10 chứng chỉ giúp lấy lòng nhà tuyển dụng kỹ sư công nghệ thông tin

03/07/2019 04:39 PM    |    Tìm việc   >  Công nghệ thông tin

Tìm việc làm là một vấn đề hết sức nan giải, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn các chứng chỉ được những nhà tuyển dụng kỹ sư công nghệ thông tin đánh giá cao.

Hiện nay, ngành công nghệ thông tin (CNTT) được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa, đóng vai trò to lớn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, liên quan tới sự sống còn của nhiều doanh nghiệp. Hàng năm, có hàng ngàn kỹ sư CNTT ra trường, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nhà tuyển dụng, một phần bởi chuyên môn chưa đạt. Như vậy, để lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng kỹ sư công nghệ thông tin, ứng viên cần phải làm gì? Ở bài viết này chúng tôi xin giới thiệu 10 chứng chỉ quan trọng của ngành CNTT, nếu muốn được tuyển ngay thì bạn nên học 1 hay vài chứng chỉ phù hợp.

Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin (viết tắt CNTT) hay IT (Information Technology) là kỹ thuật sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để thu thập, xử lý, lưu trữ, chuyển đổi, truyền tải thông tin có thể trong phạm vi toàn cầu.

Ngành công nghệ thông tin được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hiện nay

Ngành công nghệ thông tin được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hiện nay

► Tham khảo thêm: Cách viết hồ sơ xin việc ấn tượng giúp bạn xin việc làm dễ dàng

Kỹ sư công nghệ thông tin làm những gì?

  • Kỹ thuật viên máy tính: Nghiên cứu và thiết kế các bộ phận chức năng của máy tính
  • Kỹ sư thiết kế mạch điện-điện tử, mạch điều khiển trong công nghiệp, vi mạch, chip, thiết kế PCB, lắp ráp linh kiện cho các PCB mẫu.
  • Lập trình viên (Developer): Tạo ra các sản phẩm công nghệ ứng dụng cho việc điều khiển các hệ thống máy móc cơ khí, xử lí các dữ liệu.
  • Quản lý dự án (Project Manager): Quản lý, điều phối các dự án phát triển phần mềm ứng dựng CNTT
Một kỹ sư CNTT có thể ạo ra các sản phẩm công nghệ ứng dụng cho việc điều khiển các hệ thống máy móc cơ khí, xử lí các dữ liệu

Một kỹ sư CNTT có thể ạo ra các sản phẩm công nghệ ứng dụng cho việc điều khiển các hệ thống máy móc cơ khí, xử lí các dữ liệu

  • Kiểm thử phần mềm (Tester): Là những người chuyên thử nghiệm, kiểm tra để tìm ra lỗi của các ứng dụng, phần mềm do các lập trình viên “viết” ra.
  • Kỹ sư cầu nối (BrSE): Kết nối khách hàng với người làm kỹ thuật, người làm kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Database Developer: Thiết kế các chương trình ứng dụng ví dụ giao diện sử dụng, giao dịch giữa khách/chủ trong toàn mạng và các bộ phận cấu thành hệ thống. Cung cấp thông số kĩ thuật cho đội phát triển phần mềm, thiết kế, kiểm tra việc mã hoá.
Có vô số lĩnh vực trong ngành CNTT mà kỹ sư có thể làm, cơ hội rất rộng mở

Có vô số lĩnh vực trong ngành CNTT mà kỹ sư có thể làm, cơ hội rất rộng mở

  • Phân tích dữ liệu: Thu thập và sắp xếp các dữ liệu thích hợp khi xây dựng cơ sở dữ liệu và tiến hành các nghiên cứu liên quan.
  • Quản trị hệ thống: Viết các phần mềm ví dụ như hệ điều hành hay các ngôn ngữ cấp thấp tạo tiền đề cho máy tính triển khai các ứng dụng ở ngôn ngữ cao hơn hay chuyển thông tin đến các thiết bị khác.
  • Kỹ sư phần mềm: Sử dụng ngôn ngữ máy tính để viết các chương trình phục vụ cho công việc
Chuyên viên phân tích dữ liệu có nhiệm vụ thu thập và sắp xếp các dữ liệu thích hợp khi xây dựng cơ sở dữ liệu và tiến hành các nghiên cứu liên quan

Chuyên viên phân tích dữ liệu có nhiệm vụ thu thập và sắp xếp các dữ liệu thích hợp khi xây dựng cơ sở dữ liệu và tiến hành các nghiên cứu liên quan

  • Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật/ người sử dụng cuối cùng: Hỗ trợ cho khách hàng/người sử dụng hiện thời, ghi nhận các vấn đề trục trặc xảy ra, liên hệ với các bộ phận cần thiết để giải quyết vấn đề, lập kế hoạch cải tiến, phát triển sản phẩm mới và khuyến khích khách hàng nâng cấp sản phẩm
  • Thiết kế web/ dịch vụ Internet: Thử nghiệm thiết kế, cài đặt trực tuyến phiên bản cuối cùng và hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng, cập nhật các tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực thiết kế web.
Đừng lo học công nghệ thông tin không xin được việc!

Đừng lo học công nghệ thông tin không xin được việc!

10 chứng chỉ CNTT được nhà tuyển dụng đánh giá cao

Nếu muốn tô điểm thêm cho hồ sơ xin việc của bạn thì đừng ngại bỏ tiền ra học thêm một trong số những chứng chỉ dưới đây, chắc chắn các nhà tuyển dụng kỹ sư công nghệ thông tin sẽ đánh giá bạn rất cao đấy!

  • CISSP: Là tiêu chuẩn vàng cho các chuyên gia CNTT, có vai trò bảo mật về quản lý và kỹ thuật cao, chứng tỏ năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên sâu để thiết kế, quản lý các chương trình bảo mật tổng thể.
  • CEH: Xác định điểm yếu hoặc các lỗ hổng trong mạng để bảo vệ doanh nghiệp.
  • MCITP: Cấp cho những người có khả năng lập trình cơ sở dữ liệu, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị máy chủ và quản trị hệ thống máy chủ mail.
  • MCTS: Chứng nhận chuyên gia công nghệ của Microsoft, giúp hoàn thiện các kỹ năng cài đặt, bảo trì và xử lý một công nghệ nào đó.
  • Security+: Đây là chứng chỉ mà bất kỳ ai tham gia quản lý dữ liệu khách hàng hay các thông tin nhạy cảm khác cần có, đào tạo các kiến thức căn bản về bảo mật.
Chứng chỉ Security+ được nhà tuyển dụng đánh giá cao

Chứng chỉ Security+ được nhà tuyển dụng đánh giá cao

  • A+: Tu bổ thêm kiến thức, kinh nghiệm hỗ trợ các hệ thống, cài đặt, chẩn đoán, bảo trì, xử lý trục trặc mạng hay máy tính.
  • PMP: Đánh giá kiến thức quản lý dự án của ứng viên, gồm kỹ năng và kiến thức lập kế hoạch, thực thi, kế hoạch ngân sách và tổ chức dự án công nghệ.
  • MCSE và MCSA: MCSE giúp thiết kế, thực hiện và quản trị các ứng dụng dựa trên Microsoft 2000 Windows Server và các nền tảng máy chủ Windows khác, còn MCSA giúp quản lý và xử lý các môi trường mạng trên nền tảng hệ điều hành Windows.
  • Linux+: Cung cấp kiến thức cơ bản về vận hành máy chủ và máy khách trên nền tảng hệ điều hành nguồn mở.
  • Network+: Là một trong những chứng chỉ chuyên nghiệp đầu tiên cho những người theo đuổi công việc kỹ thuật viên trợ giúp, quản trị mạng, cài đặt cáp CNTT và nhiều công việc khác nữa.
Hãy bỏ thời gian và tiền bạc để học một chứng chỉ nào đó, nó sẽ rất có ích cho công việc của bạn

Hãy bỏ thời gian và tiền bạc để học một chứng chỉ nào đó, nó sẽ rất có ích cho công việc của bạn

20 câu phỏng vấn thường gặp của nhà tuyển dụng kỹ sư công nghệ thông tin

  • Bạn có review code không? Ai review? Review ra sao?
  • Nói ngắn gọn về OOP/OOD Bạn dùng nguyên tắc thiết kế nào với OOP/OOD?
  • Nói ngắn gọn về UML. Bạn vẽ loại thiết kế nào với UML?
  • Bạn sẽ cần bao nhiêu thời gian để học một ngôn ngữ lập trình mới?
  • Bạn có tự test phần mềm không? Bạn làm testing thế nào?
  • Bạn hay gặp vấn đề về performance và giải quyết ra sao?
  • Bạn có phải là full stack dev không? Bạn làm gì ngoài việc lập trình?
  • Git: Dùng branching không? Dùng lệnh gì? Mô tả mô hình branching.
  • Khi lập trình/làm việc, bạn gặp khó khăn/thử thách gì
Một khi đã có chuyên môn thì những câu hỏi phỏng vấn này quá đơn giản

Một khi đã có chuyên môn thì những câu hỏi phỏng vấn này quá đơn giản

  • Source control system bạn đang dùng. Mô tả về thói quen/flow bạn dùng nó (svn, git…)
  • Bạn phân chia mô-đun trong chương trình – như thế nào? – theo tiêu chí nào?
  • Hãy mô tả cách bạn debug chương trình.
  • Developer testing: Bạn làm test như thế nào?
  • Hãy kể về một vài mâu thuẫn giữa developers và tester mà bạn đã gặp. Bạn xử lý ra sao?
  • Hãy kể về một số design pattern bạn thường gặp và thường sử dụng.
Bên cạnh chuyên môn, kỹ sư công nghệ thông tin cũng cần có các kỹ năng mềm

Bên cạnh chuyên môn, kỹ sư công nghệ thông tin cũng cần có các kỹ năng mềm

  • Hãy mô tả tất cả các công cụ (tool) bạn dùng cho việc phát triển
  • Bạn sử dụng hệ điều hành nào trong công việc? (Mac OS X/Linux hay Windows) (GUI hay CUI)
  • Bạn dùng IDE nào trong công việc? Hay dùng những shortcut nào?
  •  Bạn hiểu và làm Scrum thế nào?
  • Hãy tổng kết Java Core trong 3 câu

Những công ty đang tuyển dụng kỹ sư công nghệ thông tin

  • Công Ty TNHH Thiết Kế Renesas Việt Nam
  • Công Ty CP Tập Đoàn Hà Đô
  • Công ty TNHH Phát triển Công Nghệ và Hạ tầng Kỹ thuật Côn Sơn
  • Tổng Công Ty Viễn Thông Toàn Cầu Gtel
  • Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Và Thương Mại CTS Hà Nội
  • Trung Tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển Mobifone
  • Trung Tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển Mobifone
  • Công ty CP dịch vụ thương mại và du lịch Doanh Sinh
  • Công Ty Cổ Phần Tiến Bộ Quốc Tế
  • Công Ty CP Công Nghệ Mạng Viễn Thông C-Link
Chúc các bạn sớm tìm được công việc ưng ý!

Chúc các bạn sớm tìm được công việc ưng ý!

Xem thêm tại đây:

Thông qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết các công việc của một kỹ sư CNTT, đồng thời cập nhật được những chứng chỉ quan trọng của ngành này mà các nhà tuyển dụng kỹ sư công nghệ thông tin đánh giá cao. Bên cạnh đó chúng tôi cũng cung cấp cho bạn 10 doanh nghiệp đang cần tuyển dụng vị trí này và hi vọng bạn sẽ sớm tìm được một công việc phù hợp.

>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây

Bài viết liên quan

OPC là gì? Ứng Dụng Của OPC Trong Công nghệ thông tin

OPC là gì? Ứng Dụng Của OPC Trong Công nghệ thông tin

Trong lĩnh vực công nghiệp, OPC là một thuật ngữ phổ biến nhưng có thể gây hiểu nhầm đối với...

Hosting Server là gì? 4 Loại Hình Hosting Server Phổ Biến

Hosting Server là gì? 4 Loại Hình Hosting Server Phổ Biến

Hosting server, một thuật ngữ thường được nghe trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển web. Trong...

Unix là gì? Các Đặc Điểm Nổi Bật Của Hệ Điều Hành Unix

Unix là gì? Các Đặc Điểm Nổi Bật Của Hệ Điều Hành Unix

Unix là một trong những hệ điều hành phổ biến và mạnh mẽ nhất được sử dụng trên các máy...

Bài đọc nhiều

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2023

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2023

Thông thường, bản sơ yếu lý lịch đã có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc . Dưới đây là…

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Nếu như muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến…

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

Trước đây, các 2D Animator đòi hỏi cần khả năng vẽ tốt, khả năng tạo hình ảnh hoàn hảo nối…

Bài mới nhất

Virtual Machine là gì: Ý Nghĩa và Ứng Dụng Trong Công Nghệ

Virtual Machine là gì: Ý Nghĩa và Ứng Dụng Trong Công Nghệ

Virtual Machine (VM) là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là trong…

Computer Programmer Là Gì? Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết

Computer Programmer Là Gì? Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết

Bạn đã từng nghe đến “computer programmer” nhưng không biết chính xác nó là gì? Trong bài viết này, chúng…

OPC là gì? Ứng Dụng Của OPC Trong Công nghệ thông tin

OPC là gì? Ứng Dụng Của OPC Trong Công nghệ thông tin

Trong lĩnh vực công nghiệp, OPC là một thuật ngữ phổ biến nhưng có thể gây hiểu nhầm đối với…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.