Mạnh dạn học mạng máy tính, không lo lỗi thời, kiếm tiền dễ như ăn kẹo

13/12/2019 08:40 AM    |    Tìm việc   >  Công nghệ thông tin

Thực tế cho thấy không có một ngành nghề nào hiện nay hấp dẫn hơn ngành công nghệ thông tin. Mọi công ty đều cần các chuyên gia công nghệ duy trì hoạt động của hệ thống mạng máy tính (MMT). Quản trị mạng chịu trách nhiệm về bảo mật và điều khiển hệ thống MMT của tổ chức. Chính vì thế mà ngành này luôn hot và chưa bao giờ lỗi thời.

Mạng máy tính là gì?

MMT hay hệ thống mạng là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi đường truyền theo một cấu trúc nào đó và thông qua đó các máy tính trao đổi thông tin qua lại cho nhau. Dưới góc độ địa lý, mạng máy tính có thể phân thành: mạng cục bộ và mạng diện rộng.

Mạng máy tính rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay 1

Mạng ra đời giúp mọi người ở khắp nơi trên thế giới có thể kết nối được với nhau.

Vai trò của mạng máy tính

Ngày nay, công nghệ thông tin đã và đang được ứng dụng sâu rộng trong mọi lĩnh của xã hội. Đây là công cụ không thể thiếu cho việc phát triển thương mại, vận hành hệ thống trong các tổ chức, doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu công việc, giải trí cá nhân. Trong đó, MMT đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định sự tồn tại của nhiều tổ chức, doanh nghiệp.

Mạng máy tính rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay 2

Nếu không có mạng, cuộc sống của con người sẽ nhàm chán đi rất nhiều.

Chúng ta có thể thấy mạng là cơ sở hạ tầng cho tất cả các dịch vụ, ứng dụng, giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống thông tin để lưu trữ, trao đổi dữ liệu và tự giới thiệu mình. Như vậy có thể thấy, bất cứ đất nước nào cũng đang có một nhu cầu rất lớn về nhân lực về MMT. Sự hấp dẫn bởi tương lai tươi sáng đang mở lối cho nhiều bạn trẻ trước lựa chọn nghề nghiệp này cho mình.

Học ngành này ra trường sẽ làm gì?

Công việc phổ biến nhất là quản trị MMT, người quản trị mạng là người phải “biết mọi thứ”. Bởi lẽ, ở các công ty có quy mô nhỏ, số lượng máy tính ít thì người làm quản trị mạng vừa phải có kĩ năng quản lý hệ thống thông tin của đơn vị, vừa phải sửa chữa nếu cần. Là người quản trị mạng, bạn phải nắm giữ toàn bộ thông tin của hệ thống, có nhiệm vụ đảm bảo an toàn, nâng cao tính bảo mật quản lý các công cụ bảo mật như tường lửa, hệ thống diệt virus, phát hiện và ngăn chặn những “vị khách không mời” xâm nhập vào hệ thống mạng của công ty. Người quản trị mạng cũng luôn phải theo dõi và những vấn đề liên quan đến hiệu suất mạng, nhanh chóng xác định và giải quyết sự cố mạng.

Mạng máy tính rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay 3

Học về MMT sẽ có rất nhiều cơ hội tìm việc làm.

Các công việc hàng ngày của một quản trị viên, nếu bạn làm được càng nhiều đầu việc một lúc thì cơ hội công việc, lương thưởng cũng như thăng tiến trong công việc sẽ dễ dàng hơn.

  • Cấu hình và duy trì MMT nội bộ của công ty.
  • Quản lý các công cụ bảo mật mạng, ví dụ như tường lửa, hệ thống diệt virus và phát hiện xâm nhập.
  • Xác định, khắc phục sự cố, giải quyết và ghi lại các vấn đề kết nối và hiệu suất mạng.
  • Cài đặt và hỗ trợ điện thoại đường dây cứng và các thiết bị viễn thông nối mạng khác.
  • Giám sát hiệu suất mạng và tối ưu hóa mạng để có tốc độ và tính sẵn sàng tối ưu.
  • Cài đặt, cấu hình và duy trì phần cứng mạng, ví dụ, router và chuyển mạch Cisco.
  • Triển khai, cấu hình và nâng cấp phần mềm mạng, chẳng hạn như chương trình chuẩn đoán hoặc diệt virus doanh nghiệp.
  • Triển khai và duy trì các hệ thống sao lưu và khôi phục khẩn cấp cho các máy chủ mạng quan trọng.
  • Quản trị viên mạng có nhiệm vụ điều chỉnh quyền truy cập của người dùng vào các file nhạy cảm để bảo vệ chống lại vi phạm an ninh nội bộ.
  • Trong các công ty nhỏ hơn, quản trị viên mạng thường chịu trách nhiệm về hỗ trợ máy tính để bàn của người dùng cuối và bảo trì máy chủ cũng như các thiết bị được kết nối mạng khác.

Giải mã sức nóng của nghề quản trị mạng máy tính

Chưa bao giờ nhu cầu nhân lực trong nghề quản trị mạng lại cao như hiện nay. Sự bùng nổ của cách mạng 4.0 với nhu cầu số hóa dữ liệu, bảo mật và điều hành mạng khiến quản trị mạng đang trở thành một trong những ngành nghề “hot” nhất hiện nay.

Mạng máy tính rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay

Hầu hết các công ty bây giờ đều sử dụng MMT bởi tính ưu việt mà nó mang lại là quá lớn.

Không chỉ riêng ngành CNTT, ngành quản trị mạng máy tính còn cung cấp nhân lực cho toàn bộ các ngành nghề khác. Bất kỳ một doanh nghiệp hay tổ chức nào đều phải hiểu vai trò của mạng máy tính và không thể thiếu người quản trị mạng nếu muốn hoạt động trơn tru trong thời đại công nghệ số.

Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của ngành Thương mại điện điện tử khiến các doanh nghiệp luôn “khát” người quản trị mạng để đảm bảo việc vận hành hệ thống và quản trị website. Nhất là khi hiện nay có quá nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa như hiện nay, số lượng công ty tăng lên theo cấp số nhân thì nỗi lo thất nghiệp với các ứng viên quản trị mạng dường như là không có.

Những kiến thức và kỹ năng cần có của quản trị mạng

Nếu muốn nổi bật trong ngành Công nghệ thông tin, thông thường bạn sẽ cần giỏi khá nhiều kỹ năng, nhưng vị trí quản trị mạng không đòi hỏi nhiều như vậy, bạn chỉ cần nắm được những kỹ năng cơ bản và giỏi nghiệp vụ là được. Bên cạnh các kỹ năng cứng thì kỹ năng mềm cũng khá quan trọng khi thực hiện các công việc hàng ngày.

1. Kiến thức cơ bản về quản trị mạng

Một người làm quản trị mạng và hệ thống cần nắm được các nguyên tắc cấu hình và duy trì hạ tầng mạng của một tổ chức, hiểu được chức năng của MMT là gì? Ví dụ như:

  • Hiểu đúng về các loại phần cứng, bao gồm: thiết bị định tuyến, thiết bị chuyển mạch, dây dẫn và các thiết bị thiết yếu khác.
  • Có kiến thức về địa chỉ IP, và một số giao thức mạng phổ biến như IPv4, IPv6.
  • Vận hành và ứng dụng thực hành tốt các kiến thức về  các hệ điều hành ( Windows, Linux, MAC OS, Ubuntu).
  • Có kiến thức về các dịch vụ mạng khác nhau như thư mục, tệp, ứng dụng, email, HTTP, FTP, DNS, VPN.
  • Đồng thời, kiến thức chuyên môn về mã hóa – giải thuật hay các vấn đề về tường lửa, IDS, chống virus… là hết sức quan trọng đối với một người làm quản trị mạng máy tính.
  • Nếu theo ngành quản trị MMT thì bạn cần có những kiến thức như cách sử dụng internet, sử dụng các công cụ, ứng dụng phần mềm có sẵn trong Windows. Hiểu về cấu trúc máy tính, các nguyên lý hoạt động của thiết bị ngoại vi, bảo trì máy tính, bảo mật máy tính PC, laptop…
  • Mạng máy tính rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay 5

    Có được các kiến thức cơ bản, bạn sẽ giải quyết công việc tốt hơn.

2. Kỹ thuật chuyên môn

Ngoài những kiến thức cơ bản, nắm rõ vai trò của MMT, người theo nghề:

  • Cần phải có kỹ năng cài đặt, cập nhật các dịch vụ mạng.
  • Biết khắc phục và xử lý sự cố.
  • Có nền tảng kiến thức về cơ sở dữ liệu, và các máy chủ MySql, Sql Server, Windows.
  • Thực hành tốt các ngôn ngữ lập trình kịch bản như Python, Pearl và PHP.
  • Ngoài ra, nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia hoặc kỹ sư quản trị mạng cũng cần rèn luyện cho mình những kỹ năng quản lý dữ án và xử lý tài liệu.

3. Các giấy chứng nhận cần có

Đôi lúc kỹ năng và kỹ thuật chưa chắc đã có giá trị như một giấy chứng nhận quản trị mạng cao cấp của quốc tế đối với một nhà tuyển dụng. Vì thế, trước khi ứng tuyển vào làm vị trí hay công việc cụ thể nào đó trong ngành này, bạn cần chắc chắn rằng trong tay đã có một trong những chứng chỉ mạng quan trọng như:

  • Chứng chỉ quản trị mạng của Cisco (CCNA – Cisco Certified Network Admin)
  • Chứng chỉ chuyên gia về hệ thống (CCNP – Cisco Certified Network Professional )
  • Kỹ sư hệ thống của Microsoft (MCSE – Microsoft Certified Systems Administrator )
  • Chuyên gia mạng internet của Cisco (CCIE – Cisco Certified Internetwork Expert)
  • Và một số các chứng chỉ khác gồm: A+, Network+, Security+…
Mạng máy tính rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay 6

Bên cạnh các kỹ năng, kiến thức về chuyên môn thì ngành này cũng cần phải có kỹ năng mềm, bạn nhất định phải trau dồi để thành công hơn trong công việc.

4. Kỹ năng mềm cần có của quản trị viên mạng:

  • Giải quyết sự cố một cách nhanh chóng và linh hoạt.
  • Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn trong mọi lĩnh vực của đời sống, không riêng gì ngành này.
  • Kỹ năng tổ chức, sắp xếp sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh và tốt nhất.
  • Kỹ năng lên kế hoạch để công việc luôn được giải quyết theo tuần tự, từ lớn đến nhỏ.
  • Nghiên cứu những cái mới để áp dụng vào thực tiễn.
  • Biết quản trị dự án để dễ dàng thăng tiến hơn trong công việc.
  • Am hiểu dịch vụ khách hàng để tìm ra những mối hợp tác tiềm năng.

Thu nhập của nghề quản trị mạng

Nhu cầu tuyển dụng của ngành quản trị mạng máy tính là rất lớn và đang trở thành một trong những Top ngành HOT hiện nay bởi vai trò của mạng máy tính rất to lớn trong sự thành bại của doanh nghiệp. Nói chung thu nhập của nghề quản trị mạng rất hấp dẫn. Nghề này cũng có nhiều “ngạch” nhỏ, mỗi “ngạch” lại có mức thu nhập khác nhau tùy thuộc vào vị trí, tính chất công việc và quy mô công ty.

Mạng máy tính rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay 7

Thu nhập của quản trị viên khá cao nên bạn sẽ không phải lăn tăn nhiều, quan trọng là không ngừng trau dồi kỹ năng và kiến thức.

Nhìn chung, mức lương cho một quản trị viên “đơn ngạch”, chưa có kinh nghiệm vào khoảng 7 triệu đồng/tháng. Còn đối với những quản trị viên nhiều kinh nghiệm, có khả năng thiết lập sever, quản lý được luôn NT/Samba Domain, thi công LAN-WAN, quản lý bảo mật… thì mức lương có thể lên tới vài ngàn đô mỗi tháng. Và với những doanh nghiệp nước ngoài, một nhân viên có vài năm kinh nghiệm cũng có thể được hưởng vài nghìn đô mỗi tháng.

Để trở thành một người thành công trong lĩnh vực này, trong đầu bạn luôn phải phải nhớ khái niệm, đồng thời không bao giờ quên các câu trả lời của mạng máy tính là gì, từ đó nắm vững, củng cố và trau dồi kiến thức cho mình. Hi vọng rằng với bài tổng hợp, phân tích này, bạn sẽ nắm được những thông tin bổ ích để xác định ngành học cũng như có được định hướng nghề nghiệp rõ ràng trong tay sau khi ra trường.

>> Tham khảo việc làm Công nghệ thông tin tại đây

Minh Anh

Bài viết liên quan

ITIL là Gì? Lợi ích và 5 phần tử chính của ITL

ITIL là Gì? Lợi ích và 5 phần tử chính của ITL

ITIL (Information Technology Infrastructure Library) là một bộ khung làm việc được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu trong...

Hackerrank là Gì? Tính Năng Đặc Biệt của Hackerrank

Hackerrank là Gì? Tính Năng Đặc Biệt của Hackerrank

Hackerrank là một nền tảng trực tuyến cung cấp các bài tập lập trình, kiểm tra kỹ năng và thử...

Data Mining là Gì?  Lợi Ích Và Ứng dụng của Data Mining

Data Mining là Gì?  Lợi Ích Và Ứng dụng của Data Mining

Data mining là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và khoa học dữ liệu....

Bài đọc nhiều

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

1. Các lý do nghỉ việc chính đáng Trong một lá đơn xin nghỉ lý do xin nghỉ giữ vai…

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Nếu như muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến…

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

Trước đây, các 2D Animator đòi hỏi cần khả năng vẽ tốt, khả năng tạo hình ảnh hoàn hảo nối…

Bài mới nhất

Khám Phá Hackerrank là gì: Nền Tảng Luyện Tập Thử Thách Lập Trình

Khám Phá Hackerrank là gì: Nền Tảng Luyện Tập Thử Thách Lập Trình

Hackerrank là một trong những nền tảng luyện tập và thử thách lập trình phổ biến nhất trên thế giới.…

ITIL là Gì? Lợi ích và 5 phần tử chính của ITL

ITIL là Gì? Lợi ích và 5 phần tử chính của ITL

ITIL (Information Technology Infrastructure Library) là một bộ khung làm việc được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu trong…

Hackerrank là Gì? Tính Năng Đặc Biệt của Hackerrank

Hackerrank là Gì? Tính Năng Đặc Biệt của Hackerrank

Hackerrank là một nền tảng trực tuyến cung cấp các bài tập lập trình, kiểm tra kỹ năng và thử…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.