An toàn thông tin là gì? Tại sao ngành này lại được tôn quý hơn vàng?
Băn khoăn chưa biết an toàn thông tin là gì, làm thế nào để tìm việc làm IT thì bài viết dưới đây sẽ có những thông tin mới, chính xác nhất.
- Chuyên ngành khoa học máy tính – đất dụng võ của các bậc thầy toán học
- Việc làm công nghệ thông tin: đa dạng vị trí, cơ hội không thiếu
- Nhật Bản mở cửa đón thực tập IT, cơ hội cho người trẻ có năng lực
An toàn thông tin là gì? Chắc hẳn nhiều người đang rất băn khoăn về ngành này, bởi nó là một phạm trù khá rộng, để đảm bảo các loại thông tin nói chung. Vậy chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành này, đồng thời đưa ra các phân tích, số liệu cụ thể để các sinh viên có thể dựa vào đó để cân nhắc có nên học an toàn thông tin hay không, cũng như việc lựa chọn công việc trong tương lai.
An toàn thông tin là gì?
An toàn thông tin (ATTT) là có một hành động cụ thể nào đó để ngăn chặn một người nào đó truy cập, tiết lộ, phát tán, ghi lại hoặc phá hủy thông tin chưa có sự cho phép. Ngày nay vấn đề an toàn thông tin được xem là vấn để bức thiết, được quan tâm hàng đầu bởi nó liên quan đến hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống.
Có nên học ngành an toàn thông tin?
Những năm gần đây, an toàn, an ninh thông tin ngày càng diễn biến phức tạp, nguy cơ tấn công mạng không ngừng gia tăng và vấn đề bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trở nên hết sức quan trọng, có ý nghĩa “sống còn” đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Điều này dẫn đến nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu, bài bản ngành ATTT ngày càng trở nên cấp thiết.
Bạn có thể nghĩ đơn giản, khi bạn có những bí mật và nó được lưu trong cuốn nhật ký đã được khóa kỹ, nhưng một ngày nào đó cuốn sổ bị mất cắp và những bí mật bạn không muốn ai biết đó được phát trên mạng. Điều này chắc chắn sẽ rất tệ cho bạn, nó cũng tương tự với hiện tượng mất an ninh mạng ngày càng tăng hiện nay. Việc mất cắp, rò rỉ thông tin mang lại những rủi ro lớn cho cá nhân và doanh nghiệp. Vì thế hầu hết tại các doanh nghiệp lớn đều có ít nhất một kỹ thuật viên tốt nghiệp từ ngành An toàn thông tin, nó đảm bảo cho họ an tâm hoạt động và bảo vệ các bí mật của tổ chức.
Theo các chuyên gia, ATTT hiện đang là một ngành rất nóng tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Điều tra thống kê của tổ chức EMSI cho hay, kỹ sư ATTT đang là 1 trong 12 nghề nghiệp có cống hiến xã hội và thu nhập tốt nhất. Hiện nay, các kỹ sư ATTT có thu nhập khá cao so với mặt bằng chung của các Kỹ sư thuộc khối Công nghệ thông tin và các ngành khác. Các chuyên viên mới ra trường thường có mức lương khởi điểm trung bình khoảng 300 usd – 400 usd (tương đương với 6,5 triệu – 10 triệu/ tháng). Đây chỉ là mức lương khởi điểm. Sau một vài năm làm việc, bạn có thể trở thành chuyên gia và có mức lương hàng ngàn usd trong các doanh nghiệp, tập đoàn, ngân hàng …lớn. Những chuyên gia hay kỹ sư an toàn thông tin giỏi tại Việt Nam đang rất ít. Vì vậy, đây là cơ hội và thách thức lớn cho những bạn sinh viên đang theo học an toàn thông tin.
Các trường đào tạo ngành ATTT
Hiện nay sự cần thiết của An toàn thông tin là rất lớn, chính vì thế mà chủ trương của nhà nước đang hỗ trợ hết mức để phát triển lĩnh vực này. Hiện tại cả nước ta có rất nhiều trường đào tạo lĩnh vực ATT, và đây là những cơ sở được đánh giá rất cao:
- Học viện Kỹ thuật Mật mã
- Học viện Kỹ thuật Quân sự
- Học viện An ninh Nhân dân
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Học ngành này cần có kiến thức gì?
Kiến thức bắt buộc:
- Tiếng anh cơ bản (có thể là TOEIC hoặc IELTS)
- Các môn chính trị
- Các môn toán học và lập trình
- Các môn rèn luyện thể chất và môn học khác
Kiến thức chuyên sâu:
- Có kiến thức nền tảng về máy tính (phần cứng, phần mềm) và hệ thống mạng
- Hiểu và nắm bắt về luật an toàn thông tin
- Học và thực hành tốt về An Ninh Mạng
- Vận dụng tốt ngôn ngữ lập trình (như PHP, Java, C#..)
- Hiểu và vận hành quy trình phát triển phần mềm
- Có kỹ năng điều tra tội phạm mạng, tội phạm an toàn thông tin
- Phân tích lỗ hổng, virus, mã độc, phân tích đánh giá hệ thống
- Có chuyên môn về mã hóa thông tin, an toàn cơ sở dữ liệu
- Có kỹ năng xử lý sự cố xâm nhập hệ thống như Dos, mã độc tống tiền, phishing…
- Kiểm thử và đánh giá an ninh thông tin cho hệ thống (server, mạng lan, nội bộ, website…)
Sinh viên học ATTT ra làm gì?
Hiểu được ngành này rồi thì chắc hẳn các bạn cũng phần nào đoán được công việc của mình trong tương lai là gì. Trong thời kỳ cần nhiều nhân lực của ngành nay, chắc chắn trong nhiều năm tới cũng vậy nên sinh hiện đang học ngành này cũng không phải quá lo lắng cho tương lai, đặc biệt là công việc của mình. Ngoài doanh nghiệp, sinh viên nếu giỏi còn có thể phục vụ cho các cơ quan chính phủ nữa.
Cụ thể, các công việc như: bảo mật mạng, bảo mật ứng dụng web, đánh giá an ninh website, bảo mật giao thức VOIP, quản trị hệ thống, an toàn phần mềm… Còn an ninh mạng hay quản trị mạng chỉ là một phần nhỏ trong ngành an toàn thông tin.
Trong thời gian chuẩn bị tốt nghiệp đến lúc ra trường, bạn có thể ứng tuyển vào các công ty hàng đầu trong lĩnh vực an toàn thông tin như Cisco, McAfee, Astaro, Check Point, SecurityBox, MVS,Trend Micro, FoundStone, BlueCoat… Hoặc làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức luôn khát “kỹ sư IT” như ngành ngân hàng, y tế, giáo dục, quốc phòng, an toàn giao thông, tài chính, truyền thông, nội dung số, thương mại điện tử, kinh tế, doanh nghiệp IBM, Oracle…
Nếu bạn có ý định muốn trở thành một kỹ sư an toàn thông tin thì dưới đây là các nhiệm vụ và công việc của bạn:
Công việc điển hình của ngành an toàn thông tin là gì? Đây là câu trả lời
- Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu
- Chuyên viên lập trình website, ứng dụng, phần mềm
- Chuyên gia bảo mật, chuyên gia an ninh mạng
- Chuyên gia tư vấn an toàn thông tin
- Chuyên viên điều tra tội phạm mạng
- Chuyên viên quản trị bảo mật mạng và hệ thống
- Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin
- Chuyên gia phát triển phần mềm nhúng
- Chuyên viên phát triển phần cứng, và thiết bị an toàn thông tin
- Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống
- Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin
- Chuyên viên lập trình và phát triển ứng dụng nhằm đảm bảo an toàn thông tin
Xem thêm Tại Đây:
- Tự học IT vẫn kiếm việc ngon, thuộc 7 bí kíp chinh phục nhà tuyển dụng
- Kinh doanh game nghề siêu lợi nhuận, top 8 chiêu kiếm tiền cực nhanh
- Chọn ngành học IT, phụ huynh chẳng cần băn khoăn tương lai của con
Như vậy, với những câu trả lời cho câu hỏi ngành an toàn thông tin là gì, có nên học an toàn thông tin không phía trên thì chắc hẳn bạn đọc đã được sáng tỏ về lĩnh vực này. Đây là một ngành then chốt, rất quan trọng trong sự sống còn của các tổ chức, doanh nghiệp vậy nên rất được chú trọng và đầu tư. Vậy cũng chẳng ngoa khi nói rằng ngành này được tôn quý hơn vàng, bởi nó giống như một ổ khóa chắc chắn, ngăn chặn những thế lực xấu tấn công và phá hoại.
>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây
Bài viết liên quan