Vừa ra trường “ông lớn công nghệ” đã chào đón, tìm việc làm IT không khó
Nhiều doanh nghiệp về công nghệ đặt yêu cầu kinh nghiệm lên đầu khi tuyển dụng khiến không ít người tìm việc làm IT bối rối, nhất là đối với những sinh viên vừa chân ướt chân ráo ra trường.
- Lập trình Game online – có tương lai hay không?
- An toàn thông tin là gì? Tại sao ngành này lại được tôn quý hơn vàng?
- 3 con đường để sang Nhật làm kỹ sư tin học, nắm rõ đỡ mất tiền oan
Còn nhớ cách đây 2 năm, nhiều phương tiện truyền thông từng đưa tin khen ngợi tấm gương chàng sinh viên IT mồ côi vượt khó Phạm Như Ngọc Tuấn. Với đam mê thiết kế website, Ngọc Tuấn đã cho ra đời công cụ tính điểm tích lũy học tập chiếm hàng chục nghìn lượt truy cập sử dụng. Bên cạnh đó, chàng sinh viên gốc Huế này còn là chủ của website về giáo dục, diễn đàn đứng trong top hạng nhất số lượng người tham gia. Điều đặc biệt, Ngọc Tuấn bắt đầu sự nghiệp lập trình khi còn học THPT. Dù chưa tốt nghiệp ĐH, Ngọc Tuấn đã chủ động tìm việc làm IT và được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng ý hợp tác.
Từ câu chuyện này có thể nhận thấy, sau khi nhận tấm bằng tốt nghiệp ra trường ngành IT, bạn không thể xin việc hoặc không công ty nào chấp nhận hồ sơ của bạn thì lý do phần nhiều là từ bạn. Đừng đổ lỗi cho doanh nghiệp không tạo cơ hội, vì cơ hội bạn nhận được chính là những ngày tháng thực tập khi còn là sinh viên. Nhận được tấm bằng kỹ sư công nghệ thông tin, tức là bạn phải có vốn kiến thức thực hành nhất định và sẵn sàng tìm được vị trí riêng cho mình, kể cả bạn được trả thù lao thấp nhất.
Sở dĩ khẳng định điều này vì nhiều cử nhân mới ra trường thường than thở họ không tìm được việc làm. Ngành IT là ngành luôn học đi đôi với thực hành. Những lập trình viên còn trẻ tuổi ít nhiều có thể tham gia các dự án hoặc phát triển website, ứng dụng công nghệ riêng cho mình ngay từ khi còn học tập. Nhiều bạn vừa ra trường đã được “đầu quân” ngay vào những doanh nghiệp đi đầu về công nghệ, hỏi ra mới biết những sinh viên này đã có tới ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong ngành. Vậy bí quyết ở đây là gì?
Xây dựng trang website cá nhân
Bạn có sẵn trong tay kiến thức, gọi nôm na là “của nhà trồng được”, tại sao không lợi dụng nó để tạo nên thương hiệu riêng cho bạn. Một website cá nhân với những nội dung, thông tin xoay quanh bạn và những kiến thức bạn chia sẻ trên đó sẽ giúp tên tuổi của bạn được lan truyền. Phát triển thương hiệu cá nhân là con đường nhanh chóng giúp bạn kết nối với nhà tuyển dụng. Hoặc giả sử sau khi ra trường, một website vững mạnh sẽ là điểm nhấn tuyệt vời trên CV của bạn.
Đối với lập trình viên, website là cơ sở đánh giá năng lực, sự sáng tạo và tư duy. Trong thời đại 4.0 này, tạo trang web cá nhân đối với lập trình viên trẻ không phải là điều khó khăn. Một ngày đẹp trời nhà tuyển dụng ghé thăm trang của bạn và “Woa, bạn có thể về làm cho chúng tôi được không?”, chẳng phải bạn không cần tìm việc làm IT mà nó tự đến với bạn hay sao?
Chủ động tìm việc làm tự do
Trở thành một Freelancer (làm việc tự do) sẽ đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm và những kỹ năng mới. Các sinh viên IT có thể bắt đầu từ những công việc đơn giản như viết code dạo hay cài win thuê cho sinh viên ngành khác. Nếu năng động hơn nữa thì bạn hãy nhận hợp tác dự án với vai trò cộng tác viên như: lập trình máy tính, thiết kế và phát triển website, thiết kế đồ họa,…
Nếu có tài năng và tư duy sáng tạo hơn, các lập trình viên tương lai hãy làm quen với những ngôn ngữ lập trình cao cấp, tạo sản phẩm phần mềm ứng dụng về game, tiện ích đời sống,… và rao bán, chào mời hoặc xin đầu tư, hợp tác với những đơn vị chuyên cung ứng giải pháp và phát triển phần mềm công nghệ. Nếu làm được điều này, chắc chắn bạn khỏi cần lo tìm chỗ đứng cho mình sau khi học xong.
Trở thành thực tập sinh
Bạn còn nhớ 5 chàng fresher (thực tập sinh) của ĐH Quốc gia TP.HCM từng dắt tay nhau đến thực tập tại Google, trong đó có một thành viên là Nguyễn Hải Khánh được “gã khổng lồ” công nghệ mời vào làm việc năm 2017 với mức lương 6 con số (USD) khiến nhiều người nể phục. Họ chính là ví dụ tiêu biểu cho việc các sinh viên nên tìm kiếm cơ hội ngay khi mới bắt đầu tiếp cận ngành IT, và cách tốt nhất đó chính là trở thành thực tập sinh.
Bạn chưa có kinh nghiệm vẫn có thể hoàn toàn xin vào các tập đoàn lớn của ngành công nghệ như FPT Software, Microsoft, IMB,… Mục đích của họ chính là tìm nhân tố trẻ có tiềm năng trong ngành IT, họ sẽ đào tạo và trả lương cho bạn ở mức dễ chịu nhất. Điều quan trọng là bạn nhận được rất nhiều kinh nghiệm, chuẩn bị cho bước tiến sau khi học xong.
Mở rộng quan hệ và săn thành tích
Bạn đừng bỏ qua những sự kiện lớn trong ngành lập trình vì tại đây bạn có thể học được nhiều thứ, biết đâu sẽ tìm thấy cơ hội cho riêng mình. Một số các cuộc thi dành cho dân công nghệ như S.M.A.C Challenge hay Microsoft Imagine cup rất được giới trẻ quan tâm. Tại đây cũng xuất hiện nhiều nhân vật tầm cỡ trong giới công nghệ.
Hãy đến dự các buổi tọa đàm để học hỏi kinh nghiệm và xây dựng các mối quan hệ. Có thể bắt đầu từ các giảng viên, giáo sư đến các chuyên gia,… họ sẽ là người truyền cho bạn ngọn lửa đam mê và rất nhiều thông tin hữu dụng. Gặp gỡ và trao đổi giúp cho họ thấy được khả năng, niềm đam mê của bạn và biết đâu chính họ là người sẽ cho bạn lời khuyên bổ ích để đảm bảo bạn tìm được công việc đúng sở trường trong tương lai. Hãy nhớ, sự đam mê giúp bạn dễ dàng tìm việc làm IT nhanh nhất.
Tự khởi nghiệp
Bạn mong muốn ngày nào đó sản phẩm công nghệ của mình được ra mắt thị trường và trở thành nhà sáng tạo hàng đầu. Vậy thì chần chừ gì mà không bắt đầu startup ngay. Với kiến thức về ngôn ngữ lập trình và công cụ phát triển web, thêm vào sáng tạo cá nhân là bạn có thể cho ra đời ứng dụng công nghệ số. Có thể sản phẩm đó hoàn hảo hoặc chưa hoàn hảo, nhưng bạn đã làm việc khiến bản thân mình cảm thấy cần cố gắng hơn nữa và biết đâu bạn sẽ kiếm được tiền từ nó.
Hiện nay thị trường Việt Nam rất ưa chuộng các loại game online nên bạn có thể dễ dàng bạn nó với danh nghĩa nhà cung cấp các dịch vụ công nghệ số. Hãy sáng tạo hết sức mình vì chỉ như vậy bạn mới biết khả năng của mình đến đâu. Nếu bạn thất bại cũng đừng hoang mang, bạn có thể làm lại từ đầu. Lúc này, có khá nhiều nơi muốn nhận bạn vào làm để cùng họ phát triển.
Tạo hồ sơ năng lực cho bản thân
Ngoài CV, bạn có thể gửi kèm porfolio (hồ sơ năng lực) đến nhà tuyển dụng để họ hình dung tốt nhất về khả năng hiện tại của bạn khi tìm việc làm IT. Đối với những sinh viên ngành IT thì điều này còn khó khăn vì ít kinh nghiệm. Vậy thì sẽ bắt đầu bổ sung vào hồ sơ năng lực của bạn bằng phương thức chủ động tìm kiếm cơ hội. Dù ít hay nhiều, bạn cũng có thể lấp bớt những khoảng trống trong mục kinh nghiệm của mình bằng những công việc như viết code, thiết kế web, fixbugs,…
Những công việc khi bạn làm Freelancer hay Fresher cũng có thể đưa vào hồ sơ năng lực bản thân. Bên cạnh đó, hãy quan tâm đến những bài thực nghiệm cùng giáo sư và người hướng dẫn để có nhiều kỹ năng hơn, bổ sung chất xám vào porfolio của bạn.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 chứng chỉ giúp lấy lòng nhà tuyển dụng kỹ sư công nghệ thông tin
- Top xu hướng công nghệ tương lai sẽ thay đổi thế giới công nghệ số
- Thiết kế website, việc làm công nghệ thông tin chẳng cần bỏ vốn mà thu về ngàn đô dễ ợt
Tìm việc làm IT thực sự không khó, may mắn chỉ không đến với những người không biết tận dụng cơ hội và ra thoát khỏi vùng an toàn của mình mà thôi. Những CEO công nghệ hàng đầu thế giới như Jack Ma – CEO Alibaba hay Dan Schulman – CEO PayPal, Mark Zurkerberg – CEO Facebook,… đều là những người tài năng và đi lên từ việc khởi nghiệp với hai bàn tay trắng. Thậm chí trong số đó, Jack Ma phải thi 4 lần mới đỗ đại học. Việc đam mê với công nghệ và có máu thử thách bản thân đã dẫn họ đi đến thành công như ngày hôm nay. Họ làm được, tại sao bạn lại không?
>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây
Hà Định
Bài viết liên quan