Mông lung ‘Học kỹ thuật phần mềm ra làm gì?’ phải đọc ngay!
Không cần phải băn khoăn “Học kỹ thuật phần mềm ra làm gì?” nhé. Đây là vị trí được nhiều nhà tuyển dụng công nghệ thông tin cực kỳ quan tâm.
- Những nguyên tắc mấu chốt giúp chuyên viên quản trị Web thành công 100%
- Tự học IT vẫn kiếm việc ngon, thuộc 7 bí kíp chinh phục nhà tuyển dụng
- 10 chứng chỉ giúp lấy lòng nhà tuyển dụng kỹ sư công nghệ thông tin
Tại Việt Nam, trong 3 lĩnh vực chính của ngành công nghệ cao gồm công nghiệp phần cứng, phần mềm và semi-conductor (bán dẫn), công nghiệp phần mềm đang được xem là ngành có độ nóng vào loại bậc nhất ở thời điểm hiện tại về nhân lực. Chính vì vậy, các bạn trẻ hoàn toàn có thể yên tâm học tập mà không phải nơm nớp lo lắng tự hỏi “Học kỹ thuật phần mềm ra làm gì?”
Chưa dừng lại, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, đa số các ngành nghề đều bị ảnh hưởng và gặp phải khó khăn. Tuy nhiên, Kỹ sư phần mềm lại là một trong những công việc ít chịu áp lực từ suy thoái kinh tế nhất. Không những thế, ngành này còn có những bước tăng trưởng đi ngược lại với hoàn cảnh kinh tế đang phải đối mặt. Có nghĩa là, ngành Công nghệ thông tin (CNTT) luôn phát triển với con số dương trong khi nhiều ngành lại xuống dốc. Vì thế, cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm là vô cùng hứa hẹn, người học không bao giờ phải hoang mang Kỹ thuật phần mềm ra làm gì, ở đâu,…
Ngành Kỹ thuật phần mềm là gì?
Ngành Kỹ thuật phần mềm là gì? Là một trong năm ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin, trọng tâm nghiên cứu về cách thức các hệ thống phần mềm cũng như phương thức quản lý, kiểm tra, đảm bảo chất lượng.
Ngành học Kỹ thuật phần mềm bao trùm kiến thức, các công cụ và các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm, thực hiện các tác vụ thiết kế, xây dựng, kiểm thử, bảo trì phần mềm.
Kỹ thuật phần mềm còn sử dụng kiến thức của các lĩnh vực như kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng, công thái học phần mềm, và kỹ nghệ hệ thống.
Kỹ thuật phần mềm thì học gì?
Khác với các ngành dạy chung chung như ngành Công nghệ thông tin, hoặc ngành chuyên dạy về các khái niệm hàn lâm, những kiến thức ở mức mô hình hóa (modeling) một bài toán, vấn đề như Khoa học máy tính, thì ở Kỹ thuật phần mềm, bạn sẽ được rèn luyện đa số về lập trình. Tùy theo chương trình từng trường, hoặc ngay cả từng thầy, cô giáo bộ môn mà bạn có thể theo học các ngôn ngữ lập trình (programming languages) khác nhau.
Tuy vậy, không có nghĩa bạn sẽ không được học các khái niệm hữu ích khác như Hệ cơ sở dữ liệu – cách thiết kế nơi lưu trữ các biến, các dữ liệu người dùng của chương trình. Hay Cấu trúc dữ liệu và giải thuật – môn giới thiệu cho bạn về các kiểu dữ liệu cơ bản, sự khác nhau giữa ràng array và linked list và các giải thuật thú vị khác.
Ngoài ra, người học cũng cần có một kiến thức nền tảng và chuyên môn tốt, cần phải trang bị những kiến thức cơ sở và chuyên ngành từ phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử đến quản lý các dự án phần mềm.
Ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh là bắt buộc để có thể đọc các tài liệu tham khảo cũng như cọ xát với môi trường học thuật và làm việc quốc tế. Bên cạnh đó, các kỹ năng mềm như quản lý thời gian, làm việc nhóm (teamwork), thuyết trình, viết báo cáo khoa học… còn giúp ứng viên trở nên nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Một số vị trí việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm
Ngành Kỹ thuật phần mềm rất rộng, bao gồm hàng trăm công việc khác nhau. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm, tùy theo năng lực, có thể ứng tuyển vào các vị trí phổ biến trong các công ty phần mềm trong và ngoài nước như:
- Chuyên viên phát triển phần mềm (Developer)
- Chuyên viên kiểm thử phần mềm (Tester)
- Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm (Quality Assurance)
- Chuyên viên quản lý dự án (Project Manager)
- Trưởng nhóm, nhân viên kỹ thuật (Technical Leader)
- Kỹ sư cầu nối (Bridge Software Engineer)
Ngoài ra, các kỹ sư phần mềm hoàn toàn có thể tự khởi nghiệp bằng cách nghiên cứu, phát triển các sản phẩm ứng dụng và đi kêu gọi vốn.
Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm
Trong những năm gần đây, ngành CNTT nói chung và Kỹ thuật phần mềm nói riêng được đánh giá là một trong số ít ngành nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Chỉ cần máy tính là tâm điểm trong đời sống, công việc và sinh hoạt của con người, bạn sẽ yên tâm, không lo thiếu việc. Thậm chí, so với các nghề khác, lương của kỹ sư phần mềm tại nước ta được đánh giá là cao hơn hẳn, rơi vào khoảng 18,6 – 35 triệu/tháng, thậm chí với những người làm ở vị trí quản lý, giám sát, mức lương 70 – 93 triệu là chuyện không khó.
Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn đến từ Úc, Mỹ, Nhật đang tìm kiếm lượng lớn các Kỹ sư phần mềm tại Việt Nam để hỗ trợ cho nhiều hoạt động liên quan đến công nghệ phần mềm. Vì thế, các Kỹ sư phần mềm chỉ lo không biết chọn nơi nào để phát triển sự nghiệp mà thôi.
Chưa dừng lại, rất nhiều kỹ sư phần mềm người Việt Nam còn đang nắm bắt cơ hội tại các công ty đa quốc gia, sang làm việc ở Singapore, Châu Âu, Thung lũng Silicon ở Mỹ, các công ty danh tiếng thế giới như Facebook, Google, IBM.
Trước tình hình này, các doanh nghiệp trong nước bây giờ lại có thêm nhiều chính sách tuyển dụng để “lôi kéo” nhân tài về phía mình bên cạnh tiền lương, chế độ đãi ngộ. Vì thế mà ngành này được xem là “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế và ổn định nhất trong mọi hoàn cảnh xã hội.
Công ty phần mềm “đỉnh” nhất Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam, số lượng Công ty lĩnh vực công nghệ phần mềm ngày càng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên để chọn lựa ra 1 nơi uy tín để học hỏi và phát triển, bạn cần nắm được thông tin về những đơn vị top đầu trong lĩnh vực này.
- FPT Software (FSoft)
- CMC Corporation
- MISA
- TMA Solutions
- Tinh Vân Group
- Global CyberSoft
- KMS Technology
- Harvey Nash (Nash Tech)
- FUJINET Systems
- Mona Media
Kỹ sư phần mềm – công việc được coi là sáng tạo và khó khăn bậc nhất, cũng là những con át chủ bài của các hãng công nghệ lớn trên thế giới trong việc khẳng định tên tuổi của mình. Do đó, dễ hiểu, đây là một trong những vị trí được ưu ái hàng đầu. Nhìn chung, ngành Kỹ sư phần mềm cũng như các ngành Công nghệ thông tin khác, vẫn đang trên đà lớn mạnh dù gặp nhiều khó khăn.
Có thể bạn quan tâm:
- Tự học IT vẫn kiếm việc ngon, thuộc 7 bí kíp chinh phục nhà tuyển dụng
- Top xu hướng công nghệ tương lai sẽ thay đổi thế giới công nghệ số
- Thiết kế website, việc làm công nghệ thông tin chẳng cần bỏ vốn mà thu về ngàn đô dễ ợt
Hy vọng bài viết đã giải đáp được cho các bạn sinh viên những băn khoăn cơ bản ngành Kỹ thuật phần mềm là gì, học Kỹ thuật phần mềm ra làm gì và cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm rộng mở ra sao. Ngay từ bây giờ, các bạn sinh viên hãy vạch sẵn hướng đi và trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cần thiết để tiến bước cùng với ngành nghề của thời đại.
>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây
Alex
Bài viết liên quan