn tìm ứng viên thật năng động – Ảnh: Internet

  • Luôn có tính ý thức, kỷ luật cao trong công việc, sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề 24/24.
  • Kỹ năng xử lý vấn đề phát sinh nhanh chóng, nhạy bén. Muốn vậy, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn.
  • Chủ động trong việc giao tiếp với đồng nghiệp, lãnh đạo để trao đổi những vấn đề liên quan trực tiếp đến công việc.
  • Chú ý từng chi tiết nhỏ nhất để đảm bảo không xảy ra lỗi trong quá trình làm việc, tránh sửa chữa nhiều lần.
  • Đam mê công nghệ sẽ giúp bạn luôn cập nhật, phát triển và thay đổi không ngừng. Đảm bảo bản thân không bị lạc hậu và tụt lùi phía sau.

Sai lầm cần tránh khi đi phỏng vấn tuyển dụng IT

Ứng viên IT có thể không cần quá giỏi về chuyên môn nhưng nhất định phải chú ý tác phong khi đi phỏng vấn. Vì IT là công việc cần sự tập trung cao độ nên bạn tuyệt đối tránh những điều gây mất ấn tượng sau:

  • Không nói được mục tiêu vị trí công việc bản thân đang muốn ứng tuyển.
  • Thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp với tác phong mệt mỏi, quần áo, đầu tóc xuề xòa.
  • Lộ rõ sự xuống dốc về tinh thần khi chán nản, nhăn nhó vì thất nghiệp đã lâu.
  • Thụ động khi được hỏi về những yêu cầu, mong muốn khi được nhận vào làm việc.
Tránh những tác phong thiếu chuyên nghiệp khi đi phỏng vấn

Tránh những tác phong thiếu chuyên nghiệp khi đi phỏng vấn – Ảnh: Internet

Xem thêm:

Chốt lại, các nhà tuyển dụng nhân viên IT rất thích tìm những người vừa có chuyên môn vừa có kỹ năng, kinh nghiệm vì đây là ngành khá ngặt nghèo. Tuy nhiên, ít ai có thể đảm bảo được tất cả yếu tố đó. Chính vì vậy các ứng viên phải tự học cách chiều lòng nhà tuyển dụng bằng sự khôn khéo của bản thân thì mới có cơ hội ngồi vào vị trí mình mong muốn.

>> Xem thêm công việc phù hợp tại đây

Hà Định

Bài viết liên quan

Cryptography là gì và nó hoạt động như thế nào?

Cryptography là gì và nó hoạt động như thế nào?

Cryptography là gì? Như Bruce Scheneider đã đề cập tới trong quyển sách Applied Cryptography - "The art and science...

Mẫu đơn xin nghỉ phép năm và những lưu ý khi trình bày

Mẫu đơn xin nghỉ phép năm và những lưu ý khi trình bày

Mẫu đơn xin nghỉ phép năm Thông thường tại các công ty hoặc doanh nghiệp, người lao động sẽ được...

Quy trình viết đơn xin thôi việc trong thời gian thử việc

Quy trình viết đơn xin thôi việc trong thời gian thử việc

Rất nhiều bạn đọc đã đưa ra câu hỏi nghỉ việc trong thời gian thử việc có phải báo trước...

Bài đọc nhiều

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

1. Các lý do nghỉ việc chính đáng Trong một lá đơn xin nghỉ lý do xin nghỉ giữ vai…

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

Trước đây, các 2D Animator đòi hỏi cần khả năng vẽ tốt, khả năng tạo hình ảnh hoàn hảo nối…

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2023

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2023

Thông thường, bản sơ yếu lý lịch đã có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc . Dưới đây là…

Bài mới nhất

CAD là gì? Ứng Dụng Trong Thiết Kế Kỹ Thuật

CAD là gì? Ứng Dụng Trong Thiết Kế Kỹ Thuật

Trong ngành công nghiệp thiết kế và kỹ thuật, CAD là một thuật ngữ phổ biến được sử dụng thường…

Giới Thiệu Về Spring Boot là gì: cách hoạt động và ứng dụng

Giới Thiệu Về Spring Boot là gì: cách hoạt động và ứng dụng

Spring Boot không chỉ là một framework phổ biến trong cộng đồng Java mà còn là một công cụ mạnh…

Telco là gì: Khám phá Ngành Công nghệ và Viễn thông

Telco là gì: Khám phá Ngành Công nghệ và Viễn thông

Telco, viết tắt của từ “telecommunication” trong tiếng Anh, là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất trong…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.