Top việc làm quản trị mạng dành cho dân đam mê máy tính, mức lương hấp dẫn, hái ra tiền
1. Quản trị mạng – lựa chọn đúng đắn cho tương lai
- Học ngành quản trị mạng đừng lo thất nghiệp, các công ty trải thảm đón
- Học quản trị mạng – cơ hội đặt chân vào tập đoàn viễn thông hàng đầu
- Các mảng trong ngành công nghệ thông tin ra trường nhét túi nghìn đô như đi chơi
Trong sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật hiện nay, vai trò của các chuyên gia quản trị mạng trong một tổ chức, công ty ngày càng trở nên quan trọng. Hầu như công ty nào cũng đều cần có các nhân viên công nghệ để duy trì hoạt động của hệ thống mạng máy tính và người đảm nhận vị trí này không phải ai khác, chính là chuyên viên quản trị mạng.
Quản trị mạng hay còn gọi là ” Netword administator”, có vai trò đảm bảo sự ổn định của hệ thống tường lửa, phát hiện và sửa các lỗi trên hệ thống mạng, kiểm tra, giám sát hệ thống mạng nhằm phát hiện những tấn công trái phép từ bên ngoài,… Công nghệ luôn phát triển và thay đổi hàng ngày, chính vì vậy mà nguy cơ gặp sự cố cũng theo đó tăng lên. Những người làm quản trị mạng phải có biện pháp ngăn chặn và bảo vệ hệ thống mạng máy tính trước nguy cơ bị virus tấn công như worm, trojan, spam… Bên cạnh đó cũng phải ngăn chặn hacker – những kẻ tấn công. Những kẻ tấn công là người ngoài hệ thống với mục đích xấu là xâm nhập, ăn cắp thông tin và phá hoại hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu.
Hiện tại, nhiều nước trên thế giới đang phát triển, đầu tư xây dựng hệ thống mạng. Nếu nắm vững kiến thức chuyên môn, bạn có thể tìm cho mình việc làm quản trị mạng hoặc xin làm thực tập quản trị mạng ở bất kì một doanh nghiệp nào về lĩnh vực công nghệ ở mọi quốc gia mà bạn quan tâm và muốn khám phá.
2. Những việc làm quản trị mạng dành cho dân đam mê máy tính
Sau khi tốt nghiệp ngành học này, bạn có thể ứng tuyển vào một số vị trí việc làm quản trị mạng phổ biến dưới đây:
Công việc chủ yếu của kỹ sư mạng là thiết kế và lắp đặt hệ thống, mạng máy tính. Sau khi cài đặt mạng, người làm quản trị mạng sẽ có trách nhiệm vận hành nó sao cho hiệu quả nhất có thể. Nếu xảy ra sự cố, lỗi hệ thống thì họ sẽ phải tìm cách cũng như giải pháp khắc phục sự cố để loại bỏ chúng ra khởi hệ thống.
- Nhà phân tích hệ thống mạng
Công việc này đòi hỏi bạn sẽ phải kiểm tra, xử lý dữ liệu đang có và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề, sự cố đang gặp phải một cách hiệu quả nhất. Người làm vị trí này thường có thể giải quyết sự cố, vấn đề bằng cách tạo ra luồng thông tin mới. Tuy nhiên họ cũng có thể cần phải thiết kế lại một hệ thống hoàn toàn mới trong một số trường hợp.
- Bảo mật mạng
Bảo mật mạng là một trong những công việc liên quan đến ngành quản trị mạng. Một khi trở thành chuyên gia bảo mật mạng phát triển thì nhiệm vụ chính của bạn chính là phát triển, thực hiện và duy trì những giải pháp bảo mật công nghệ thông tin cần thiết cho hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu như phần mềm chống virus, tường lửa và các hệ thống phát hiện xâm nhập bất hợp pháp khác nhau.
- Hỗ trợ kỹ thuật
Công việc của một hỗ trợ kỹ thuật chính là hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng mạng khi cần. Việc hỗ trợ có thể qua điện thoại, email để hướng dẫn từng bước, giúp người dùng giải quyết các sự cố, vấn đề về máy tính. Bên cạnh đó, hỗ trợ kĩ thuật viên cũng có thể thực hiện công việc sửa chữa mạng máy tính cơ bản từ xa trong một số trường hợp để giúp loại bỏ thời gian và chi phí cho người dùng. Những bạn thực tập quản trị mạng nên bắt đầu từ những vị trí như thế này để tích lũy thêm kinh nghiệm cũng như kỹ năng nghề nghiệp.
- Kỹ thuật viên hiện trường
Đây là những người đi đến các địa điểm khác nhau để như các văn phòng, nhà riêng, công ty,… để cài đặt và cấu hình theo yêu cầu của người dùng, đảm bảo mạng máy tính và thiết bị đang hoạt động đúng.
- Chuyên viên tư vấn mạng tự do
Chuyên viên tư vấn mạng có nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ cho các công ty trên cơ sở tự do, cung cấp kiến thức chuyên môn cho họ trên cơ sở cần thiết. Bạn sẽ có quyền tự do lựa chọn công ty muốn làm việc, cũng như thương lượng một mức lương quản trị mạng phù hợp. Tuy nhiên, công việc này có nhược điểm là bạn có thể gặp khó khăn trong việc duy trì việc làm ổn định.
- Bán hàng và Marketing
Quản trị mạng có kiến thức và kỹ năng giao tiếp tốt có thể lý tưởng cho sự nghiệp kinh doanh sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính cho các công ty vừa và nhỏ. Vị trí này yêu cầu hiểu biết các sản phẩm phần cứng và phần mềm của mạng và giải thích các tính năng và lợi ích khác nhau của chúng. Đây cũng là một công việc có mức lương quản trị mạng khá cao.
>> Tham khảo ngay: Thông tin tìm việc tuyển dụng content marketing và các vị trí khác trong marketing với mức lương hấp dẫn từ nhà ứng tuyển.
3. Mức lương quản trị mạng cực hấp dẫn, hái ra tiền
Nền kinh tế phát triển, số lượng các doanh nghiệp tại Việt Nam ngày một nhiều, số vụ hacker tấn công hệ thống mạng cũng ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu tuyển dụng các chuyên viên, kỹ sư giỏi về quản trị mạng và bảo mật hệ thống là điều tất yếu.
Theo như đánh giá thì mức lương quản trị mạng thuộc vào nhóm ngành có thu nhập khá. Tại Việt Nam, mức lương khởi điểm của quản trị mạng là 200 – 400 USD. Đối với các vị trí về quản trị hệ thống, giám sát bảo mật an ninh mạng, mức lương dao động trong khoảng 400 – 700 USD/tháng tuỳ công ty.
Đối với công việc thi công hệ thống mạng, mức lương thường trên 500 USD/tháng hoặc có thể được trả theo dự án. Với những vị trí cao hơn như: trưởng nhóm, trưởng phòng, giám đốc IT, mức lương từ 700 đến 2.000 USD/tháng. Nếu làm cho công ty nước ngoài, thu nhập có thể từ 2.000 – 4.000 USD/tháng.
4. Những tố chất thực tập quản trị mạng mới ra trường cần nắm rõ để tăng cơ hội vào làm chính thức
- Học ngành truyền thông và mạng máy tính: Cơ hội việc làm khủng
- Học truyền thông và mạng máy tính ra làm gì? có ngay 5 việc nên tham khảo
- 5 điều kiên quyết khi dự tuyển lập trình game, phỏng vấn chắc chắn đậu
Để đạt được tới mức lương quản trị mạng nêu trên thì các bạn cần phải trao dồi và nắm vững các tố chất sau:
Làm việc nhóm
Phần lớn các công việc liên quan đến công nghệ thông tin đều làm việc theo nhóm. Chính vì thế mà nhà tuyển dụng cũng rất coi trọng tố chất này khi tuyển ứng viên. Khả năng làm việc nhóm sẽ giúp các bạn thực tập quản trị mạng sớm thích ứng và có thể chia sẻ những ý kiến của mình tại công ty, biết cách phối hợp công việc với cộng sự. Ngoài ra, khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử của bạn cũng sẽ được sử dụng tối đa trong môi trường làm việc nhóm.
Tính độc lập
Là một chuyên viên quản trị mạng, có những lúc bạn sẽ phải ngồi làm việc một mình. Vì thế, bạn cần phải có tính độc lập và quyết đoán, biết cách tổ chức và sắp xếp thời gian để hoàn thành dự án đúng thời hạn. Để làm được như vậy, bạn nên phải ghi rõ danh sách, đầu mục những việc bạn phải làm và có ý chí quyết tâm cao khi làm việc một mình.
Thực hành thường xuyên
Với một chuyên viên quản trị mạng thì điều quan trọng nhất là thực hành thực tiễn thường xuyên với máy móc, các thiết bị, hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu. Chỉ khi bạn làm càng nhiều, sai càng nhiều thì bạn sẽ càng học hỏi và thuần thục các kĩ năng hơn.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Để làm một chuyên viên quản trị mạng giỏi, bạn phải có kỹ năng giải quyết sự cố mạng. Theo dõi, giám sát cũng là một vai trò của một người làm quản trị mạng. Không chỉ ngăn chặn mà trước khi có nguy cơ gặp sự cố, quản trị mạng phải đoán và có sẵn phương án giải pháp tháo gỡ, giải quyết vấn đề. Sau khi sự cố đã qua thì cũng luôn phải theo dõi và phòng ngừa. Không ngoa khi nói rằng việc làm quản trị mạng là một ngành mà người làm trong ngành phải là người tinh ý, có tư duy chiến lược.
Nếu bạn đam mê công nghệ, yêu máy tính thì còn chờ gì nữa, hãy tìm ngay cho mình một việc làm quản trị mạng hay một vị trí thực tập quản trị mạng để có thể lựa chọn cho mình hướng đi tốt nhất.
>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây
Hana.T
Bài viết liên quan