Học quản trị mạng – cơ hội đặt chân vào tập đoàn viễn thông hàng đầu

13/06/2019 08:58 AM    |    Tìm việc   >  Hướng nghiệp

Song song với sự phát triển tột bậc của khoa học – kỹ thuật, vai trò của các nhà quản trị mạng ngày càng được coi trọng. Mạng Internet không chỉ giúp liên kết các máy tính với nhau, nó còn là phương thức bất biến trong quá trình kinh doanh, nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin, xử lý toàn bộ các vấn đề liên quan đến xử lý dữ liệu trong đời sống. Nói theo cách khác, người quản lý hệ thống mạng nắm trong tay quyền điều phối hoạt động kết nối mạng của doanh nghiệp, tổ chức.

Quản trị hệ thống mạng là công việc gắn liền với hệ thống máy tính

Quản trị mạng được là các công việc quản trị hệ thống mạng Internet bao gồm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đảm bảo mạng lưới hoạt động hiệu quả, cung cấp đúng chỉ tiêu dữ liệu định ra. Đồng thời, đảm bảo hệ thống mạng máy tính luôn được kết nối, vận hành thông suốt. Về cơ bản, việc quản lý hệ thống mạng bao gồm 4 công việc.

Hình 1 quản trị mạng

Công việc hot nhất hiện tại là kỹ sư, chuyên viên cung cấp các giải pháp mạng – Ảnh: Internet

  1. Quản trị cấu hình, tài nguyên mạng: quản lý và kiểm soát cấu hình, quản lý tài nguyên cấp phát cho các đối tượng sử dụng khác nhau.
  2. Quản trị hiệu năng hoạt động: bao gồm các công tác quản lý, giám sát hoạt động mạng lưới, đảm bảo các hoạt động của thiết bị hệ thống mạng nội bộ và mạng toàn cầu ổn định.
  3. Quản trị người dùng, dịch vụ mạng: quản lý người sử dụng trên hệ thống và đảm bảo dịch vụ cung cấp có độ tin cậy cao, chất lượng đảm bảo theo đúng các chỉ tiêu đã đề ra.
  4. Quản trị an toàn mạng: bao gồm các công tác quản lý, giám sát mạng lưới, các hệ thống để đảm bảo phòng tránh các truy nhập trái phép.

Công việc của người quản lý mạng nội bộ và quản lý hệ thống lớn?

Dựa vào hoạt động quản lý hệ thống mạng Internet toàn cầu mà công việc này sẽ được chia thành 2 nhánh chính, bao gồm quản lý mạng nội bộ và quản lý một hệ thống lớn, có quy mô quốc gia hoặc toàn cầu. Người làm quản trị cũng dựa vào hai yếu tố này để quyết định công việc của mình.

hình 2 quản trị mạng

Nghề quản trị hệ thống mạng được chia thành 2 cấp độ – Ảnh: Internet

1. Quản trị hệ thống mạng nội bộ:

Điều hành hệ thống mạng trong nội bộ hay còn gọi theo cách khác là điều phối hệ thống mạng văn phòng. Công việc này cần nhiều kiến thức lặt vặt kể cả sửa chữa máy tính, nhưng phải sử dụng thành thạo Win2k3, WinXP của máy tính. Kiến thức chủ yếu dùng cho hệ thống quản lý mạng máy tính văn phòng là Microsoft.

2. Quản trị hệ thống mạng lớn:

Để quản lý được hệ thống lớn thì yêu cầu kiến thức rất cao cấp. Trước hết, cần phải nắm vững kiến thức cơ bản rất chắc như CCNA (chứng chỉ công nghệ mạng chuyên nghiệp do hãng Cisco System có trụ sở đóng tại Mỹ cấp) và phải được tiếp xúc với những thiết bị cao cấp của Cisco hay một số hãng lớn chuyên về mạng như Nortel, Alcatel,…. Để quản trị được hệ thống lớn cỡ như trung tâm dữ liệu của tổ chức lớn thì cần có kinh nghiệm thực tế rất nhiều và kiến thức cũng rất lớn về các hệ điều hành Unix/Linux, Sun, Firewall, Security, Storage,…

Cơ hội việc làm cho những người học quản lý mạng hệ thống máy tính cao cấp

Đối với những người làm nghề quản trị hệ thống mạng, công việc cụ thể sẽ tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp nơi bạn làm việc. Nếu công ty không chuyên về công nghệ thông tin hoặc quy mô nhỏ, người quản lý mạng gần như phải làm đủ mọi thứ để duy trì hoạt động mạng ổn định.

Đối với doanh nghiệp sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin quy mô lớn như: ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, các công ty về lĩnh vực thương mại điện tử thì cần phải tới 1 phòng điều hành mạng với số nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm nhân viên bởi công việc của họ hoạt động liên quan mật thiết tới hệ thống dữ liệu trên máy tính.

Hình 3 quản trị mạng

Viettel là tập đoàn đi đầu trong mảng Viễn thông tại Việt Nam – Ảnh: Internet

Tại Việt Nam, có 3 nhà nhà cung cấp, phát triển ứng dụng và dịch vụ Internet hàng đầu là tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel, tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT và Công ty cổ phần Viễn thông FPT. Công việc trong những tổ chức này này đòi hỏi bạn phải là chuyên viên quản lý mạng cao cấp bởi họ là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp mạng hàng đầu.

Những sinh viên hoặc kỹ sư, chuyên viên đều nhắm mục tiêu hướng đến là những tập đoàn hàng đầu này. Không chỉ là môi trường chuyên nghiệp, đòi hỏi sự vận động, sáng tạo cao trong công việc, những doanh nghiệp lớn này còn giúp mở rộng mối quan hệ và có được mức thu nhập mơ ước. Giống như tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp, các “ông lớn” này cũng rất khao khát tìm được nhân lực có tiềm năng, kinh nghiệm để phục vụ cho họ.

Không giống việc quản lý mạng nội bộ, điều hành hệ thống quản lý mạng lớn yêu cầu khắt khe

Là tập đoàn lớn, trả lương cao nên những tập đoàn này yêu cầu kỹ sư mạng ít nhất phải có bằng cử nhân hoặc bằng thạc sỹ về khoa học máy tính, quản trị mạng, kỹ thuật hệ thống hoặc một lĩnh vực có liên quan. Đặc biệt, kinh nghiệm làm việc nhiều năm cũng là yếu tố bắt buộc phải có. Việc nắm rõ ngoại ngữ – ở đây là tiếng Anh cũng hết sức quan trọng. Vì đa phần tài liệu chia sẻ trên mạng Internet đều dưới dạng ngôn ngữ tiếng Anh, các loại tài liệu nghiên cứu cũng bằng tiếng Anh.

Hình 4 quản trị mạng

Chuyên viên quản trị hệ thống mạng cao cấp được xem là thủ lĩnh thế giới công nghệ – Ảnh: Internet

Là kỹ sư trong các tập đoàn cung ứng mạng, kỹ sư phải làm việc với hệ thống máy tính của công ty, sử dụng công nghệ thông tin để tạo mạng hệ thống cho người sử dụng. Mục tiêu công việc của họ là đảm bảo cơ sở hệ thống mạng vận hành thông suốt, hỗ trợ tốt nhất cho người dùng, là nhân viên, khách hàng, đối tác hay nhà cung cấp. Cụ thể công việc của người kỹ sư hệ thống mạng bao gồm:

  1. Chỉ đạo việc lắp đặt hệ thống, xác định phương hướng vận hành của hệ thống và triển khai ý đồ phổ cập mạng. Triển khai và thực hiện các giải pháp mới nhằm nâng cao, cải thiện khả năng hồi phục của môi trường mạng hiện thời cùng với tối đa hóa hiệu quả hoạt động của hệ thống mạng bằng cách giám sát hoạt động, xử lý các sự cố, nâng cấp hệ thống và phối hợp với kiến trúc mạng nhằm tối đa hóa mạng lưới.
  2. Kiểm tra các lỗi dữ liệu cục bộ và toàn diện, sử dụng thông tin từ các nguồn khác nhau để bảo đảm an toàn hệ thống và thực hiện các chính sách, xác định và giám sát việc truy cập của người dùng.
  3. Để có thể thực hiện các nhiệm vụ trên, bạn cần có các kiến thức và kĩ năng về ngôn ngữ lập trình hệ thống. Bạn cũng cần nắm được về mạng nội bộ (LAN) cũng như mạng diện rộng (WAN). Báo cáo tình hình hoạt động bằng cách thu thập các thông tin và quản lý các dự án; đồng thời vận hành và khai thác hệ thống mạng Internet.

Mức lương cơ bản của kỹ sư quản trị hệ thống mạng

Không phải ai cũng có duyên và trụ được với nghề quản trị hệ thống mạng. Nhiều người nhận định điều hành mạng máy tính là một nghề “có quyền lực” trong hệ thống công nghệ thông tin. Sự hấp dẫn bởi tương lai tươi sáng đang mở lối cho nhiều bạn trẻ trước lựa chọn nghề nghiệp của mình. Vì lẽ đó, đây còn là nghề thịnh hành có mức lương hấp dẫn nhất.

Hình 5 quản trị mạng

Nghề có tiềm năng nên mức thu nhập cực hấp dẫn – Ảnh: Internet

Mức lương trung bình của nhân viên quản lý mạng từ 400 USD đến 700 USD/tháng tùy theo các vị trí và vai trò khác nhau đối với bằng kỹ sư: Kỹ sư phần mề, Kỹ sư kiểm tra chất lượng, Kỹ sư hệ thống và Lập trình viên. Nếu bạn có trình độ chuyên môn cao cùng với kinh nghiệm, bạn có thể đạt mức lương lên đến trên 1000 USD/tháng, thậm chí là hàng ngàn USD mỗi tháng.

>> Tiết lộ 6 vị trí quan trọng tại công ty game bạn trẻ nào cũng ao ước được ngồi vào
>> 5 quốc gia lý tưởng để du học công nghệ thông tin, trường tốt, cơ sở vật chất hàng đầu
>> 5 nhóm công việc phải sử dụng máy tính điện tử, không có 1 chiếc trong tay đừng mơ thành công

Ở Việt Nam vai trò của công nghệ thông tin nói chung và quản trị mạng nói riêng đối với các doanh nghiệp rất quan trọng. Tất cả hoạt động kinh doanh hay vận hành hàng ngày của các doanh nghiệp đều cần đến sự hỗ trợ của các hệ thống hạ tầng mạng. Vì thế, theo đuổi con đường học vấn nghề quản lý mạng sẽ giúp bạn có hướng đi tốt đẹp sau này.

>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây

HaDi

Bài viết liên quan

System Engineer là gì: Ý Nghĩa, Vai Trò và Cơ Hội Nghề Nghiệp

System Engineer là gì: Ý Nghĩa, Vai Trò và Cơ Hội Nghề Nghiệp

Trong thời đại công nghệ hiện đại, vai trò của system engineer ngày càng trở nên quan trọng trong việc...

Cryptography là gì và nó hoạt động như thế nào?

Cryptography là gì và nó hoạt động như thế nào?

Cryptography là gì? Như Bruce Scheneider đã đề cập tới trong quyển sách Applied Cryptography - "The art and science...

Mẫu đơn xin nghỉ phép năm và những lưu ý khi trình bày

Mẫu đơn xin nghỉ phép năm và những lưu ý khi trình bày

Mẫu đơn xin nghỉ phép năm Thông thường tại các công ty hoặc doanh nghiệp, người lao động sẽ được...

Bài đọc nhiều

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

Trước đây, các 2D Animator đòi hỏi cần khả năng vẽ tốt, khả năng tạo hình ảnh hoàn hảo nối…

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

1. Các lý do nghỉ việc chính đáng Trong một lá đơn xin nghỉ lý do xin nghỉ giữ vai…

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là ngành học hiện đang được các bạn trẻ yêu thích và theo học. thực tế cho thấy đây là ngành nghề  mới đang còn khá…

Bài mới nhất

Quản trị mạng là gì trong doanh nghiệp

Quản trị mạng là gì trong doanh nghiệp

Trong thời đại công nghệ số, quản trị mạng đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo an toàn…

Antutu Là Gì: Hiểu Rõ Về Ứng Dụng Đo Hiệu Năng Điện Thoại

Antutu Là Gì: Hiểu Rõ Về Ứng Dụng Đo Hiệu Năng Điện Thoại

Bạn có thường xuyên nghe đến Antutu nhưng không biết nó là gì và vai trò của nó trong thế…

Hardware Là Gì: Sự Định Nghĩa và Ý Nghĩa Trong Công Nghệ

Hardware Là Gì: Sự Định Nghĩa và Ý Nghĩa Trong Công Nghệ

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và máy tính, khái niệm về “hardware” đóng vai trò quan trọng trong…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.