Những nguyên tắc mấu chốt giúp chuyên viên quản trị Web thành công 100%
Để trang web kinh doanh luôn nằm ở vị trí top đầu, chuyên viên quản trị web cần nắm rõ một số quy tắc quan trọng cơ bản trong quá trình sáng tạo nội dung và chạy SEO. Điều này không những giúp website lớn mạnh mà còn nhằm tránh những rủi ro về sau.
- Làm lập trình viên công nghệ thông tin: mắc phải 5 sai lầm nguy hiểm, bị sa thải lập tức
- Ứng dụng tin học trong đời sống, bạn nên biết, ngăn ‘tụt hậu’
- Chọn ngành học IT, phụ huynh chẳng cần băn khoăn tương lai của con
Website đóng vai trò là một văn phòng hay một cửa hàng trên mạng Internet. Có thể hiểu, website giống như cuốn sách giới thiệu thông tin, hình ảnh, sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp, tổ chức cung cấp. Trang web công nghệ đại diện cho: khách sạn, quán ăn, siêu thị, trường học, tập đoàn, bệnh viện,… hay thậm chí là cá nhân. Ở bất kỳ nơi đâu, bất cứ lúc nào, khách hàng cũng có thể tìm thấy doanh nghiệp và doanh nghiệp đó cũng thể nhanh chóng đón tiếp và giao dịch với các khách hàng chỉ bằng cách sử dụng đường truyền mạng. Người xây dựng và quản lý trang web đó được gọi là chuyên viên quản trị web (webmaster).
Người quản trị website làm gì?
Trong thời đại công nghệ số 4.0, nghề quản trị web rất được ưa chuộng vì mạng lưới các website chính là mảnh đất màu mỡ mang về doanh thu, lợi nhuận lớn. Vậy nên các sinh viên công nghệ thông tin ra trường thường tìm việc IT và quản trị website như một công việc kiếm tiền dễ dàng.
Người điều hành hoạt động website làm các công việc quản lý tất cả các thành phần của web như: sáng tạo nội dung, xử lý thông tin, hình ảnh, thực hiện tối ưu trải nghiệm cho người dùng web,… Website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân, nó liên quan trực tiếp đến việc kinh doanh cũng như quảng bá thương hiệu. Vì thế, việc cần có một nhân viên quản lý web là rất cần thiết.
Chuyên viên quản trị và nhân viên lập trình website có gì khác nhau?
Lấy ví dụ miêu tả trực quan, nhân viên lập trình web (IT) là người tạo ra tờ giấy trắng, còn người quản lý lại sáng tạo, vẽ thêm nội dung lên đó. Như vậy có thể hiểu, nhân viên IT có nhiệm vụ tạo ra trang web dựa trên máy chủ. Họ dùng ngôn ngữ lập trình để bước đầu viết nên website ở dạng “thuần” nhất bao gồm: cấu hình web, giao diện chính, các đề mục,… Tiếp sau đó là công việc của chuyên viên quản trị web, người sẽ mang những nội dung, thông điệp, sản phẩm muốn quảng bá đến người dùng viết lên đó, làm trang web rực rỡ và nhiều thông tin hơn.
Về căn bản thì đây là hai công đoạn nối tiếp nhau trong một quá trình. Tạo nên trang web bán hàng xong mà không có người quản trị thì cũng không làm được gì và ngược lại nếu không có IT thì nhân viên quản lý web cũng “bó tay”. Trong một số trường hợp, tùy vào mức độ lớn nhỏ của dự án, một nhân viên công nghệ thông tin chuyên về mảng website có thể kiêm luôn hai công việc này cùng lúc.
Nguyên tắc lập quản trị trang web công nghệ thành công
Bất kì một nhân viên quản trị web nào cũng muốn website của mình được hoạt động ổn định, tốc độ trang tải nhanh, quá trình chạy SEO mượt mà,… Vì thế, ngoài kiến thức, am hiểu chuyên môn nghề, người quản lý web cũng cần nắm bắt được những kỹ năng khi điều hành hoạt động trang web và làm nó theo trình tự, hệ thống để tránh những rủi ro không đáng có, giúp phát triển trang bán hàng, dịch vụ lớn mạnh. Thông thường, sẽ có 4 nguyên tắc không thể bỏ qua:
Quy tắc 1: Luôn đảm bảo nội dung phải mới mẻ
Cũng giống như cuốn sách, bạn không thể bắt người đọc xem đi xem lại một nội dung, một hình ảnh đến nỗi nhàm chán. Hơn nữa, trang web vốn được coi là cuốn sách không giới hạn chữ viết, vì thế nội dung của bạn càng sáng tạo, mới lạ và đảm bảo tính trung thực trong phạm vi lĩnh vực của bạn thì giữ chân được khách hàng ghé thăm trang web.
Để giúp chuyên viên quản trị web làm việc dễ dàng hơn, Google đưa ra các tiêu chí về quản lý chất lượng nội dung website được đánh giá tốt như: không đánh lừa người dùng bằng hành vi lôi kéo như gắn đường link vi phạm quy tắc nội dung vào bài, tự động chuyển hướng người dùng sang trang mới khi truy cập vào trang của bạn với chủ đích khác, website có cài đặt phần mềm xấu, cài đặt virus để lừa đảo người dùng. Vi phạm nội dung này, bạn lập tức sẽ nhận trừng phạt rất nặng từ Google.
Vì vậy sau khi tiếp nhận từ người lập trình website, hãy ngay lập tức định hướng và xây ngay nội dung cho cho nó và đảm bảo bạn luôn đi theo hướng phát triển thông tin như đã đưa ra từ ban đầu. Nếu có thể, các nội dung càng khác biệt thì càng tốt. Ngoài các mục giới thiệu về công ty, thông tin liên hệ, thông tin dịch vụ và sản phẩm, tất cả bài viết, hình ảnh phải được cập nhật rõ ràng, chân thực nhất để tạo sự tin tưởng cho mỗi khách hàng. Bạn hãy nhớ là không bao giờ để website của mình bị “mốc meo”.
Quy tắc 2: Tối ưu hóa công cụ của trang web công nghệ
Tối ưu hóa tức là bạn phải đảm bảo rằng công cụ tìm kiếm web sẽ dễ dàng nhất có thể vì có nhiều yếu tố khác nhau có thể tác động lớn đến khả năng hiển thị trang web của bạn. Công cuộc tối ưu hóa sẽ giúp website chạy nhanh hơn trên các trình duyệt và giúp tăng thứ hạng trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm… Hay nói theo cách khác, tối ưu hóa chính là quá trình chạy SEO đối tượng cho trang web.
Các kỹ thuật tối ưu hóa bao gồm việc: tối ưu công cụ tìm kiếm (tiêu đề, thẻ mô tả meta, thẻ H1 và thẻ alt); tránh không để nội dung trùng lặp vì google sẽ loại nội dung trùng lặp ra khỏi tìm kiếm, tuyệt đổi không dẫn liên kết hỏng dẫn đến mất chuyển đổi; đảm bảo dữ liệu từ các thẻ phân tích luôn chính xác nhất và tăng hiệu suất dữ liệu phân tích trang web.
Đừng bao giờ để khách hàng phàn nàn về việc website của bạn chạy chậm bởi khách hàng sẽ chẳng đủ sự kiên nhẫn để chờ đợi bạn. Họ sẽ ngay lập tức tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ trên một website khác cùng lĩnh vực.
Quy tắc 3: Thường xuyên nhắc nhở nhân viên lập trình website để kiểm tra lỗi
Nếu bạn không thể làm hoặc không phải nhiệm vụ của bạn, thì cũng hãy nhớ thường xuyên báo nhân viên lập trình kiểm tra lỗi của website và sửa chúng. Website cũng đóng vai trò như một bộ máy vận hành vì thế nó có thể gặp rủi ro hay sự cố bất cứ lúc nào.
Nếu không thường xuyên check lỗi thì bạn sẽ không thể nào biết được website bạn đang gặp trục trặc gì trong khi đa phần lỗi website đến từ chính nội dung của nó. Điều đó càng bất lợi hơn khi khách hàng ghé thăm, họ không thể truy cập hay tìm kiếm thông tin cần thiết trên đó. Hãy đảm bảo website của bạn luôn hoạt động bình thường và không xảy ra bất cứ sự cố gì đáng tiếc.
Quy tắc 4: Quảng bá tích cực website
Quảng cáo là yếu tố không thể thiếu để tiếp cận các khách hàng mà bạn hướng đến bên cạnh việc chăm sóc và xây dựng nội dung website. Vì thế, một trang web sẽ hoạt động hiệu quả khi được thiết kế đẹp mắt và tăng tính trải nghiệm của người dùng với sản phẩm. Hãy giới thiệu cho người dùng biết đến website của bạn qua các kênh trực tuyến như: Facebook, Instargam, Youtobe, Email hoặc qua các diễn đàn, cộng đồng mạng,… Hãy đảm bảo trang web của bạn luôn “túc trực” bên cạnh người dùng Internet. Tất cả sẽ tạo điều kiện mang đến cho bạn nhiều hơn nữa những khách hàng tiềm năng.
Xây dựng trang web công nghệ vững mạnh có ích lợi gì?
Người mua luôn muốn nhìn thấy sản phẩm và trải nghiệm sản phẩm trước khi mua. Đối với việc mua hàng hoặc mua dịch vụ qua mạng, mọi thứ càng trở nên ảo và dễ đánh mất sự tin tưởng. Vì lý do đó, xây dựng nó vững mạnh, luôn đứng top đầu tìm kiếm, nội dung thể hiện và các sản phẩm của bạn trong cửa hàng với hình ảnh bắt mắt sẽ đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tuyệt vời.
Xem thêm Tại Đây:
- Nhật Bản mở cửa đón thực tập IT, cơ hội cho người trẻ có năng lực
- Tìm việc làm Công nghệ thông tin, sinh viên phải nắm chắc 5 điều chính
- Ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu: Xu thế của giới công nghệ
Nếu còn băn khoăn trong quá trình điều hành website, 4 quy tắc “bất biến” được trình bày bên trên sẽ giúp chuyên viên quản trị web làm việc hiệu quả hơn, trực tiếp thúc đẩy tiếp cận khách và đạt được thành công trong công việc kinh doanh.
>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây
Bài viết liên quan