Gắn bó 24/7 nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về các phần mềm máy tính

10/06/2019 10:32 AM    |    Tìm việc   >  Công nghệ thông tin

Với quy trình tạo ra các phần mềm máy tính mà chúng tôi nêu ra trong bài viết dưới đây, hy vọng bạn biết mình cần phải làm gì để trở thành một người viết phần mềm giỏi. Nhất là với những ai đang tìm việc làm IT.

Trong thời đại công nghệ số, không ai trong chúng ta là chưa được nghe tới hai chữ “phần mềm”. Nghe nhiều, nhắc nhiều là thế nhưng không phải ai cũng hiểu được cặn kẽ phần mềm máy tính là gì, phân loại phần mềm máy tính ra sao, các phần mềm máy tính hay ở đâu và cách tạo phần mềm máy tính như nào…

Phần mềm máy tính là gì?

Phần mềm có thể là bất cứ "thứ gì" chạy trên một máy tính.

Phần mềm có thể là bất cứ “thứ gì” chạy trên một máy tính. Nguồn ảnh: Internet

Máy tính có thể coi là bằng chứng cho sự phát triển không ngừng của thế giới công nghệ từ những ngày sơ khai cho đến hiện tại. Sự thăng tiến của sức mạnh của những chiếc máy tính qua thời gian cũng kéo theo đó là sự phát triển của những phần mềm đi kèm với nó.

Không giống như các thiết bị điện toán khác, phần mềm máy tính giờ đây được đầu tư sang nhiều phân mảng khác nhau, phục vụ tối đa cho nhiều mục đích sử dụng, cả về quân sự lẫn dân sự, y tế, giáo dục,… Qua thời gian, chúng được đầu tư mạnh mẽ cả về chất lượng lẫn nội dung. Có những phần mềm đã “già cỗi” nhưng sự ảnh hưởng của nó vẫn còn rất lớn, góp phần định hình nên kỷ nguyên công nghệ như ở hiện tại.

Phần mềm máy tính hay còn được gọi tắt là phần mềm (software) là một tập hợp các câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng 1 hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trận tự xác định nhằm tạo ra một nhiệm vụ hay chức năng năng hoặc một vấn đề cụ thể nào đó.

Phần mềm máy tính được phân thành 2 loại phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.

Các phần mềm máy tính hay

Có vô số nguồn gợi ý tốt về phần mềm cho người mới bắt đầu làm quen với máy tính trên mạng.

Có vô số nguồn gợi ý tốt về phần mềm cho người mới bắt đầu làm quen với máy tính trên mạng. Nguồn ảnh: Internet

Khi vừa mới mua laptop hoặc máy tính để bàn với hệ điều hành Windows, bạn sẽ băn khoăn không biết nên cài những phần mềm nào vào để sử dụng. Dưới đây là Top 14 phần mềm máy tính hay nhất đồng thời cũng là cơ bản nhất mà bạn nên tham khảo và cài đặt luôn nhằm phục vụ cho nhiều nhu cầu như soạn thảo, giải trí, học tập, xem tin tức…

  • Phần mềm Unikey
  • Phần mềm văn phòng Microsoft Office
  • Phần mềm diệt virus Avast
  • Trình duyệt web tốt nhất Google Chrome
  • Trình tăng tốc Download – IDM (Internet Download Manager)
  • Phần mềm giải nén WinRAR
  • Phần mềm dọn rác Ccleaner
  • Phần mềm nghe nhạc KMPlayer
  • Phần mềm đọc tập tin PDF – Foxit Reader
  • Phần mềm chống phân mảnh Defraggler
  • Phần mềm tạo ổ đĩa ảo UltraISO
  • Phần mềm chat và video call tốt nhất – Skype
  • Phần mềm chỉnh sửa ảnh Paint.NET
  • Adobe Flash Player

Top 5 phần mềm máy tính tuyệt vời nhất, có tầm ảnh hưởng nhất lịch sử nhân loại

Chúng ta nên biết đặc điểm của phần mềm máy tính để từ đó có một cái nhìn và sự hiểu biết cặn kẽ nhất định về nó.

Chúng ta nên biết đặc điểm của phần mềm máy tính để từ đó có một cái nhìn và sự hiểu biết cặn kẽ nhất định về nó. Nguồn ảnh: Internet

Danh sách được đề cử bởi Thư viện Quốc hội Mỹ:

  • Sabre (1964): Có thể coi như 1 trong những bộ não điện tử đầu tiên, có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới. Ban đầu, Sabre được thiết kế với mục đích sử dụng chính như 1 công cụ phục vụ ngành công nghiệp hàng không của Mỹ, cho phép người dùng đặt vé máy bay nhanh chóng, giúp nhân viên sân bay theo dõi hàng tồn kho, quản lý dữ liệu. Cho đến nay, Sabre đã phát triển lên quy mô toàn cầu, trở thành hệ thống ưa thích của hàng chục nghìn doanh nghiệp, điểm du lịch trên toàn thế giới.
  • Maze War (1973): Trải nghiệm không gian ảo (game)
  • Adventure (1975): Trò chơi thuộc dạng phiêu lưu, giải đố. Giờ đây, nó trở thành nền tảng, 1 phần tất yếu của bất kì trò chơi nổi tiếng nào.
  • Visicalc (1979): 1 trong những ứng dụng đặt nền móng cho việc định lượng số liệu, nói đúng hơn là các chương trình bảng tính trên máy tính sau này, điển hình là Excel.
  • Wordstar (1980): Là chương trình soạn thảo văn bản đầu tiên, là tiền thân của Microsoft Word hiện nay (thực chất vẫn được phát triển riêng). Sự phổ biến của Wordstar thậm chí giúp công ty chủ quản của nó là MicroPro thu về 70 triệu USD vào năm 1984 và trở thành công ty phần mềm lớn nhất lúc bấy giờ. Wordstar có nhiều nhược điểm như không có phông chữ, dùng tính điều hướng di chuyển con trỏ, không thể kiểm tra chính tả, không có định dạng dòng nhưng bù lại nó lại có dung lượng cực kì nhẹ, nhẹ đến khó tin và có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau. Dù Wordstar đã chết dần nhưng di sản của nó vẫn còn mãi.
Phần mềm có thể được mua tại các cửa hàng máy tính hoặc mua trực tuyến và được đóng gói trong hộp chứa bao gồm các đĩa (đĩa mềm, CD, DVD hoặc Blu-ray), hướng dẫn sử dụng, bảo hành và các tài liệu liên quan.

Phần mềm có thể được mua tại các cửa hàng máy tính hoặc mua trực tuyến và được đóng gói trong hộp chứa bao gồm các đĩa (đĩa mềm, CD, DVD hoặc Blu-ray), hướng dẫn sử dụng, bảo hành và các tài liệu liên quan. Nguồn ảnh: Internet

Bảo trì phần mềm máy tính ra sao?

Sau khi phần mềm được cài đặt trên máy tính, bạn có thể sẽ cần phải update phần mềm để tìm ra các lỗi trong quá trình sử dụng. Sử dụng các bản vá lỗi phần mềm là cách phổ biến nhất để update một chương trình phần mềm. Sau khi update xong, bất kỳ sự cố nào có thể gặp phải trong chương trình sẽ không còn xảy ra nữa.

Kỹ năng, tố chất của 1 nhân viên lập trình phần mềm

Lập trình viên chính là những người có khả năng nghiên cứu, chỉnh sửa, phát triển, sáng tạo ra các phần mềm máy tính dựa trên các công cụ lập trình.

Một hay nhiều lập trình viên máy tính sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết hướng dẫn cho phần mềm biết phải hoạt động và thực hiện những nhiệm vụ gì. Sau khi hoàn thành, chương trình sẽ được biên dịch thành một ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu được.

Một hay nhiều lập trình viên máy tính sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết hướng dẫn cho phần mềm biết phải hoạt động và thực hiện những nhiệm vụ gì. Sau khi hoàn thành, chương trình sẽ được biên dịch thành một ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu được. Nguồn ảnh: Internet

Để trở thành 1 lập trình viên “xịn”, bạn cần có những kỹ năng sau:

  • Tư duy logic: bao gồm thành thạo ngôn ngữ lập trình, xây dựng các ứng dụng nền tảng, khả năng tính toán tốt. Kỹ năng này được sử dụng trong tất cả các thao tác, công việc của ngành lập trình.
  • Phân tích, thiết kế hệ thống
  • Hiểu biết về một số công cụ cơ sở dữ liệu hoặc hệ điều hành và cách hoạt động của nó. Thông thường, mỗi lập trình viên sẽ chọn cho mình 1 nền tảng sở trường.
  • Làm việc nhóm: bao gồm giao tiếp nội bộ với các thành viên trong dự án, xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên. Đây là kỹ năng rất quan trọng, đặc biệt trong những dự án lớn, chứa tới vài triệu dòng code, một người không thể làm hết khối lượng công việc đồ sộ như thế. Ngoài ra, khi làm việc nhóm, bạn có thể học được rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức của những người khác. Làm việc nhóm là nơi để các ý tưởng được đưa ra để làm cho sản phẩm tốt hơn.
  • Thuyết trình, giao tiếp: rất cần thiết trong việc trình bày dự án với khách hàng, giúp cho công việc trở nên dễ dàng hơn. Hãy cứ thoải mái, đứng dậy, đi qua đi lại, sử dụng ngôn ngữ cử chỉ (body languages) để truyền đạt thông điệp mong muốn đến cho người nghe.
  • Ngoại ngữ: Có vốn ngoại ngữ tốt, bạn sẽ được giao những trọng trách giao tiếp, liên kết với khách hàng. Giao tiếp được với khách hàng quốc tế, bạn sẽ có cơ hội thể hiện nhiều hơn, được học hỏi nhiều hơn, sử dụng kiến thức, kinh nghiệm ấy để làm công việc trở nên tốt hơn, từ đó, vị trí của bạn sẽ được mọi người công nhận. Cơ hội thăng tiến cũng từ đây mà ra. Hãy thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ!
  • Sáng tạo: Công nghệ thông tin, phần mềm máy tính được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của xã hội. Vì thế, sự sáng tạo của bạn phải là không giới hạn.
  • Kỹ lưỡng, tỉ mỉ: Mỗi khi làm ra 1 sản phẩm, hãy tập trung chau chuốt từ chi tiết nhỏ nhất trong từng dòng code để sản phẩm trở nên tinh tế.
  • Lập kế hoạch: Lập kế hoạch để làm việc có khoa học, theo quy trình, tránh sai sót trong công việc cũng như căng thẳng, stress trong tinh thần.

Có thể bạn quan tâm:

Qua thông tin bài viết, hy vọng các bạn đã hiểu được phần mềm máy tính là gì, phân loại phần mềm máy tính như nào rồi. Hiện nay, có vô số các phần mềm máy tính hay mà lại miễn phí, các bạn đừng ngần ngại sử dụng thử để phát triển công việc tốt hơn nhé.

>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây

Bài viết liên quan

OPC là gì? Ứng Dụng Của OPC Trong Công nghệ thông tin

OPC là gì? Ứng Dụng Của OPC Trong Công nghệ thông tin

Trong lĩnh vực công nghiệp, OPC là một thuật ngữ phổ biến nhưng có thể gây hiểu nhầm đối với...

Hosting Server là gì? 4 Loại Hình Hosting Server Phổ Biến

Hosting Server là gì? 4 Loại Hình Hosting Server Phổ Biến

Hosting server, một thuật ngữ thường được nghe trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển web. Trong...

Unix là gì? Các Đặc Điểm Nổi Bật Của Hệ Điều Hành Unix

Unix là gì? Các Đặc Điểm Nổi Bật Của Hệ Điều Hành Unix

Unix là một trong những hệ điều hành phổ biến và mạnh mẽ nhất được sử dụng trên các máy...

Bài đọc nhiều

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Nếu như muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến…

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

1. Các lý do nghỉ việc chính đáng Trong một lá đơn xin nghỉ lý do xin nghỉ giữ vai…

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là ngành học hiện đang được các bạn trẻ yêu thích và theo học. thực tế cho thấy đây là ngành nghề  mới đang còn khá…

Bài mới nhất

Computer Programmer Là Gì? Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết

Computer Programmer Là Gì? Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết

Bạn đã từng nghe đến “computer programmer” nhưng không biết chính xác nó là gì? Trong bài viết này, chúng…

OPC là gì? Ứng Dụng Của OPC Trong Công nghệ thông tin

OPC là gì? Ứng Dụng Của OPC Trong Công nghệ thông tin

Trong lĩnh vực công nghiệp, OPC là một thuật ngữ phổ biến nhưng có thể gây hiểu nhầm đối với…

Hosting Server là gì? 4 Loại Hình Hosting Server Phổ Biến

Hosting Server là gì? 4 Loại Hình Hosting Server Phổ Biến

Hosting server, một thuật ngữ thường được nghe trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển web. Trong…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.