Kỹ sư máy tính – vị trí nhân sự mà mọi công ty công nghệ cần có

15/06/2019 09:35 AM    |    Tìm việc   >  Kỹ thuật máy tính

>> Thung lũng silicon Đà Nẵng – cơ hội tuyển dụng ngành công nghệ thông tin
>> 4 mặt trái cuộc sống của một kỹ sư máy tính: Làm cách nào để khắc phục?
>> Học kỹ sư công nghệ thông tin: Muốn tìm việc “ngon” thì phải nhớ 6 điều!

Hiện nay, công nghệ thông tin không chỉ trở thành ngành thu hút người học nhiều nhất, mà còn mở ra triển vọng tìm việc IT rất lớn cho sinh viên. Đặc biệt là ngành kỹ sư máy tính. Nhu cầu nhân lực ngành này hiện “nóng” hơn bao giờ hết.

kỹ sư máy tính 1

Đây là một ngành nghề khan hiếm nhân sự hiện nay.

Kỹ sư máy tính là gì?

Các kỹ sư máy tính về cơ bản sẽ là những người chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển, triển khai và thử nghiệm cả phần cứng lẫn phần mềm của một hệ thống máy tính. Hệ thống này này cũng bao gồm cả các thành phần được tìm thấy bên trong thiết bị máy tính, cũng như các thiết bị thực tế có chứa các máy tính và phần mềm chạy trên các máy đó. Các kỹ sư này cũng có thể thiết kế các mạng mạng lưới kết nối các hệ thống máy tính cũng như đảm nhiệm vai trò tích hợp các chương trình phần mềm với phần cứng máy tính.

kỹ sư máy tính 2

Là một kỹ sư giỏi, bạn phải nắm vững kiến thức chuyên môn.

Bên cạnh đó phải có các kiến ​​thức cơ bản về máy tính và thiết bị điện tử bao gồm bo mạch, bộ vi xử lý, các thiết bị điện tử cũng như các ứng dụng và lập trình. Mỗi lập trình viên phải có một nền tảng vững chắc về toán học và tiếng Anh. Cá nhân cũng phải có một nền tảng nhất định về khoa học kỹ thuật và công nghệ. Bao gồm cả việc áp dụng các nguyên tắc, kỹ thuật, quy trình, thiết bị để thiết kế và sản xuất phần cứng máy tính khác nhau liên quan đến.

Kỹ sư phần cứng máy tính

Là các chuyên gia phát triển, thiết kế, kiểm tra, nghiên cứu và quản lý việc cài đặt các linh kiện phần cứng của máy tính. Các linh kiện phần cứng bao gồm các bo mạch chủ, chip máy tính, modem, máy in và các thiết bị ngoại vi khác thường được kết nối với máy tính. 

Kỹ sư phần mềm máy tính 

Là các chuyên gia làm công việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển và duy trì hệ thống phần mềm, đồng thời phát triển phần cứng cho các mục đích y tế, khoa học và công nghiệp. Kỹ sư phần mềm là những người lập trình cho máy tính trong khi các kỹ sư phần cứng là những người đảm bảo rằng các thành phần bên ngoài là hiệu quả, an toàn và được cài đặt đúng để đảm bảo hệ thống máy tính hoạt động nhanh nhất và hiệu quả cao nhất.

Nhu cầu nguồn nhân lực kỹ sư phần mềm 

Kỹ thuật phần mềm là một ngành của tương lai. Khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang bùng nổ và len lỏi vào mọi khía cạnh của đời sống, thì nhân lực ngành này đang trở nên ngày một khan hiếm. 

Kỹ sư máy tính 3

Cơ hội thăng tiến trong ngành này rất lớn.

Vài năm trở lại đây, số lượng các công ty công nghệ thông tin đổ về Việt Nam nhiều hơn, một phần do những biến động trên thị trường thế giới. Các nhà đầu tư đang “chán” dần các thị trường truyền thống là Trung Quốc, Ấn Độ vì chi phí nhân công, nạn ăn cắp bản quyền phần mềm tăng. Các nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển sang các quốc gia khác như Việt Nam, Philippines, Myanmar… Thêm vào đó, ngày càng có nhiều công ty công nghệ thông tin mới được mở tại Việt Nam khiến việc cạnh tranh trong tuyển dụng càng khốc liệt. Một số công ty nước ngoài trong lĩnh vực này như Intel, IBM, Renesas, Orange Telecom, Toshiba, Panasonic, NEC đã bắt đầu tuyển dụng nhân lực Việt Nam để phục vụ các nền tảng công nghệ cao. Những nhân lực này cần được đào tạo theo ngành Tin học,  Kỹ thuật máy tính, để được trang bị tốt những kiến thức cả về phần mềm lẫn phần cứng.

Với thực tế quá khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao mảng công nghệ thông tin, nhất là những kỹ sư phần mềm giỏi, không khó hiểu vì sao nhân lực ngành này luôn được các công ty phát triển Game, phát triển ứng dụng săn lùng ráo riết. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam, thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành kỹ sư phần mềm lại vô cùng lớn.

Những lĩnh vực cần đến các kỹ sư máy tính phần mềm

Với sự hỗ trợ của phần mềm, con người được giải phóng khỏi những công việc thủ công nhàm chán, các quy trình hoạt động được tối ưu hóa, giảm thiểu các sai sót. Trong khi đó, người học kỹ thuật phần mềm được học và hướng dẫn sử dụng thêm nhiều mảng kiến thức của các lĩnh vực như: kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng, công thái học phần mềm và kỹ nghệ hệ thống…

kỹ sư máy tính 4

Với một kỹ sư giỏi nghề, có ý tưởng và “nhạy” trong việc định hướng nhu cầu thị trường, nhu cầu người dùng, có thể nhận mức lương 800-1.200 USD/ tháng. Thậm chí với nhiều công ty chuyên về phần mềm đa quốc gia, mức lương ấy có thể là 1.500-2.000 USD/tháng.

Chính vì thế, một kỹ sư phần mềm khi ra trường có thể làm việc ở rất nhiều mảng, nhiều lĩnh vực, bao gồm: Viễn thông, chế tạo, giao thông vận tải, phát triển sản phẩm. Dưới đây là một số lĩnh vực thú vị khác liên quan đến kỹ thuật máy tính:

  • Làm việc với công nghệ radar và truyền thông.
  • Hỗ trợ nâng cao hiệu suất các hệ thống tính toán dùng cho các lĩnh vực y học và hạt nhân;
  • Hỗ trợ phát triển các phần mềm quân sự
  • Thiết kế phần cứng và tích hợp phần mềm cho các thiết bị robot.

Sau khi tốt nghiệp, nếu sinh viên có đủ trình độ chuyên môn và năng lực có thể đảm nhận các vị trí công tác như:

– Chuyên viên nghiên cứu, tham gia hoạch định chính sách, phát triển dự án về phần cứng và phần mềm trong công nghiệp

– Chuyên viên phân tích, thiết kế các hệ thống phần cứng và phần mềm trong công nghiệp

– Chuyên viên quản trị mạng hạ tầng công nghệ thông tin và các mạng viễn thông

– Tham gia vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực tin học và tự động hóa.

Những yêu cầu đối với kỹ sư máy tính

Để trở thành một kỹ sư giỏi, bạn sẽ nhất định phải có bằng cấp như cử nhân hoặc kỹ sư về chuyên ngành kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính hoặc kỹ thuật điện. Thế nhưng do sự phát triển của giáo dục trực tuyến và bootcamps trực tiếp hiện nay, bạn hoàn toàn dễ dàng có thể trở thành kỹ sư chuyên nghiệp hay một lập trình viên mà không cần phải có các bằng cấp chính quy.

kỹ sư máy tính 5

Bên cạnh đó, một người làm về lĩnh vực này còn cần phải có những yếu tố sau:

  • Ngoài các kiến thức cơ bản về máy tính, còn phải hiểu biết kiến trúc phần cứng máy tính cụ thể mà bạn sẽ làm việc cùng.
  • Kinh nghiệm thiết kế, mã hóa cũng như kiểm tra các hệ thống phần mềm, biết cách xây dựng hệ thống PC riêng.
  • Biết các thủ tục hoặc hệ thống lệnh để kiểm tra phần mềm.
  • Có sự hiểu biết và nắm rõ các hệ điều hành khác nhau, bao gồm Windows và Linux và cách một số loại phần mềm nhất định sẽ làm việc trên các hệ điều hành này.
  • Có kinh nghiệm trong tiếp xúc với các trình điều khiển thiết bị (drivers).
  • Có sự hiểu biết về phần mềm hay được sử dụng trong một số lĩnh vực cụ thể, hệ thống mạng và bảo mật.
  • Có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình như C ++, Java và các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khác.

>> Những công ty game Việt Nam hàng đầu, doanh thu toàn nghìn tỷ/năm
>> 5 nước nên du học công nghệ thông tin bởi chất lượng giảng dạy hàng đầu
>> Làm cho công ty Công nghệ thông tin không lo nghèo, lại “phất” nhanh

Trong thời đại 4.0 này, công nghệ thông tin đã và đang tác động đến mọi mặt trong đời sống của con từ cơ sở hạ tầng cơ sở dữ liệu đến việc thực hiện những chính sách công, kỹ sư máy tính sẽ là một trong những nghề nghiệp làm nên sự phát triển của con người trong thế kỷ này. 

>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây

Hana.T

Bài viết liên quan

Hardware Là Gì: Sự Định Nghĩa và Ý Nghĩa Trong Công Nghệ

Hardware Là Gì: Sự Định Nghĩa và Ý Nghĩa Trong Công Nghệ

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và máy tính, khái niệm về "hardware" đóng vai trò quan trọng trong...

Mã nguồn là gì? Những loại mã nguồn nào thường được dùng?

Mã nguồn là gì? Những loại mã nguồn nào thường được dùng?

Đối với lĩnh vực thiết kế trang web, " Mã nguồn là gì " không còn xa lạ đối với...

Tìm hiểu khái niệm word là gì và tầm quan trọng của word

Word là một phần mềm xử lý văn bản đơn giản được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới....

Bài đọc nhiều

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Nếu như muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến…

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

1. Các lý do nghỉ việc chính đáng Trong một lá đơn xin nghỉ lý do xin nghỉ giữ vai…

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là ngành học hiện đang được các bạn trẻ yêu thích và theo học. thực tế cho thấy đây là ngành nghề  mới đang còn khá…

Bài mới nhất

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

Bạn đang tìm hiểu về React Native và muốn hiểu rõ hơn về công nghệ này? Trong bài viết này,…

Microsoft Project là gì? Tính Năng Chính của Microsoft Project

Microsoft Project là gì? Tính Năng Chính của Microsoft Project

Microsoft Project là một phần mềm hàng đầu được phát triển bởi Microsoft, được thiết kế để hỗ trợ quản…

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Trong thế giới Công nghệ thông tin hiện nay, khái niệm “web server” (máy chủ web) đóng vai trò quan…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.