Làm nghề kế toán phải có 5 kỹ năng chính, không đừng mong thăng tiến
Thiếu 1 trong những tố chất dưới đây, e rằng bạn sẽ khó có thể thực hiện được giấc mơ làm nghề kế toán – công việc được xem là “nghề vàng” hiện nay.
- Lập báo cáo tài chính đúng chuẩn mực, kế toán phải nhớ 5 điều
- Muốn học kế toán trưởng phải ghi nhớ 5 điều trọng tâm
- Làm kế toán xây dựng: ? điều nên và không nên cần nhớ!
Chuyên môn cao
Cố gắng học tốt môn toán, luyện tập kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, tất cả sẽ giúp nâng cao chuyên môn của bạn.
Luật Kế toán của VN quy định, cá nhân muốn hành nghề kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Theo đó, một kế toán viên phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. Nhưng nếu muốn trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, năng lực của bạn phải được chứng minh qua thời gian kinh nghiệm và những thành tích bạn đã đóng góp cho DN.
Các công ty nước ngoài xem bằng ACCA – chứng chỉ hành nghề kế toán của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh, là một điều kiện quan trọng để ứng viên chứng minh về khả năng nghề nghiệp và chuyên môn của bản thân trong lĩnh vực tài chính – kế toán. Tuy nhiên, hiện nay, tại VN số lượng kế toán viên có chứng chỉ ACCA chưa nhiều.
Chưa hết, trình độ tin học xuất sắc cũng là chìa khóa để làm tốt công việc này vì công nghệ thông tin đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống thì các nhân viên kế toán sử dụng công cụ máy tính với các phần mềm trợ giúp để công việc kế toán bớt vất vả hơn và quan trọng là nâng cao hiệu quả.
Đạo đức nghề nghiệp
Người làm nghề kế toán phải trung thực, phải phản ánh đúng nội dung của hoạt động kinh tế. Như vậy mới giúp ích cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư, khách hàng cũng như chính doanh nghiệp.
Sau nhiều vụ bê bối về tài chính, các công ty trên thế giới hiện nay rất chú ý đến đạo đức nghề nghiệp của người kế toán viên. Nhiều công ty đã đặt tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp lên số một khi cần tuyển dụng nhân viên kế toán giỏi cho công ty. Hầu hết họ đều nhận thức được rằng thông tin kế toán là rất cần thiết cho nhà quản trị để ra các chiến lược và quyết định kinh doanh. Một khi kế toán viên cố tình làm sai lệch các thông tin sẽ dẫn đến các quyết định của nhà quản trị không phù hợp, thậm chí là sai lầm dẫn đến DN rơi vào tình trạng khó khăn. Đạo đức của một kế toán viên chuyên nghiệp phải được biểu hiện ở sự trung thực, liêm khiết, tuyệt đối khách quan, không thiên vị, bảo mật thông tin và có ý thức chấp hành pháp luật.
Cẩn thận, chính xác
Đây là 2 phẩm chất, kỹ năng cần thiết hàng đầu, quan trọng của người làm kế toán, nếu không sẽ rơi vào tình huống “sai 1 li, đi 1 dặm”.
Người kế toán viên nhất định phải có tính cẩn thận, ngăn nắp và khoa học bởi nghề kế toán gắn liền với các tài liệu, sổ sách, giấy tờ với những con số “biết nói” về tình hình tài chính. Do đó, một kế toán chuyên nghiệp phải luôn đảm bảo giữ gìn tài liệu cũng như làm thế nào để những con số đó luôn chuẩn nhất, dễ dàng tìm kiếm, tra cứu nhất. Và khi tổng hợp những con số khô cứng, một kế toán chuyên nghiệp càng cần phải cẩn thận vì chỉ sai 1 ly thôi là có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến toàn công ty…
Là nhân viên kế toán, hàng ngày, bạn phải đối mặt với vô vàn con số. Mỗi con số gắn với một nghiệp vụ khác nhau. Công việc lại đòi hỏi bạn phải chính xác trong từng ghi chép, trong từng phép tính. Chỉ cần bạn mắc phải một lỗi ở đâu đó thì sẽ kéo theo sai hệ thống, và công việc tìm kiếm lỗi sai sẽ tiêu tốn không biết bao thời gian, có khi còn làm bạn lỡ đi những cơ hội kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn.
Quản lý công văn
Việc quản lý công văn, hợp đồng, văn bản… trong các công ty là rất quan trọng. Quản lý tốt sẽ tránh nhầm lẫn, sai sót, đảm bảo được trình tự thực hiện công việc cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh được tốt hơn.
Việc quản lý công văn, văn bản giữ một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp nhằm giúp cho hoạt động tra cứu, tìm kiếm các thông tin được diễn ra một cách kịp thời, hiệu quả đồng thời nâng cao hiệu suất, chất lượng công việc.
Văn bản, giấy tờ, hợp đồng… gọi chung là văn bản trong doanh nghiệp, cơ quan có thể chia làm 3 loại chính: Công văn đến, Công văn đi, Văn bản nội bộ.
Một số kỹ năng cần thiết trong quản lý văn bản, hồ sơ tại các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị:
- Phân loại văn bản, công văn, giấy tờ tài liệu
- Đánh giá giá trị của văn bản, tài liệu
- Thống kê
- Bảo quản văn bản, giấy tờ tài liệu
- Khai thác và sử dụng văn bản, công văn
Điều chỉnh báo cáo tài chính sau quyết toán thuế
Sau mỗi kỳ thanh tra của cơ quan thuế, kế toán thường phải điều chỉnh lại một số bút toán để phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo biên bản thanh tra và thể hiện việc chấp hành chế độ kế toán.
Ngoài ra, một kế toán viên chuyên nghiệp còn phải là người luôn chủ động mở rộng quan hệ giao tiếp, rèn luyện các kỹ năng thương lượng, đàm phán để hỗ trợ khi làm việc bởi công việc kế toán còn có mối quan hệ với rất nhiều nghề khác như ngân hàng, thuế…Luôn luôn năng động, sáng tạo, nhạy bén, chủ động cập nhật những thông tin mới nhất về tài chính và pháp luật, chủ động học hỏi về công nghệ và thành thạo thêm tiếng Anh, cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của người kế toán viên chuyên nghiệp chắc chắn sẽ không có điểm dừng.
Đến với nghề kế toán, cơ hội nghề nghiệp của bạn luôn rộng mở nhưng sẽ còn rộng mở hơn, phát triển hơn nếu bạn cố gắng học hỏi, trau dồi những tiêu chuẩn để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường…
Công việc kế toán gắn liền với các hoạt động kinh tế, tài chính, mà các hoạt động này diễn ra ngày càng đa dạng, phong phú, muôn màu muôn vẻ. Vì vậy, ngay từ lúc này, bạn hãy tập quan sát chúng trong cuộc sống hàng ngày.
Tham khảo công việc phù hợp cho nghề kế toán tại đây
Bài viết liên quan