Bí quyết để trở thành kỹ sư máy tính trong 5 bước hoàn hảo

06/06/2019 03:17 PM    |    Tìm việc   >  Kỹ thuật máy tính

Có thể khẳng định, các kỹ sư máy tính là những người đóng một vai trò quan trọng trong tương lai của bất kỳ quốc gia nào trong thời đại 4.0 bùng nổ. Nhu cầu tìm nguồn nhân lực trong ngành này một gia tăng và nghề kỹ thuật máy tính trở thành niềm mơ ước của rất nhiều người trẻ. Đây là một ngành đầy triển vọng nhưng tất nhiên sẽ không có con đường nào trải đầy hoa hồng cả, sẽ có rất nhiều những thách thức mà các kỹ sư công nghệ thông tin sẽ phải đối mặt trong sự nghiệp của mình.

bi-quyet-de-tro-thanh-ky-su-may-tinh-trong-5-buoc-hoan-hao (2)

Kỹ sư kĩ thuật máy tính được các doanh nghiệp chào đón nhiệt tình – Ảnh: Internet

Nghề kỹ sư máy tính là gì?

Các kỹ thuật viên máy tính là những chuyên gia được đào tạo để thiết kế, phát triển, triển khai và thử nghiệm cả phần cứng lẫn phần mềm của một hệ thống máy tính. Đồng thời, các kỹ sư cũng có thể thiết kế các mạng lưới kết nối các hệ thống máy tính và đảm nhiệm vai trò tích hợp các chương trình phần mềm với phần cứng máy tính với nhau. Ngoài ra, các kỹ sư máy tính còn tạo ra các ứng dụng, chương trình xử lý văn bản, trò chơi và phần mềm khác cho người tiêu dùng. Tóm lại, đây là hoạt động điều hành sự phát triển của máy tính và người kỹ sư thường đảm nhận một khâu trong quá trình đó. Để trở thành kỹ sư chuyên nghiệp, bạn cần trải qua 5 bước quan trọng sẽ được đề cập dưới đây.

1. Kỹ sư công nghệ thông tin được đào tạo qua trường lớp bài bản và có ít nhất bằng cử nhân trở lên

Để trở thành một kỹ sư máy tính, thông thường bạn sẽ cần phải có bằng cử nhân về chuyên ngành khoa học máy tính, hệ thống thông tin máy tính, công nghệ phần mềm và các ngành liên quan khác. Bên cạnh đó, việc học trực tuyến qua các khóa đào tạo để trở thành một kỹ thuật viên máy tính hoặc lập trình viên mà không có các bằng cấp chính quy trở lên dễ dàng hơn nhiều. Ở các nước phát triển, bằng thạc sĩ có thể được ưu tiên hơn.

Hình 1 Kỹ sư máy tính

Được đào tạo bài bản sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội hơn với nghề – Ảnh: Internet

Ở cấp độ cử nhân, tùy thuộc vào chuyên ngành công nghệ của bạn, chương trình giảng dạy của bạn có thể bao gồm các khóa học về phân tích hệ thống, cấu trúc dữ liệu, thiết kế phần mềm và ngôn ngữ lập trình. Các nghiên cứu sau đại học của ngành kỹ thuật viên máy tính sẽ bao gồm đào tạo nâng cao về vấn đề trong chương trình giảng dạy bạn đã chọn, có thể bao gồm kiến ​​trúc doanh nghiệp, chất lượng phần mềm và thử nghiệm, nghiên cứu và trí tuệ nhân tạo,… Tất cả những môn học được đưa vào giảng dạy trong quá trình học tập sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bước vào nghề, đồng thời tìm được vị trí công việc cao.

2. Xem xét các chứng nhận về kinh nghiệm thực tế

Các chứng chỉ là không bắt buộc nhưng đó là một hình thức được các tổ chức hay doanh nghiệp nổi tiếng đề nghị khi bạn xin ứng tuyển nghề kỹ sư công nghệ thông tin. Nếu bạn có được chứng nhận của các tổ chức thương mại chuyên nghiệp, chẳng hạn như Viện Kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE) hay Microsoft Windows thì dù có vứt đâu bạn cũng xin được công việc ngon lành thu nhập vài nghìn USD một tháng. Ngoài ra, bạn có thể có được chứng nhận trong các chương trình phần mềm cụ thể thông qua các nhà cung cấp phân phối chúng. Trong trường hợp này, các chứng nhận về nghề kỹ sư máy tính sẽ giống như bản CV đẹp mắt chứng minh cho họ thấy bạn đã có kinh nghiệm làm việc tương tự trước đó. Bản đánh giá của nơi bạn thực tập cũng chính là thước đo giá trị lao động của bạn, từ đó quyết định xem sẽ trả lương bao nhiêu cho bạn.

3. Kỹ sư máy tính phải thu thập kinh nghiệm làm việc

Hình 2 Kỹ sư máy tính

Kinh nghiệm sẽ được tích lũy trong quá trình đồng hành với nghề – Ảnh: Internet

Nhìn chung thì lĩnh vực kỹ thuật máy tính khá là rộng, các kỹ năng kỹ thuật cần thiết sẽ gặp khi đi phỏng vấn mà bạn gặp phải cũng sẽ khác nhau, tùy theo công việc đó tập trung vào phần cứng hay phần mềm nhiều hơn. Vì vậy, việc thử làm các công việc khác nhau để tiếp thu kinh nghiệm là vô cùng quan trọng. Là một kỹ thuật viên máy tính, bạn có thể làm việc cho nhiều tổ chức khác nhau. Bạn có thể tăng triển vọng công việc bằng cách tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn quan tâm trong thời gian thực tập. Điều này sẽ hữu ích giúp bạn tìm được vị trí tốt sau khi ra trường. Bạn có thể được tuyển dụng bởi các công ty thiết kế và triển khai các sản phẩm, ứng dụng, hệ điều hành, phần mềm trung gian, trò chơi máy tính và các ứng dụng tiện ích. Bạn cũng có thể làm việc cho các công ty phi công nghệ sử dụng kỹ thuật phần mềm máy tính cho các hoạt động của họ, chẳng hạn như để thanh toán, tính lương và hàng tồn kho.

4. Tham gia các Hiệp hội, học hỏi thêm lĩnh vực khác

Các hiệp hội thương mại cung cấp cho bạn nhiều lợi ích khác nhau, chẳng hạn như cơ hội tham gia các khóa kỹ thuật viên máy tính miễn phí, tài nguyên mạng chuyên nghiệp và cập nhật ngành. Một số tổ chức thương mại mà bạn có thể tham gia bao gồm: Hiệp hội Công nghiệp Thông tin & Phần mềm, Hiệp hội Quốc tế về Hệ thống Thông tin Máy tính. Mục đích của việc tham gia chính là để nâng cao trình độ chuyên ngành. Bạn có thể tăng triển vọng công việc bằng cách tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn quan tâm trong thời gian thực tập. Tăng cơ hội kết nối với doanh nghiệp, điều này có thể hữu ích khi tìm kiếm một vị trí kỹ sư công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp.

Hình 3 Kỹ thuật viên máy tính

Người kỹ sư máy tính luôn học hỏi và cập nhật xu thế công nghệ mới – Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, tính chất công việc của một nhà phát triển công nghệ là thường xuyên phải làm việc chặt chẽ với các lập trình viên, nhà thiết kế, nhà phát triển sản phẩm và những người thử nghiệm nên thực sự cần phải có kỹ năng giao tiếp và giao tiếp có hiệu quả sẽ tăng khả năng làm việc nhóm rất tốt. Nhìn chung thì lĩnh vực kỹ thuật máy tính khá là rộng, các kỹ thuật viên máy tính sẽ làm nhiệm vụ khác nhau, tùy theo công việc tập trung vào phần cứng hay phần mềm nhiều hơn, và tất nhiên là yêu cầu thực tế của các nhà tuyển dụng nữa.

5. Luôn cập nhật không ngừng

Luôn cập nhật các công nghệ mới, quy trình và sáng kiến ​​trong ngành là rất quan trọng đối với các hoạt động trong nghề kỹ sư máy tính. Công nghệ thông tin đã và đang tác động đến mọi mặt trong đời sống của con từ cơ sở hạ tầng cơ sở dữ liệu đến việc ứng dụng thực tiễn trong các lĩnh vực: y học, giáo dục, kinh doanh,… nên kỹ sư công nghệ thông tin sẽ là một trong những nghề nghiệp làm nên sự phát triển của con người trong thế kỷ này. Vì vậy, bạn phải luôn đi đầu, luôn làm mới bản thân thì mới có thể tiến xa hơn trong nghề.

Hình 4 Kỹ thuật viên công nghệ thông tin

Nhiều công ty tìm kiếm kỹ sư kĩ thuật máy tính giỏi về làm việc cho họ – Ảnh: Internet

Kỹ thuật viên máy tính là công việc sáng tạo và khó khăn bậc nhất, cũng là những “át chủ bài” của các hãng công nghệ lớn trên thế giới trong việc khẳng định tên tuổi của mình. Với nhu cầu mạnh mẽ như vậy, việc chuẩn bị cho sự nghiệp trong ngành kỹ thuật phần cứng và phần mềm máy tính là một lựa chọn tốt nhất mở ra nhiều cơ hội việc làm có thu nhập cao. Những kỹ sư có tay nghề giỏi có thể có những cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước đang phát triển với công nghệ máy tính và ngành công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore, Australia, Canada,…

>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây

HaDi

Bài viết liên quan

Hardware Là Gì: Sự Định Nghĩa và Ý Nghĩa Trong Công Nghệ

Hardware Là Gì: Sự Định Nghĩa và Ý Nghĩa Trong Công Nghệ

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và máy tính, khái niệm về "hardware" đóng vai trò quan trọng trong...

System Engineer là gì: Ý Nghĩa, Vai Trò và Cơ Hội Nghề Nghiệp

System Engineer là gì: Ý Nghĩa, Vai Trò và Cơ Hội Nghề Nghiệp

Trong thời đại công nghệ hiện đại, vai trò của system engineer ngày càng trở nên quan trọng trong việc...

Cryptography là gì và nó hoạt động như thế nào?

Cryptography là gì và nó hoạt động như thế nào?

Cryptography là gì? Như Bruce Scheneider đã đề cập tới trong quyển sách Applied Cryptography - "The art and science...

Bài đọc nhiều

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Nếu như muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến…

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

Trước đây, các 2D Animator đòi hỏi cần khả năng vẽ tốt, khả năng tạo hình ảnh hoàn hảo nối…

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là ngành học hiện đang được các bạn trẻ yêu thích và theo học. thực tế cho thấy đây là ngành nghề  mới đang còn khá…

Bài mới nhất

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

Bạn đang tìm hiểu về React Native và muốn hiểu rõ hơn về công nghệ này? Trong bài viết này,…

Microsoft Project là gì? Tính Năng Chính của Microsoft Project

Microsoft Project là gì? Tính Năng Chính của Microsoft Project

Microsoft Project là một phần mềm hàng đầu được phát triển bởi Microsoft, được thiết kế để hỗ trợ quản…

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Trong thế giới Công nghệ thông tin hiện nay, khái niệm “web server” (máy chủ web) đóng vai trò quan…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.