Các mảng trong ngành công nghệ thông tin ra trường nhét túi nghìn đô như đi chơi

16/11/2019 09:51 AM    |    Tìm việc   >  Công nghệ thông tin

Học công nghệ thông tin ra trường làm gì luôn là câu hỏi của nhiều sinh viên IT. Vậy các mảng trong ngành công nghệ thông tin có thể ra trường nhét túi cả nghìn đô hiện nay gồm những ngành nào?

Lập trình viên

Lập trình viên là mảng trong ngành công nghệ thông tin có mức lương rất cao

Lập trình viên là mảng trong ngành công nghệ thông tin có mức lương rất cao (Nguồn: Internet)

Công việc của các lập trình viên chủ yếu là xây dựng, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong các phần mềm máy tính hiện nay. Ngoài ra, các lập trình viên cũng cần phải đưa ra được các bản nâng cấp của phần mềm đó. Nhiều lập trình viên hiện nay được thuê chỉ chuyên chăm sóc cho một chương trình máy tính nhất định.

Vị trí công việc này yêu cầu các ứng viên phải có bằng đại học về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, có những vị trí khác nhau thường chỉ cần những ứng viên đã có kinh nghiệm phát triển, xử lý phần mềm trong khoảng thời gian nhất định(thường là 2 năm kinh nghiệm trở lên). Ngoài ra, nhà tuyển dụng sẽ chú ý hơn tới những ứng viên có khả năng truyền đạt các thông tin khác nhau về kĩ thuật tới những người không hiểu nhiều một cách dễ dàng.

Đây là một vị trí khá vất vả tuy nhiên nó lại lot top những nghề thuộc ngành công nghệ thông tin có mức lương rất cao. Trung bình một năm các lập trình viên có thể nhận được thu nhập từ 50.000 USD đến 90.000 USD. Bên cạnh đó, nếu kinh nghiệm ngày càng tăng, việc được thăng cấp lên các vị trí lãnh đạo là hoàn toàn có thể.

Chuyên viên phân tích hệ thống

Công việc của một chuyên viên phân tích hệ thống thường sẽ là lên kế hoạch cho việc thiết kế các hệ thống mới hoặc quy hoạch lại các tài nguyên máy tính của công ti sao cho được tinh gọn nhất có thể. Các chuyên viên phân tích hệ thống cần phải tuân thủ các bước để có thể cho ra đời một hệ thống thật tinh gọn nhưng cũng phải hiệu quả bao gồm: kháo sát sơ bộ nguồn tài nguyên, phân tích, thiết kế, phát triển và lên kế hoạch bảo trì.

Công việc của các chuyên viên hệ thống thường phải giải quyết các vấn đề phát sinh về hệ thông công nghệ thông tin của doanh nghiệp

Công việc của các chuyên viên hệ thống thường phải giải quyết các vấn đề phát sinh về hệ thông công nghệ thông tin của doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Thu nhập của một chuyên viên phân tích hệ thống hiện nay cũng rất cao. Trung bình các chuyên viên hệ thống có thể nhận được mức lương hàng năm từ 54.000 USD đến 87.000 USD. Thậm chí hoàn toàn có thể được thăng chức lên vị trí giám đốc chuyên môn về công nghệ trong một doanh nghiệp bất kì nào đó nếu ứng viên đó hội tụ đủ năng lực.

Quản trị và phát triển website

Công việc của các quản trị viên và phát triển website bao gồm việc sao lưu, cập nhật các nguồn tài nguyên mới trên website của một tổ chức, doanh nghiệp. Các quản trị viên web thường sẽ tham gia vào việc thiết kế giao diện cũng như việc phát triển trang web hiện nay. Đôi khi các quản trị viên và phát triển website còn phải phối hợp với các nhân viên marketing để có thể tăng được lượng truy cập vào website do mình phát triển hoặc lên kế hoạch để quảng cáo các sản phẩm của doanh nghiệp trên website.

Nhu cầu tuyển dụng quản trị web hiện đăng tăng rất nhanh chóng

Nhu cầu tuyển dụng quản trị web hiện đang tăng rất nhanh chóng (Nguồn: Internet)

Do nhu cầu tuyển dụng vị trí về website của các doanh nghiệp ngày càng cao nên thu nhập của một quản trị và phát triển website cũng nằm trong top các mảng trong ngành công nghệ thông tin có mức thu nhập rất cao. Các quản trị web hiện tại có thể nhận được mức lương từ 49.000 USD đến 82.000 USD/ năm. Và với sự phát triển của các ngôn ngữ thiết kế web hiện nay, những kinh nghiệm mà các ứng viên có được có thể đem đến cơ hội việc làm với các vị trí cao trong ngành công nghệ thông tin.

Kĩ sư phần mềm

Đối với kĩ sư phần mềm, nhiệm vụ hàng đầu của họ là phân tích yêu cầu của khách hàng để có thể giúp các lập trình viên có định hướng nhằm phát triển ứng dụng. Hầu hết các nhà tuyển dụng vị trí kĩ sư phần mềm đều yêu cầu ứng viên phải có bằng đại học về khoa học máy tính và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này.

Các kĩ sư phần mềm công nghệ thông tin hoàn toàn có thể được tăng chức cao hơn tùy theo năng lực

Các kĩ sư phần mềm công nghệ thông tin hoàn toàn có thể được tăng chức cao hơn tùy theo năng lực (Nguồn: Internet)

Và để có thể trang bị cho mình những kiến thức sâu về lĩnh vực công nghệ và phần mềm, các ứng viên có thể tham dự một khóa thực tập để trang bị thêm những kiến thức thực tế mà nhà tuyển dụng mong muốn ở một kĩ sư phần mềm.

Hiện nay, lương của một kĩ sư phần mềm luôn nằm trong những nghề thuộc ngành công nghệ thông tin có mức lương rất cao. Trung bình thu nhập mà các kĩ sư phần mềm có thể nhận được sẽ lên tới: 63.000 USD đến 98.000 USD/ năm. Các kĩ sư phần mềm có kinh nghiệm còn có cơ hội được thăng chức lên các vị trí cao hơn.

Các mảng trong ngành công nghệ thông tin luôn vô cùng đa dạng và có rất nhiều lĩnh vực hoàn toàn có thể giúp ứng viên nhét túi nghìn đô như đi chơi. Tuy nhiên để có thể làm được điều đó thì ứng viên cũng cần phải có những tố chất nhất định như: sự thông minh, kiên trì và đặc biệt là niềm đam mê với công việc…. Có những thứ đó thì các ứng viên mới mong có được sự thành công.

Minh Anh Nguyen

Bài viết liên quan

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

Bạn đang tìm hiểu về React Native và muốn hiểu rõ hơn về công nghệ này? Trong bài viết này,...

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Trong thế giới Công nghệ thông tin hiện nay, khái niệm "web server" (máy chủ web) đóng vai trò quan...

Cơ hội phát triển cho ứng viên Ngành Robot và Trí Tuệ Nhân Tạo

Cơ hội phát triển cho ứng viên Ngành Robot và Trí Tuệ Nhân Tạo

Ngành robot và trí tuệ nhân tạo (AI) đang là hai lĩnh vực thuộc ngành công nghệ thông tin đang...

Bài đọc nhiều

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Nếu như muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến…

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2023

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2023

Thông thường, bản sơ yếu lý lịch đã có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc . Dưới đây là…

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

Trước đây, các 2D Animator đòi hỏi cần khả năng vẽ tốt, khả năng tạo hình ảnh hoàn hảo nối…

Bài mới nhất

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

Bạn đang tìm hiểu về React Native và muốn hiểu rõ hơn về công nghệ này? Trong bài viết này,…

Microsoft Project là gì? Tính Năng Chính của Microsoft Project

Microsoft Project là gì? Tính Năng Chính của Microsoft Project

Microsoft Project là một phần mềm hàng đầu được phát triển bởi Microsoft, được thiết kế để hỗ trợ quản…

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Trong thế giới Công nghệ thông tin hiện nay, khái niệm “web server” (máy chủ web) đóng vai trò quan…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.