Phỏng vấn việc làm công nghệ thông tin: 6 sai lầm trầm trọng dính phải bị đánh trượt ngay
Hồ sơ xin việc, chuẩn bị kiến thức chuyên môn thật tốt cho buổi phỏng vấn là giúp ứng viên IT kiếm được cơ hội công việc cho mình. Ví dụ: CV chuyên nghiệp hay bạn có thể thực hiện trước một dự án như lập trình web, phần mềm ngay tại nhà, vào buổi phỏng vấn chính thức bạn có thể trình bày với nhà tuyển dụng sản phẩm của mình, điều đấy đem đến rất nhiều thuận lợi cho bạn, họ chắc chắn sẽ ấn tượng ngay từ lần đầu gặp mặt bạn.
Tuy nhiên, vẫn có những sai lầm rất nhỏ mà các ứng viên xin việc làm công nghệ thông tin mắc phải trong quá trình phỏng vấn. Dưới đây là 6 sai lầm trầm trọng khiến nhân viên công nghệ thông tin có thể bị đánh trượt ngay lập tức, các bạn nên chú ý ngay từ bước đầu tìm hiểu thông tin tuyển dụng.
Hồ sơ ứng tuyển việc làm công nghệ thông tin chưa hoàn chỉnh
Giấy tờ trong bộ hồ sơ xin việc luôn là vũ khí lợi hại giúp cho các ứng viên sở hữu dễ dàng, chiếm trọn ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Với bất cứ ngành nghề nào, trong hồ sơ đều phải có đầy đủ thông tin cá nhân, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc,..Ở vị trí lập trình viên, bạn có thể tham khảo CV của những anh/chị nhân viên công nghệ thông tin giỏi thế hệ trước, hay chọn lọc CV tốt trên mạng, từ đó áp dụng vào bản thân để tạo được bộ hồ sơ cho mình hoàn chỉnh, chuyên nghiệp nhất.
Không nên nộp hồ sơ xin việc tràn lan
Sai lầm nghiêm trọng khi tìm việc làm công nghệ thông tin là các ứng viên lạm dụng gửi CV bừa bãi. Bạn hãy giới hạn ngay việc nộp hồ sơ tràn lan vào các công ty không rõ mục đích, xác định lại định hướng công việc của mình (vị trí làm việc, doanh nghiệp phù hợp với năng lực của mình,..) Cụ thể như: Bạn gửi hồ sơ của mình rải rác đến 20 công ty đang tuyển dụng nhân viên công nghệ thông tin, từ ấy mà bạn không thể tìm hiểu chuyên sâu được bất kỳ công ty nào, nắm thông tin hời hợt, không rõ ràng. Thay vào đó, bạn có thể list danh sách công ty tiềm năng phù hợp với năng lực của bạn và chỉ tập trung làm bản CV hoàn chỉnh vào công việc đó, chinh phục tuyệt đối bằng sự đầu tư kỹ lưỡng sẽ đem lại cho bạn hiệu quả nhất.
Đến trễ giờ phỏng vấn
Đúng giờ là điều quan trọng đối với bất cứ nhà tuyển dụng nào. Nếu bạn đến trễ trong buổi phỏng vấn, công ty tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không coi trọng buổi phỏng vấn. Làm sao họ có thể tin bạn sẽ đi làm đúng giờ những ngày làm việc sau?
Để không mắc phải lỗi này, bạn nên có mặt sớm ở công ty tuyển dụng trước giờ phỏng vấn khoảng 20 phút. Nếu trong trường hợp bạn bị tắc đường, có việc đột xuất,..không thể di chuyển kịp đến đúng giờ phỏng vấn. Bạn có thể xử lý bằng cách gọi điện ngay lập tức cho nhà tuyển dụng, báo với họ lý do chính đáng, khoảng thời gian đến trễ. Họ sẽ không thấy ác cảm với sự chờ đợi vừa rồi. Khi được sắp xếp vào phỏng vấn, bạn nên dùng thái độ chân thật và có thể hỏi rõ mình có bao nhiêu thời gian cho buổi phỏng vấn, bởi lẽ bạn đi trễ đã mất đi một khoảng thời gian, cho nên hãy hỏi rõ để hai bên đều chủ động trong phần hỏi đáp của mình.
Sai lầm “ngớ ngẩn” nhất cho ứng viên ứng tuyển việc làm công nghệ thông tin đó là quên tập hồ sơ xin việc khi đi phỏng vấn
Với trường hợp ứng viên quên hồ sơ xin việc của mình khi đi phỏng vấn, giải pháp đưa ra ở đây là bạn phải luôn lưu trữ CV của mình ở email cá nhân hoặc trang web cho phép sử dụng lưu trữ thông tin. Từ đó, bạn có thể tìm đến các quán net, photo gần đó hoặc thậm chí khéo léo nhờ văn phòng công ty tuyển dụng để in ra bản CV, đây là cách nhanh nhất giúp lập trình viên xử lý một cách suôn sẻ.
Trang phục thiếu lịch sự khi tham gia phỏng vấn lập trình viên
Thường ngày, nhân viên công nghệ thông tin chọn những bộ quần áo rộng rãi để thuận tiện cho công việc của mình, tuy nhiên bạn không thể mang bộ cánh đó đến phỏng vấn. Bạn nên đầu tư cho ngày hôm đó một bộ trang phục lịch sự, chỉnh tề, gây thiện cảm với nhà tuyển dụng. Ví dụ: Quần âu, áo sơ mi đối với nam, chiếc váy nhẹ nhàng lịch thiệp với nữ,..
Chuẩn bị kỹ năng, kiến thức qua loa
Mỗi vị trí công việc đều có các kiến thức, kỹ năng làm việc khác nhau, trước khi đi phỏng vấn, ứng viên IT cần chuẩn bị chỉnh chu toàn bộ thông tin nhà tuyển dụng yêu cầu, bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu những câu hỏi mà họ có thể hỏi bạn. Mặc dù không biết được đúng hoàn toàn 100% hay không, nhưng có sự chuẩn bị trước sẽ giúp bạn chủ động hơn, không bị động trong những tình huống bất ngờ. Hoặc các bạn hỏi thêm kinh nghiệm PV của các anh/chị đang làm nhân viên công nghệ thông tin.
Trong quá trình gặp nhà tuyển dụng, đã có nhiều ứng viên IT đánh mất cơ hội việc làm vì không biết xử lý sai lầm mà họ vô tình mắc phải. Trên đây là 6 sai lầm trầm trọng khi đi phỏng vấn xin việc làm công nghệ thông tin, bạn có thể tránh được từ khi bắt đầu tìm hiểu thông tin công ty, chỉ cần bạn chú ý cẩn thận và xử lý nhạy bén.
>> Xem thêm việc làm phù hợp tại đây.
LTA.
Bài viết liên quan