Tuyển dụng IT Manager: có đủ 5 kỹ năng, chinh phục sếp khó tính

05/07/2019 03:29 PM    |    Tìm việc   >  Công nghệ thông tin

Là công việc đòi hỏi phải có trình độ, năng lực thật sự, chuyên môn cao nên các ứng viên phải trang bị kỹ năng thật vững mới lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng IT Manager.

Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành nghề cực hot trong xã hội hiện nay, nhưng đồng thời cũng là một môi trường làm việc đầy thách thức. Bởi lẽ, công nghệ liện tục thay đổi không ngừng nghỉ, người làm trong lĩnh vực này, đặc biệt vị trí IT Manager (nhà quản lý công nghệ thông tin) phải có tư duy logic, thích ứng cao, biết được các vấn đề liên quan đến khách hàng và xu hướng phát triển của nghề nghiệp. Để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng IT Manager của các doanh nghiệp, công ty, ứng viên có đủ 5 kỹ năng dưới đây.

IT Manager (nhà quản lý CNTT) là một ngành nghề thời thượng ở xã hội hiện nay, công việc đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn cao, khả năng lãnh đạo cực tốt - nguồn ảnh: internet.

IT Manager (nhà quản lý CNTT) là một ngành nghề thời thượng ở xã hội hiện nay, công việc đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn cao, khả năng lãnh đạo cực tốt – nguồn ảnh: internet.

IT Manager là gì?

Định nghĩa

IT Manager là người quản lý công nghệ thông tin ở trí cao nhất trong tổ chức IT. Họ đưa ra quyết định công nghệ cho các tổ chức, doanh nghiệp, công ty có nhu cầu. Đồng thời lãnh đạo một đội ngũ nhân viên, chuyên gia làm trong lĩnh vực CNTT (bao gồm: cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin, các phần mềm phần cứng, ứng dụng kinh doanh,…)

IT Manager là người quản lý công nghệ thông tin ở trí cao nhất trong tổ chức IT. và đưa ra quyết định công nghệ cho các tổ chức, doanh nghiệp, công ty có nhu cầu - nguồn ảnh: internet.

IT Manager là người quản lý công nghệ thông tin ở trí cao nhất trong tổ chức IT. Và đưa ra quyết định công nghệ cho các tổ chức, doanh nghiệp, công ty có nhu cầu – nguồn ảnh: internet.

Vai trò của IT Manager

Làm quản lý công nghệ thông tin không phải là công việc dễ dàng gì, vị trí này đòi hỏi phải am hiểu đầy đủ kiến thức chuyên môn, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, công ty. Bên cạnh đó, họ cần có khả năng giao tiếp tốt không chỉ với đồng nghiệp mà còn cả khách hàng (trao đổi về kỹ thuật, công nghệ, kinh doanh,…)

Ngoài ra, IT Manager cũng cần thành thạo trong việc thiếp lập kế hoạch chiến lược, chính sách của doanh nghiệp, công ty. Đồng thời, biết phân bổ tài nguyên nguồn lực, tuyển dụng IT Manager và đánh giá đội ngũ nhân viên cấp dưới. Sau đó, hỗ trợ team của mình trong mỗi dự án công nghệ thông tin, dự đoán và giải quyết mọi vấn đề từ phía khách hàng. Đây là việc làm cực kỳ quan trọng với người quản lý CNTT.

Quan trọng nhất là đánh giá phân tích được nhu cầu của doanh nghiệp, công ty bạn đang làm việc, cụ thể là các chi phí và lợi ích của dự án CNTT. Từ đó, đưa ra quyết định đúng đắn và sáng suốt nhất về quy trình quản lý dịch vụ, tài sản CNTT. Cũng như quy chế bảo mật, chính sách hoạt động của bộ phận IT.

Người quản lý công nghệ thông tin cần thành thạo trong việc thiếp lập kế hoạch chiến lược, chính sách của doanh nghiệp và biết phân bổ tài nguyên nguồn lực, tuyển dụng và đánh giá đội ngũ nhân viên cấp dưới – nguồn ảnh: internet.

Kỹ năng cần có của IT Manager

Hỗ trợ kinh doanh

Người quản lý IT không chỉ cần kiến thức chuyên môn tốt, mà cần cả kỹ năng hỗ trợ kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp. Đây là một trong những kỹ năng cần thiết cho công việc này. Khi đơn vị bạn đang làm có các dự án CNTT buôn bán phần cứng – phần mềm ra ngoài thị trường, doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải tăng trưởng doanh số trong tháng tới. Lúc này, IT Manager cần phải nâng cao tố chất lãnh đạo, lên chiến lược, thúc đẩy nhân viên làm thế nào để đảm bảo yêu cầu của ban lãnh đạo.

Vai trò trong phần này của họ cũng không đơn giản. Ngoài những kỹ năng chuyên môn bắt buộc phải nắm vững (hệ thống, network, system, ETC,…), IT Manager phải trang bị kỹ năng đàm phán và các kiến thức quản trị (Business IT, Cross – Function Integration).

Lên nội dung, mục tiêu công việc rõ ràng

Một nhân viên công nghệ thông tin là người luôn tràn đầy ý tưởng, sáng tạo, thế nhưng điều quan trọng nhất là họ phải hiểu nội dung công việc cần thực hiện là gì, mục tiêu hướng đến ra sao? Chính vì thế, người quản lý cũng như thành viên trong lĩnh vực này cần xác định rõ ràng, cụ thể mọi vấn đề, đây là những điều quan trọng với bất cứ cá nhân nào làm việc trong ngành IT. Cuối cùng IT Mangager cần có trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo chúng thật đúng và chính xác.

Giải quyết sự cố nhanh chóng

Trong các công ty, sự cố, vấn đề nảy sinh có thể xảy ra bất kỳ khi nào. Lúc này, người quản lý CNTT phải tư duy nhanh, đưa ra cách giải quyết nhanh chóng và thật hiệu quả, và đặc biệt xử lý làm sao không để chúng lặp lại ở một lĩnh vực khác. Ở những trường hợp này, ban giám đốc lãnh đạo công ty sẽ đánh giá bạn là người có năng lực ra sao, khả năng lãnh đạo ở cấp độ nào?

Người quản lý CNTT phải tư duy nhanh, đưa ra cách giải quyết nhanh chóng và thật hiệu quả cho các sự cố ở công ty - nguồn ảnh: internet.

Người quản lý CNTT phải tư duy nhanh, đưa ra cách giải quyết nhanh chóng và thật hiệu quả cho các sự cố ở công ty – nguồn ảnh: internet.

Xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp

Khi bạn làm ở vị trí quản lý, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp trong công ty là rất cần thiết. Làm tốt điều này, bạn vừa được sự tin tưởng của ban lãnh đạo, tín nhiệm của nhân viên cấp dưới, công việc của bạn sẽ diễn ra suôn sẻ.

Bên cạnh đó, xây dựng được niềm tin từ các phòng ban trong công ty cho nhóm công nghệ thông tin của mình, thì mọi việc chắc chắn tốt hơn rất nhiều. Cụ thể như: giải quyết mọi vấn đề về tiền lương, mức đãi ngộ,…một cách dễ dàng, như vậy cấp dưới của bạn làm việc đỡ căng thẳng, hiệu quả công việc đương nhiên sẽ tăng cao.

Từ đó, bạn có thể đề xuất được quyền lợi cho nhân viên của mình những quy định hấp dẫn hơn như: làm việc chỉ 5 ngày trong tuần, giờ làm việc thoải mái (8h30 – 17h30), thưởng 2 tháng lương cuối năm và tháng lương thứ 13, bảo hiểm cho cá nhân và gia đình, có những chương trình đào tạo phong phú,…

Tinh thần làm việc nhóm

Ai đang làm trong ngành công nghệ thông tin đều hiểu rõ sự phức tạp và áp lực rất cao. Cho nên, làm việc nhóm trong môi trường này là rất cần thiết. Nếu không xây dựng được niềm tin, gắn kết giữa các thành viên thì dự án khó mà thành công được. Cho nên, ở đây rất cần sự hợp tác của cả team, một IT Manager biết hỗ trợ người khác, bất kỳ là ai hay bất cứ khi nào, thì cấp dưới của bạn có thể học hỏi theo, và có cái nhìn nể phục bạn.

Ngoài ra, người quản lý xuất sắc là biết theo dõi tình hình của cấp dưới, năng lực làm việc cũng như sức khỏe của nhân viên cần được đảm bảo. Ở trong trường hợp, họ bị căng thẳng vì áp lực công việc, bạn cần can thiệp ngay tức khắc, đưa ra cách giải quyết kịp thời, có thể cho họ một ngày nghỉ để lấy tinh thần làm việc.

Một IT Manager biết hỗ trợ người khác, bất kỳ là ai hay bất cứ khi nào, thì cấp dưới của bạn có thể học hỏi theo, và có cái nhìn nể phục bạn - nguồn ảnh: internet.

Một IT Manager biết hỗ trợ người khác, bất kỳ là ai hay bất cứ khi nào, thì cấp dưới của bạn có thể học hỏi theo, và có cái nhìn nể phục bạn – nguồn ảnh: internet.

Có thể bạn quan tâm:

Ở cương vị là một IT Manager, ngoài những kỹ năng kỹ thuật cần có, công việc này đòi hỏi bạn phải có năng lực phân tích thực tiễn kinh doanh, am hiểu thị trường kinh tế – văn hóa xã hội, hiểu biết về quy trình hoạt động kinh doanh của công ty. Các vấn đề nhu cầu của khách hàng, xu hướng phát triển của ngành CNTT. Quan trọng hơn hết, bạn phải có khả năng lãnh đạo, bảo vệ và đòi quyền lợi cho nhân viên, cấp dưới của mình. Trên đây là một số kỹ năng của người quản lý công nghệ thông tin cần có, nắm chắc chúng trong tay, bạn có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của nhà tuyển dụng IT Manager.

>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây

L.Tú Anh

Bài viết liên quan

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

Bạn đang tìm hiểu về React Native và muốn hiểu rõ hơn về công nghệ này? Trong bài viết này,...

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Trong thế giới Công nghệ thông tin hiện nay, khái niệm "web server" (máy chủ web) đóng vai trò quan...

Cơ hội phát triển cho ứng viên Ngành Robot và Trí Tuệ Nhân Tạo

Cơ hội phát triển cho ứng viên Ngành Robot và Trí Tuệ Nhân Tạo

Ngành robot và trí tuệ nhân tạo (AI) đang là hai lĩnh vực thuộc ngành công nghệ thông tin đang...

Bài đọc nhiều

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là ngành học hiện đang được các bạn trẻ yêu thích và theo học. thực tế cho thấy đây là ngành nghề  mới đang còn khá…

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2023

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2023

Thông thường, bản sơ yếu lý lịch đã có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc . Dưới đây là…

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

Trước đây, các 2D Animator đòi hỏi cần khả năng vẽ tốt, khả năng tạo hình ảnh hoàn hảo nối…

Bài mới nhất

Lập Trình Web – Cơ Hội Nghề Nghiệp Lớn Cho Người Đam Mê Công Nghệ

Lập Trình Web – Cơ Hội Nghề Nghiệp Lớn Cho Người Đam Mê Công Nghệ

Lập trình web là một trong những ngành nghề phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay, mở ra nhiều cơ…

Lập Trình Nhúng: Cơ Hội Nghề Nghiệp Hấp Dẫn và Cách Chuẩn Bị CV Đẹp Để Ứng Tuyển IT

Lập Trình Nhúng: Cơ Hội Nghề Nghiệp Hấp Dẫn và Cách Chuẩn Bị CV Đẹp…

Lập trình nhúng (Embedded Programming) là một lĩnh vực công nghệ đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong các…

Nhân Viên Kỹ Thuật Máy Tính: Vai Trò Quan Trọng và Bí Quyết Tạo CV Ấn Tượng Trong Tuyển Dụng IT

Nhân Viên Kỹ Thuật Máy Tính: Vai Trò Quan Trọng và Bí Quyết Tạo CV…

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, nhân viên kỹ thuật máy tính đóng vai trò vô cùng quan…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.