Những điều cần biết trước khi đăng ký tuyển dụng IT phần mềm
Công nghệ phần mềm đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành CNTT. Chính vì lẽ đó mà nhu cầu tuyển dụng IT phần mềm chưa bao giờ giảm nhiệt.
- 8 kỹ năng cần có trước khi đăng ký tuyển dụng IT Helpdesk
- 5 điều bạn cần biết trước khi tìm việc công nghệ thông tin
- Chỉ nhờ 3 phương pháp, tìm việc IT TPHCM nhanh chóng
IT phần mềm là gì?
IT hay còn gọi là Information Technology, là từ viết tắt của Công nghệ thông tin. Đây là một ngành nghề rộng lớn và gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều có điểm chung là sử dụng hệ thống máy tính và các thiết bị như phần cứng, phần mềm,… để cung cấp cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu các giải pháp xử lý thông tin trên nền tảng công nghệ.
Công nghệ phần mềm hay kỹ thuật phần mềm là sự áp dụng một cách có hệ thống, định lượng, kỷ luật, cho sự phát triển, sử dụng và bảo trì các phần mềm. Đây là một phần quy trình của công nghệ hệ thống, có liên quan tới phát triển hạ tầng phần mềm, các ứng dụng và cơ sở dữ liệu có trong hệ thống.
Công nghệ phần mềm bao gồm:
- Gia công phần mềm
- Thiết kế, phát triển phần mềm
- Tích hợp hệ thống
- Dịch vụ IT
- Lập kế hoạch phần mềm
- Tư vấn phần mềm
Trong thời đại công nghệ 4.0 đang phát triển như vũ bão hiện nay, bất cứ một công ty công nghệ nào cũng cần có ít nhất một nhân viên công nghệ phần mềm. Chính vì lẽ đó cho nên, nhu cầu tuyển dụng IT phần mềm hiện đang rất lớn và chưa bao giờ giảm nhiệt.
Việc làm IT phần mềm
Những bạn đăng ký tuyển dụng IT phần mềm có thể ứng tuyển vào làm việc tại các vị trí như nghiên cứu, thiết kế, phát triển và duy trì hệ thống phần mềm,… cho các mục đích khoa học – công nghiệp, y tế,…
Lập trình viên
Vị trí này có nhiệm vụ chính là sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm ứng dụng phục vụ cho việc điều khiển các hệ thống máy móc, hệ thống thông tin, xử lý dữ liệu,…
Để có thể làm được công việc này, bạn cần phải có khả năng tưởng tượng cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, bạn phải biết những ngôn ngữ lập trình như Java, PHP, Swift, NodeJS, Swift, JavaScript, PHP,… để có thể đảm nhiệm các vị trí lập trình khác nhau như database programming, backend, frond-end,…
Thiết kế hệ thống, phần mềm
Người làm vị trí này có nhiệm vụ thiết kế và thực hiện kiến trúc hệ thống, đưa ra cách phát triển phần mềm giải quyết các tính năng nghiệp vụ thông qua việc tiếp cận về mặt kỹ thuật, chịu trách nhiệm đánh giá các công nghệ phần mềm,…
Khi tuyển dụng IT phần mềm làm vị trí này, các công ty đều yêu cầu ứng viên phải có sự hiểu biết sâu về lập trình, điểm mạnh và yếu của từng ngôn ngữ lập trình, có trí tưởng tượng tốt để hình dung ra những vấn đề ngắn hạn và dài hạn có thể gặp phải sau này, có kỹ năng strategic & planning,…
UX designer
Là người thiết kế, mô tả những thành phần nào có trong phần mềm sau khi được làm ra, cách tiếp cận sản phẩm cũng như mô tả về những thứ màn hình cần có, các thành phần, luồng màn hình được bố trí như thế nào, giao diện ra sao,…
Business Analysis, Product Owner
Người làm vị trí này sẽ phải chịu trách nhiệm về những yêu cầu liên quan đến công việc như làm cầu nối giữa Sale, Marketing, CEO với bên kỹ thuật, mô tả và thực hiện những yêu cầu dưới ngôn ngữ kỹ thuật, lập kế hoạch hướng đi cho các dự án. Để làm được vị trí này bạn phải có kỹ năng phân tích và đánh giá nhu cầu của các thành phần liên quan.
Quản lý dự án
Nhiệm vụ chính của công việc này chính là quản lý việc điều phối, lên kế hoạch đến quá trình thực hiện các dự án phát triển phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin đi đúng hướng. Công việc này đòi hỏi bạn phải có khả năng lập ngân sách, mục tiêu dự án, thời hạn hoàn thành, khả năng giao tiếp để có thể đàm phán với những đối tác liên quan.
Thử nghiệm phần mềm
Vị trí này có vai trò rất quan trọng trong 1 dự án viết ứng dụng vì nó đảm nhận trách nhiệm kiểm tra và thử nghiệm các phần mềm, ứng dụng được lập trình viên viết ra để tìm ra lỗi, từ đó tìm ra cách khắc phục, hoàn thiện các phần mềm, ứng dụng đó.
Quản trị hệ thống
Là những người thiết lập và đảm bảo môi trường phát triển, vận hành hệ thống, cài cắm server, Backup, Restart modem khi cần,… Cũng giống như vị trí thử nghiệm phần mềm, quản trị hệ thống cũng yêu cầu ứng viên phải có sự cẩn thận và kỹ năng đưa ra quyết định.
Kỹ sư dữ liệu
Nhiệm vụ chính của công việc này chính là lập trình và phân tích data, viết chương trình phần mềm để xử lý data và báo cáo lại kết quả thực hiện với cấp trên. Các công ty khi tuyển dụng IT phần mềm thường yêu cầu ứng viên phải có kiến thức về data cũng như khả năng phân tích dữ liệu khi ứng tuyển vị trí công việc này.
Product Manager
Công việc chủ yếu của vị trí này cũng gần giống với vị trí quản lý dự án nhưng thay vào đó là tập trung vào việc quản lý sản phẩm nhiều hơn. Để làm được công việc Product Manager, các ứng viên phải có kinh nghiệm đa dạng, có kỹ năng phân tích, sự tỉ mỉ, cẩn thận và có kỹ năng tư duy chiến lược.
Mức lương của một IT phần mềm
Mức lương trung bình mà một nhân viên IT phần mềm mới ra trường dao động từ 6 triệu đến 8 triệu/tháng. Nếu có kinh nghiệm làm việc 2 – 3 năm, bạn có thể nhận được mức lương từ 10 triệu 15 triệu/tháng. Đối với những lập trình viên, nhân viên kỹ thuật, quản lý có kinh nghiệm lâu năm, nhiều công ty sẵn sàng trả mức lương từ 20 triệu đến 30 triệu /tháng tùy theo khả năng và vị trí làm việc làm việc của bạn.
Một số cách tìm việc làm IT phần mềm hiệu quả nhất
Có kế hoạch tìm việc cụ thể
Vì là ngành nghề hot nên bạn sẽ phải cạnh tranh rất khốc liệt để có thể kiếm được cho mình một công việc tốt. Chính vì thế cho nên bạn nên có kế hoạch cụ thể cho việc tìm kiếm việc làm, tránh tốn chi phí và thời gian. Trong hồ sơ xin việc của bạn cũng nên trình bày rõ kinh nghiệm, kỹ năng cũng như mong muốn làm việc ở vị trí nào.
Thái độ làm việc tốt
Khi tuyển dụng IT phần mềm, các công ty đều muốn tìm những ứng viên có thái độ làm việc tốt, có trách nhiệm với công việc được giao phó. Bởi qua thái độ làm việc, nhà tuyển dụng sẽ nhận biết được bạn có tinh thần làm việc hiệu quả hay chỉ làm việc cho qua mà thôi.
Chọn cho mình công việc phù hợp với bản thân
Để gia tăng khả năng trúng tuyển, bạn nên chọn cho mình những công việc phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của bản thân. Bên cạnh đó cũng đừng quên việc rèn luyện thêm về kỹ năng, kinh nghiệm, trau dồi thêm kiến thức về vị trí công việc mà mình ứng tuyển.
Xem thêm:
- 10 việc làm IT ‘hot’ nhất hiện nay, cơ hội thăng tiến rộng mở
- Tuyển dụng IT ngân hàng: Yêu cầu cao, lương hậu hĩnh
- Ứng viên có đủ 4 tố chất, nhà tuyển dụng IT cực coi trọng
Trên đây là một số thông tin về ngành công nghệ phần mềm mà bạn cần biết trước khi đăng ký tuyển dụng IT phần mềm. Mong rằng chúng hữu ích và giúp bạn có thể tìm được cho mình một công việc IT như ý.
>> Tham khảo việc làm phù hợp tại đây
Hana.T
Bài viết liên quan