Muốn học kế toán trưởng phải ghi nhớ 5 điều trọng tâm

16/12/2019 08:17 AM    |    Tìm việc   >  Hướng nghiệp

Vị trí kế toán trưởng đòi hỏi kỹ năng xuất sắc, tư duy tốt và một tầm nhìn xa rộng. Chính vì vậy, việc học kế toán trưởng chưa bao giờ là chuyện đơn giản, “dễ ăn” mà cần sự phân tích thấu đáo.

Chứng chỉ kế toán trưởng có quan trọng không?

Trước khi muốn chinh phục 1 điều gì, hãy đặt ra câu hỏi liệu điều đó có thực sự quan trọng, có phục vụ cho sự nghiệp của mình không? Việc học để lấy chứng chỉ kế toán trưởng cũng vậy.

Kế toán trưởng không chỉ là vị trí trong mơ của nhiều bạn trẻ mới ra trường mà còn là khát khao của những người đang làm trong ngành. Vì thế, khi sở hữu chứng chỉ kế toán trưởng, sự nghiệp của bạn chắc chắn sẽ “nở hoa”.

Nói như vậy, đủ để thấy tầm quan trọng, hữu ích của vị trí kế toán trưởng và những bằng cấp liên quan, đặc biệt với những người ưa thử thách, ham muốn thăng tiến.

Điều kiện học kế toán trưởng là gì?

Việc tham gia các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán trưởng còn là nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của người làm trong ngành kế toán.

Theo quyết định số 98/2007/QĐ-BTC ban hành ngày 03/12/2007, điều kiện học kế toán trưởng:

Người Việt Nam 

  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật
  • Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán, kiểm toán từ bậc trung cấp trở lên và có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán như sau: Tối thiểu là 2 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán; Tối thiểu là 3 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán.
  • Học viên tham gia khoá học phải nộp đơn xin học có xác nhận thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán của cơ quan đang công tác và bản photocopy có công chứng bằng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán.

Người nước ngoài

  • Có chứng chỉ chuyên gia kế toán (Phương pháp tự học kế toán tại nhà vẫn giỏi chẳng thua lớp học chuyên nghiệp thông qua internet), chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên hoặc bằng tốt nghiệp đại học của các tổ chức nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận được tham dự khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng do đơn vị được Bộ Tài chính chấp thuận được tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng cho người nước ngoài.

Kỹ năng để trở thành kế toán trưởng giỏi

Kế toán trưởng đảm nhiệm vị trí khá cao trong một doanh nghiệp (Những vấn đề quan trọng không thể bỏ qua khi làm kế toán doanh nghiệp), vì vậy đòi hỏi người làm phải có khả năng chuyên môn cao cũng như khả năng phân tích, tư duy nhạy bén, tầm nhìn xa trông rộng.

  • Kỹ năng chuyên môn: Chuyên môn nghề nghiệp, năng lực cao, hiểu biết toàn diện về nền tảng kinh doanh của công ty, sử dụng thành thạo các phần mềm tin học, quản lý tài chính, phân tích tài chính,… cũng như các kỹ năng, chuyên môn liên quan đến nghiệp vụ kế toán.
  • Kỹ năng giao tiếp: Kế toán trưởng là người cầm chuôi, chịu trách nhiệm chắt lọc các thông tin, dữ liệu, truyền đạt lại yêu cầu của cấp trên cho nhân viên của mình, vì vậy, đòi hỏi một kế toán trưởng phải có kỹ năng giao tiếp tốt, kể cả trực tiếp bằng lời cũng như qua văn bản. Kế toán trưởng cũng phải thật khôn khéo, nói làm sao để tất cả nhân viên cấp dưới của mình phải phục và nghe theo.
  • Kỹ năng cập nhật: Muốn trở thành kế toán trưởng giỏi, bạn phải nắm bắt, am hiểu, bắt kịp các điều khoản bổ sung, điều khoản sửa đổi liên quan đến luật doanh nghiệp, thuế…

Học kế toán trưởng ở đâu?

Việc tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng có thể được tổ chức tập trung một kỳ liên tục hoặc nhiều kỳ cho một khóa học (Mách bạn bí kíp học tiếng Anh chuyên ngành kế toán siêu hiệu quả) nhưng thời gian học thực tế của một khoá học tối đa không quá 6 tháng và phải đảm bảo đủ thời gian, học đủ nội dung chương trình theo quy định. Một khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng phải có tối thiểu là 30 học viên và tối đa là 100 học viên.

Những người muốn học để trở thành kế toán trưởng có thể liên hệ với:

  • Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng như Học viện, Trường Đại học, Cao đẳng; Trường, Trung tâm bồi dưỡng có chức năng đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành kế toán, kiểm toán; có đủ đội ngũ giảng viên (bao gồm cả giảng viên kiêm chức) trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm giảng dạy trong lĩnh vực kinh tế – tài chính – kế toán – kiểm toán; có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, như phòng học, bàn ghế, bảng viết, giáo cụ,…
  • Hội nghề nghiệp về kế toán – kiểm toán được kết hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ điều kiện
  • Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ điều kiện theo quy định, đã được Bộ Tài chính xem xét, chấp thuận bằng văn bản (dành cho người nước ngoài).

Làm kế toán trưởng được gì, mất gì?

Bên cạnh quyền hành và mức lương trong mơ, nghề kế toán cũng như nhiều ngành nghề khác, không tránh được những căng thẳng và áp lực.

Mùa thuế hay cuối năm là thời điểm kế toán trưởng chịu nhiều áp lực công việc nhất. Ngoài ra, với trách nhiệm to lớn, kế toán trưởng luôn phải gồng mình để trở nên toàn diện về năng lực và phẩm chất nghề nghiệp.

  • Áp lực từ những con số, báo cáo thường xuyên: Họ nắm giữ toàn bộ kế hoạch thu chi, tình hình tài chính và ngân sách của công ty, kế toán thuế doanh nghiệp… nên chỉ cần sai sót một chi tiết nhỏ là có thể dẫn đến hậu quả khó lường.
  • Áp lực thời gian: Trước mắt kế toán trưởng bao giờ cũng là những hạn định về thời gian cần vượt qua
  • Áp lực vô hình về uy tín và danh phận: Chính vì nhận thức rõ ràng về năng lực, uy tín của bản thân nên họ có áp lực nặng nề là phải trở thành nhà quản lý thuyết phục trong mắt của những nhân viên khác.

Ngay từ khi bước chân vào nghề, bạn cần xác định được nghề kế toán được gì và mất gì. Từ đó, bạn sẽ có động lực cho bản thân quyết tâm trụ vững với nghề và trở thành một người kế toán giỏi.

Để tiến xa hơn trong sự nghiệp, nghề kế toán trưởng không chỉ đòi hỏi nhiều kỹ năng mà còn cần sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ và quan trọng nhất là lòng yêu nghề, muốn gắn bó với nghề lâu dài. Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được cho bạn về băn khoăn có nên học kế toán trưởng để lấy chứng chỉ kế toán trưởng hay không, điều kiện học kế toán trưởng gồm những gì.

>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây

Alex

Bài viết liên quan

System Engineer là gì: Ý Nghĩa, Vai Trò và Cơ Hội Nghề Nghiệp

System Engineer là gì: Ý Nghĩa, Vai Trò và Cơ Hội Nghề Nghiệp

Trong thời đại công nghệ hiện đại, vai trò của system engineer ngày càng trở nên quan trọng trong việc...

Cryptography là gì và nó hoạt động như thế nào?

Cryptography là gì và nó hoạt động như thế nào?

Cryptography là gì? Như Bruce Scheneider đã đề cập tới trong quyển sách Applied Cryptography - "The art and science...

Mẫu đơn xin nghỉ phép năm và những lưu ý khi trình bày

Mẫu đơn xin nghỉ phép năm và những lưu ý khi trình bày

Mẫu đơn xin nghỉ phép năm Thông thường tại các công ty hoặc doanh nghiệp, người lao động sẽ được...

Bài đọc nhiều

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

1. Các lý do nghỉ việc chính đángNội dung bài viếtChứng chỉ kế toán trưởng có quan trọng không?Điều kiện…

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là ngành học hiện đang được các bạn trẻ yêu thích và theo học. thực tế cho thấy đây là ngành nghề  mới đang còn khá…

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Nếu như muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến…

Bài mới nhất

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

Bạn đang tìm hiểu về React Native và muốn hiểu rõ hơn về công nghệ này? Trong bài viết này,…

Microsoft Project là gì? Tính Năng Chính của Microsoft Project

Microsoft Project là gì? Tính Năng Chính của Microsoft Project

Microsoft Project là một phần mềm hàng đầu được phát triển bởi Microsoft, được thiết kế để hỗ trợ quản…

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Trong thế giới Công nghệ thông tin hiện nay, khái niệm “web server” (máy chủ web) đóng vai trò quan…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.