Tìm việc diễn viên không khó, lại dễ nổi tiếng, vào showbiz như chơi!

08/06/2019 08:51 AM    |    Tìm việc   >  Hướng nghiệp

Tìm việc diễn viên” chính là 1 trong những từ khóa được nhiều bạn trẻ truy lùng nhất hiện nay trên thị trường việc làm. Sức hấp dẫn của nghiệp diễn xuất khiến họ không thể chối từ và tìm mọi cơ hội để nắm bắt. Vừa được phát triển năng khiếu, vừa gây dựng được sự nghiệp, diễn viên là cái đích mà giới 9X, 10X đang “nhắm” tới.

Thực trạng nghề diễn viên thời nay

Tìm việc diễn viên vừa dễ vừa khó vì cơ hội rất nhiều nhưng liệu năng lực bạn có đủ để nắm bắt và phát triển? (1)

Vô số bạn trẻ đang muốn dấn thân vào môn nghệ thuật thứ 7.

Diễn viên là người biểu diễn, trình bày một vai diễn nhất định trong các bộ phim, video, clip hoặc tại nhà hát, sân khấu kịch, đài phát thanh – truyền hình… Diễn viên thể hiện vai diễn của mình bằng cách sử dụng giọng nói, cử động, cảm xúc, nét mặt, ngoại hình theo kịch bản đã được viết sẵn, dưới sự dẫn dắt, chỉ đạo của đạo diễn và ekip. Họ biến những nhân vật tưởng tượng trong kịch bản thành con người thật, đầy sống động trong tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền thanh…

Hiện nay, diễn viên là 1 trong những nghề cực hot, được nhiều bạn trẻ mơ ước vì vừa có cơ hội nổi tiếng, vừa kiếm được nhiều tiền. Tiền kiếm được không chỉ dừng lại ở cát-xê 1 bộ phim, 1 dự án mà từ cả giá trị hình ảnh của bạn trong quảng cáo, sự kiện, bài đăng trên MXH…

Xưa kia, nhiều ý kiến cho rằng con đường trở thành diễn viên không lót thảm cho bất cứ ai, tìm việc diễn viên rất khó. Người đi chỉ có thể đến nơi bằng chính năng lực và sự đam mê của mình. Thế nhưng thời nay, khi mạng xã hội lên ngôi, nhu cầu xem phim ảnh, clip giải trí của khán giả cũng gia tăng đột biến. Chính vì vậy, con đường tìm việc diễn viên hay xa hơn là trở thành diễn viên chuyên nghiệp không hề khó, nhất là qua các công ty hàng đầu tuyển dụng diễn viên. Thậm chí, nếu bén duyên, bạn hoàn toàn có thể “một bước thành sao” chỉ sau 1 đêm.

Phẩm chất của nghề diễn viên

Tìm việc diễn viên vừa dễ vừa khó vì cơ hội rất nhiều nhưng liệu năng lực bạn có đủ để nắm bắt và phát triển? (2)

Một bạn trẻ muốn theo nghiệp diễn thì cần sự đam mê, quyết tâm cao và lao động cật lực.

Công việc chính của một diễn viên trước tiên là tham gia thử vai trong tác phẩm, nghiên cứu kịch bản để hiểu vai diễn, học thuộc lời thoại, cử chỉ, động tác dưới sự hướng dẫn của đạo diễn; hóa trang phù hợp và thể hiện vai diễn trong tác phẩm điện ảnh. Diễn viên cũng thường xuyên phải rèn luyện cơ thể, giọng nói, tập biểu hiện cảm xúc để biểu diễn tốt hơn. Đôi khi, do yêu cầu của vai diễn, họ có thể phải tập vũ đạo, tập võ…

Khác với những nghề nghiệp công sở, công việc của diễn viên không mang tính chất ổn định và lặp lại, cũng không có giờ làm cố định. Nghề diễn viên có khi công việc dồn dập, khi lại “ngồi chơi xơi nước”. Rất nhiều khi họ phải làm việc ngoài trời dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Những phẩm chất cần thiết cho người diễn viên là ý chí quyết tâm, khả năng tưởng tượng và biểu hiện xúc cảm tốt, chủ động, sáng tạo, ứng biến linh hoạt, có khát vọng thể hiện bản thân, có trí nhớ tốt, khả năng làm việc dưới áp lực lớn, công việc vất vả. Sự chăm chỉ, tận tụy cũng là một yếu tố không thể thiếu để thành công trong nghề này.

Một bạn trẻ đang theo học ĐH Sân khấu Điện ảnh thú nhận rằng, thi vào trường vì thích diễn một cách rất bản năng, thích được nổi tiếng, thấy mình đẹp hơn nhờ ánh hào quang sân khấu.  Vì chọn nghề cảm tính như vậy nên khi vào trường, giữa nhận thức trắng băng về nghề diễn viên với thực tế đòi hỏi khắt khe của lớp học, mỗi người đều thấy vô cùng choáng váng và không phải ai cũng trụ lại học cho hết được 4 năm.

Theo bạn trẻ này, với suy nghĩ đơn giản và không đủ kiên nhẫn, đã có những người đã bỏ cuộc giữa chừng. Một lớp kịch trong trường ban đầu có 22 người, nhưng đến năm thứ 4 chỉ còn 17 người, 5 người đã không thể kiên trì theo nghiệp diễn.

Mỗi diễn viên trẻ đứng trước thử thách của cánh cổng vào nghề đều biết rằng, học 4 năm trong trường để có một nền tảng cơ bản cho nghề, nhưng để thành công thì quá trình phấn đấu ấy mới chỉ bắt đầu. Quy luật đào thải của nghề diễn viên – nghề luôn luôn sáng tạo không ngừng sẽ còn tiếp tục làm nản lòng những ai không đủ niềm say mê, không ngừng học hỏi và thái độ làm nghề một cách chuyên nghiệp.

Người diễn viên cũng cần có tính cách sáng tạo. Điều cốt lõi nhất khi nói về công việc của họ là diễn giải từ ngữ của người khác để thổi hồn vào một kịch bản trên giấy, đem lại cho nhân vật một hình hài bằng xương bằng thịt cụ thể và có tình cảm con người.

Để có thể diễn tả nhiều nhân vật khác nhau trong một thời gian ngắn, các diễn viên phải có khả năng thích ứng cao. Khi tuyển chọn, một diễn viên nổi tiếng sẽ là nhân vật chính để quảng bá cho một sản phẩm truyền hình vì anh ấy/cô ấy gánh vác nhiều trách nhiệm cho thành công hay thất bại của chương trình.

Có thể nói, bộ mặt của người diễn viên trên phim chính là bộ mặt của sản phẩm trước công chúng, đại diện cho công sức và nỗ lực của nhiều người khác.

Công việc của một diễn viên

Tìm việc diễn viên vừa dễ vừa khó vì cơ hội rất nhiều nhưng liệu năng lực bạn có đủ để nắm bắt và phát triển? (3)

Khi phải làm việc, nghề diễn viên cũng cực khổ, hà khắc, căng thẳng không kém các nghề khác.

Diễn viên là một nghề trong các ngành công nghiệp kịch nói, sản xuất phim, phát thanh và truyền hình. Trong cơ cấu tổ chức, thông thường họ thuộc về phòng biểu diễn.

Với một số vai, các diễn viên phải đào sâu nghiên cứu, còn các vai khác thì nhân vật của họ theo khuôn mẫu và được phát triển trong các buổi tập luyện. Họ sẽ làm việc với đạo diễn để sáng tạo ra các nhân vật tự nhiên và khiến khán giả tin tưởng dựa trên ngôn từ của nhà biên kịch.

Khi tham gia các sản phẩm truyền hình, diễn viên phải thuộc thoại nhanh chóng và giữ được sự chú ý vì thỉnh thoảng họ phải đóng lại một cảnh nhiều lần. Họ cũng cần phải biết lời thoại của các diễn viên đóng chung để có thể ứng đối hợp lý. Một diễn viên cần có những khả năng trong công việc như:

  • Đóng góp ý kiến để cải thiện năng lực diễn của chính mình một cách hợp tác và sáng tạo, đồng thời có thể nhận chỉ đạo từ nhóm đạo diễn.
  • Nhớ các bối cảnh và cử động của mình một cách chính xác ở bất cứ thời điểm nào trong suốt buổi diễn để hỗ trợ bạn diễn liên tục.
  • Chạm vào những chỗ đánh dấu của họ trên đạo cụ mà không cần cúi xuống để xác định vị trí của chúng.

Cách để trở thành diễn viên khi không có kinh nghiệm

Tìm việc diễn viên vừa dễ vừa khó vì cơ hội rất nhiều nhưng liệu năng lực bạn có đủ để nắm bắt và phát triển? (4)

Con đường vào nghề diễn có thể là qua trường ĐH, một buổi casting cho một bộ phim mới hay thậm chí là một dự án nơi bạn sống.

Thực tế mà nói, 1 diễn viên được đào tạo từ trường lớp bao giờ cũng tốt hơn và có lợi thế hơn vì họ được trang bị rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên, vẫn có không ít diễn viên tay ngang đi lên mà không qua quá trình đào tạo chuyên nghiệp, bài bản.

Như vậy, nếu không có bằng cấp, liệu có cách để trở thành diễn viên khi không có kinh nghiệm? Hãy tham khảo một số bí kíp dưới đây:

  • Làm diễn viên quần chúng: Bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ những người trong ngành và có thêm kinh nghiệm điền vào bản lý lịch. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên mạng, đặc biệt là Facebook hoặc liên hệ với các công ty chuyên tuyển diễn viên quần chúng.
  • Tiếp thị bản thân: Mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng giờ đây chính là 1 mảnh đất màu mỡ để tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực truyền thông, giải trí. Hãy tạo profile thật hấp dẫn, bắt mắt. Biết đâu, một số đạo diễn sẽ ngó qua trang cá nhân/hồ sơ trực tuyến của bạn và đặt vấn đề hợp tác chung thì sao? Hồ sơ giấy bây giờ đã không còn được ưa chuộng nữa rồi.
  • Kết bạn với các diễn viên khác: Kết bạn với một vài diễn viên cả ngoài đời lẫn trên mạng để tìm kiếm cơ hội cho bản thân đồng thời học hỏi từ họ. Biết đâu, họ có thể chỉ đường dẫn lối cho, cho bạn biết nên tham gia các buổi diễn thử nào đó.
  • Tìm đến các buổi diễn thử: Ví dụ, nếu một công ty ở thành phố nơi bạn sống cần đoạn phim quảng cáo, bạn hãy tình nguyện đóng. Đến trường đại học để xin đóng thử các vở kịch hay tham gia các bộ phim của sinh viên. Tham gia những dự án không thù lao này sẽ làm bản lý lịch của bạn phong phú hơn và giúp bạn quen với việc diễn thử và biểu diễn. Không có cách nào để học diễn tốt hơn là thật sự diễn.
  • Làm tình nguyện viên tại các sân khấu kịch: Bạn sẽ có cơ hội quan sát các diễn viên tập dượt, giúp bản thân làm quen với thế giới diễn xuất và mở đường cho bạn tiếp cận ngành công nghiệp này.
  • Chuyển đến sống tại một thành phố lớn: Là bước đi thông minh để bạn được đào tạo bài bản và nắm bắt nhiều cơ hội hơn. Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ, diễn viên nghiệp dư tìm tới Tp.HCM để phát triển tương lai, gọi tắt là “Nam tiến”.

Công ty hàng đầu tuyển dụng diễn viên

Tìm việc diễn viên vừa dễ vừa khó vì cơ hội rất nhiều nhưng liệu năng lực bạn có đủ để nắm bắt và phát triển? (5)

Rất nhiều các Công ty truyền thông, giải trí mở rộng cửa chào đón gương mặt mới.

Top những công ty giải trí, truyền thông, truyền hình có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên, chắc chắn là cách để trở thành diễn viên khi không có kinh nghiệm dễ nhất cho các bạn trẻ:

  • Yeah1: Công ty cổ phần tập đoàn Yeah1 (YEG) là 1 trong những mạng truyền thông lớn nhất Đông Nam Á hoạt động cả kênh truyền thông và kỹ thuật số. Không chỉ hoạt động ở Việt Nam mà Yeah1 hiện đang hoạt động ở Thái Lan, Singapore, Pháp và Đài Loan ở mảng truyền thông kỹ thuật số và kinh doanh quảng cáo trực tuyến.
  • Công ty Sen Vàng: hay là công ty Cổ Phần Quảng Cáo Thương Mại Sen Vàng là công ty chuyên cung cấp dịch vụ truyền thông trọn gói trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, sự kiện. Từng là đối chiến lược phối hợp sản xuất các sự kiện lớn: Liên hoan phim Việt Nam 2015, hoa hậu Việt Nam 2014 & 2016, Giải trí 24h…
  • Tứ Vân Media: Công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực sáng tạo – sản xuất phim quảng cáo, phim tài liệu giới thiệu doanh nghiệp, phim truyện, phim hài, thực hiện các chiến dịch truyền thông, tổ chức sự kiện truyền thông… cả nước trong nước và quốc tế.
  • Công Ty TNHH Giải Trí Vietcom (Vietcomfilm): Công ty chuyên sản xuất các chương trình truyền hình, Game shows truyền hình,  Sản xuất Phim Điện Ảnh, phim truyền hình, phim quảng cáo, giới thiệu doanh nghiệp,…
  • Điền Quân: Công ty TNHH Truyền thông và Giải trí Điền Quân là đơn vị chuyên hợp tác với các đài truyền hình sản xuất các chương trình được đánh giá là một trong những công ty truyền thông giải trí hàng đầu Việt Nam. Điền Quân có rất nhiều dự án phim ảnh, chương trình giải trí phù hợp với lứa tuổi học sinh sinh viên do đó họ luôn không ngừng tìm kiếm các gương mặt trẻ để đồng hành.
  • Cát Tiên Sa: Tập đoàn truyền thông hàng đầu Việt Nam đã từng sản xuất các chương trình nổi tiếng như: The Voice, The Voice Kids, The Remix, Bước nhảy hoàn vũ,…
  • Đông Tây Promotion: Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chương trình truyền hình, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế, show âm nhạc, tổ chức sự kiện,… với kỹ thuật sản xuất nội dung sáng tạo.
  • MCV Entertainment: Công ty Cổ phần Phát triển Truyền thông Quảng cáo MAC Việt Nam (MCV Corporation) hiện có tuyển sinh các chương trình như: Bạn muốn hẹn hò, Kết nối trái tim, Gia đình tài tử, Con đã lớn khôn,… và ở một số vị trí như biên tập, trợ lý sản xuất,…
  • Wepro Entertainment, 6th Sense Entertainment: Công ty Giải trí hoạt động trong lĩnh vực đào tạo ca sỹ, quản lý người nổi tiếng, sản xuất phim ngắn và thu âm chuyên nghiệp phục vụ giải trí và quảng cáo cho nhiều nhãn hàng lớn.
  • Hồng Ân Entertainment: Đối tác sản xuất phát hành âm nhạc cho nhiều nghệ sĩ và cũng là đơn vị cung ứng bản quyền cho thị trường âm nhạc trong và ngoài nước như: Yeah1TV, YanTV, Zing mp3, Nhaccuatui, Nhac.vui.vn,.. Và thường Hồng Ân sẽ tuyển một số ứng viên báo chí, điện ảnh, có am hiểu về âm nhạc,…

Rèn luyện qua trường lớp hay đi lên từ tay ngang, tự thân vận động hay thông qua công ty hàng đầu tuyển dụng diễn viên, tất cả phụ thuộc vào các bạn trẻ. Hướng đi nào cũng có thể giúp tìm việc diễn viên dễ dàng nhưng để thành công đường dài, họ cần phải tích cực tập luyện, trau dồi, học hỏi từ đồng nghiệp và đặc biệt là các tiền bối, nghệ sĩ đã có tên tuổi.

>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây

Alex

Bài viết liên quan

System Engineer là gì: Ý Nghĩa, Vai Trò và Cơ Hội Nghề Nghiệp

System Engineer là gì: Ý Nghĩa, Vai Trò và Cơ Hội Nghề Nghiệp

Trong thời đại công nghệ hiện đại, vai trò của system engineer ngày càng trở nên quan trọng trong việc...

Cryptography là gì và nó hoạt động như thế nào?

Cryptography là gì và nó hoạt động như thế nào?

Cryptography là gì? Như Bruce Scheneider đã đề cập tới trong quyển sách Applied Cryptography - "The art and science...

Mẫu đơn xin nghỉ phép năm và những lưu ý khi trình bày

Mẫu đơn xin nghỉ phép năm và những lưu ý khi trình bày

Mẫu đơn xin nghỉ phép năm Thông thường tại các công ty hoặc doanh nghiệp, người lao động sẽ được...

Bài đọc nhiều

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là ngành học hiện đang được các bạn trẻ yêu thích và theo học. thực tế cho thấy đây là ngành nghề  mới đang còn khá…

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Nếu như muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến…

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

1. Các lý do nghỉ việc chính đáng Trong một lá đơn xin nghỉ lý do xin nghỉ giữ vai…

Bài mới nhất

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

Bạn đang tìm hiểu về React Native và muốn hiểu rõ hơn về công nghệ này? Trong bài viết này,…

Microsoft Project là gì? Tính Năng Chính của Microsoft Project

Microsoft Project là gì? Tính Năng Chính của Microsoft Project

Microsoft Project là một phần mềm hàng đầu được phát triển bởi Microsoft, được thiết kế để hỗ trợ quản…

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Trong thế giới Công nghệ thông tin hiện nay, khái niệm “web server” (máy chủ web) đóng vai trò quan…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.