Học ngành công nghệ phần mềm – xin việc “dễ như trở bàn tay”

03/07/2019 02:05 PM    |    Tìm việc   >  Công nghệ thông tin

Ngành công nghệ phần mềm là ngành học hot trong CNTT, nên được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu CNPM là ngành gì?, sinh viên ra trường có những cơ hội việc làm công nghệ phần mềm như thế nào?

Ngày nay, với xu hướng phát triển mạnh mẽ của CNTT, nên có rất nhiều phần mềm máy tính ra đời phục vụ nhu cầu, mục đích của con người. Chính vì thế, cơ hội việc làm công ty hay thậm chí tập đoàn, doanh nghiệp nổi tiếng của ngành công nghệ phần mềm là rất lớn, thu hút đông đảo người tìm việc IT và giới trẻ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người đặt câu hỏi ngành công nghệ phần mềm là gì? Dưới đây, là bài viết giải thích thắc mắc của người dân, phụ huynh, đặc biệt là các bạn sinh viên chưa biết đến ngành học này.

Công nghệ phần mềm bao trùm kiến thức, các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm, thực hiện các tác vụ thiết kế, xây dựng, kiểm thử, và bảo trì phần mềm. - nguồn ảnh: internet.

Công nghệ phần mềm bao trùm kiến thức, các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm, thực hiện các tác vụ thiết kế, xây dựng, kiểm thử, và bảo trì phần mềm. – nguồn ảnh: internet.

Ngành công nghệ phần mềm là gì?

Ngành nghề công nghệ phần mềm là những quy tắc công nghệ có liên quan đến tất cả các khía cạnh của quá trình sản xuất phần mềm. Các kỹ sư phần mềm tuân theo một phương pháp luận có hệ thống và có tổ chức trong công việc của họ.

Bên cạnh đó, họ phải sử dụng các công cụ và kỹ thuật thích hợp với vấn đề cần giải quyết, các ràng buộc và tài nguyên sẵn có.

CNPM còn sử dụng kiến thức của các lĩnh vực như : kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng, công thái học phần mềm (software ergonomics), và kỹ sư hệ thống (systems engineering).

Công việc của ngành công nghệ phần mềm là gì?

Công việc của ngành này đó là sản xuất ra các sản phẩm phần mềm. Sau khi được sản xuất, chúng sẽ được phân phối cho khách hàng cùng với các tài liệu mô tả phương thức cài đặt và cách thức sử dụng.

Ngày nay, bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng cần tới sự góp mặt của sản phẩm ngành CNPM, từ các ứng dụng điện thoại, máy tính cá nhân đến phần mềm của các doanh nghiệp hay những hệ thống quản lý của cả một quốc gia. Đây là ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê công nghệ và mong muốn đưa sự sáng tạo vào công việc, tạo ra các phần mềm có tính ứng dụng cao, chính xác và hiệu quả.

Ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê công nghệ và mong muốn đưa sự sáng tạo vào công việc, tạo ra các phần mềm có tính ứng dụng cao, chính xác và hiệu quả - nguồn ảnh: internet.

Ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê công nghệ và mong muốn đưa sự sáng tạo vào công việc, tạo ra các phần mềm có tính ứng dụng cao, chính xác và hiệu quả – nguồn ảnh: internet.

Học ngành CNPM – sinh viên có đầy đủ kiến thức chuyên môn, đào tạo chuyên nghiệp

Sinh viên học ngành CNPM có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống thông tin cho các cơ quan, trường học, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có khả năng tổ chức quản lý phát triển một dự án phần mềm hoàn chỉnh theo các quy trình chuẩn.

Các bạn có thể đưa ra các giải pháp, các sản phẩm phần mềm phù hợp cho các tổ chức. Thực hiện việc tổ chức, quản lý đảm bảo chất lượng cho một hệ thống phần mềm.

Ngoài ra, bạn được đào tạo chuyên sâu để xây dựng, chỉnh sửa và phát triển phần mềm dựa trên các công cụ lập trình, phân tích, đánh giá yêu cầu của dự án, đưa ra giải pháp tiếp cận công nghệ mới.

Bạn biết áp dụng các chuẩn, các công cụ và thành phần phần mềm sẵn có để phát triển các dự án phù hợp cho khách hàng. Đề xuất, phản biện và tư vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.

Đồng thời, khi học CNPM bạn phải có kiến thức chuyên ngành về: Toán học, kỹ năng lập trình, thuật toán, cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu,…và kèm theo các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực mà các bạn định theo đuổi trong tương lai. Ví dụ: Website, mobile,…

Khi bạn đã tốt nghiệp ngành CNTT tại các trường Đại học, Cao đẳng, bạn sẽ phải trang bị , trau dồi thêm kiến thức chuyên môn như (Java, .Net,…). Đã nắm vứng những vấn đề này bạn chắc chắn sẽ tham gia được vào quá trình phát triển của một dự án phần mềm.

Những sinh viên học chuyên ngành khác mà muốn chuyển sang ngành CNPM, sẽ vất vả hơn nhiều, bởi vì bạn cần làm quen với kiến thức chuyên môn cơ bản như: ngôn ngữ lập trình, các cơ sở cấu trúc dữ liệu, các loại thuật toán,…

Việc làm CNTT được dự đoán ​​trong tương lai sẽ tăng trưởng nhanh, cơ hội thăng tiến - nguồn ảnh: internet.

Việc làm CNTT được dự đoán ​​trong tương lai sẽ tăng trưởng nhanh, cơ hội thăng tiến – nguồn ảnh: internet.

Cơ hội việc làm ngành CNPM, ngoài tìm được việc làm công ty, các tập đoàn lớn sẵn sàng chào đón

Ở mọi cấp độ, từ việc làm công ty đến các tập đoàn, doanh nghiệp đều cần kỹ sư phần mềm. Trong thập kỷ tới, cơ hội tìm việc trong ngành này được dự đoán ​​sẽ tăng trưởng nhanh. Tùy thuộc vào trình độ học vấn của bạn, bằng cấp có thể đem đến một thu nhập vừa ý. Dưới đây là việc làm phổ biến về ngành này:

  • Bạn có thể tìm kiếm việc làm công ty phát triển phần mềm, các vị trí làm việc như: Thiết kế website, gia công phần mềm, game, bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng, các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT, các trường Đại học, Cao đẳng, THPT thuộc lĩnh vực CNTT.
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học…
  • Làm việc ở bộ phận CNTT của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).
  • Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin
  • Bạn dễ dàng tự phát hành các sản phẩm game, ứng dụng trên thiết bị di động.

Ví dụ cụ thể: Chuyên viên lập trình (Programmer/Developer ): Có nhiều vị trí lập trình khác nhau (Backend, Frond-end, Data engineering, Database programming…). Ở  Việt Nam, mọi người thường nghĩ đến chỉ làm lập trình đến năm 30 tuổi sau đó thì làm quản lý. Thực tế trên thế giới, nghề lập trình có thể làm đến già, những người làm càng lâu càng biết sâu và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Hiện nay, có nhiều Giám đốc Công nghệ (CTO) vẫn phải đảm nhận những công việc lập trình khó. Vị trí này thông thường cần kỹ năng giải quyết vấn đề, ngoài ra khả năng trừu tượng hoá cũng là cái cần có của một Developer.

Chuyên viên lập trình có nhiều vị trí lập trình khác nhau (Backend, Frond-end, Data engineering, Database programming…). - nguồn ảnh: internet.

Chuyên viên lập trình có nhiều vị trí lập trình khác nhau (Backend, Frond-end, Data engineering, Database programming…). – nguồn ảnh: internet.

Chuyên viên thiết kế phần mềm hay thiết kế hệ thống (System Architect): Ở vị trí này yêu cầu hiểu biết sâu về lập trình (database, server và product development). Hiểu được những vấn đề ngắn hạn và dài hạn có thể gặp phải khi phát triển. Bên cạnh đó, bạn cũng phải hiểu tính chất, điểm yếu điểm mạnh của từng thứ ngôn ngữ lập trình( DB, Server… ). Nói chung, bạn phải là người có trí tưởng tượng tốt để hình dung ra những vấn đề gặp phải sau này. Bạn vừa là kiến trúc sư phần mềm, cũng vừa hiểu những thực tế của việc phát triển phần mềm. Vị trí này cần nhất kỹ năng strategic & planning.

Môi trường làm việc công ty về CNPM - nguồn ảnh: internet.

Môi trường làm việc công ty về CNPM – nguồn ảnh: internet.

Hiện nay, công nghệ phần mềm vẫn đang là ngành nghề khẳng định được vị thế vô cùng quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng nhất về ngành công nghệ phần mềm. Nếu bạn đang có dự định đi theo con đường này thì hãy quyết tâm và chăm chỉ học hỏi, trau dồi, rèn luyện, bạn sẽ đạt được thành công trong sự nghiệp tương lai.

>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây

Bài viết liên quan

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

Bạn đang tìm hiểu về React Native và muốn hiểu rõ hơn về công nghệ này? Trong bài viết này,...

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Trong thế giới Công nghệ thông tin hiện nay, khái niệm "web server" (máy chủ web) đóng vai trò quan...

Cơ hội phát triển cho ứng viên Ngành Robot và Trí Tuệ Nhân Tạo

Cơ hội phát triển cho ứng viên Ngành Robot và Trí Tuệ Nhân Tạo

Ngành robot và trí tuệ nhân tạo (AI) đang là hai lĩnh vực thuộc ngành công nghệ thông tin đang...

Bài đọc nhiều

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Nếu như muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến…

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

Trước đây, các 2D Animator đòi hỏi cần khả năng vẽ tốt, khả năng tạo hình ảnh hoàn hảo nối…

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2023

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2023

Thông thường, bản sơ yếu lý lịch đã có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc . Dưới đây là…

Bài mới nhất

Lập Trình Web – Cơ Hội Nghề Nghiệp Lớn Cho Người Đam Mê Công Nghệ

Lập Trình Web – Cơ Hội Nghề Nghiệp Lớn Cho Người Đam Mê Công Nghệ

Lập trình web là một trong những ngành nghề phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay, mở ra nhiều cơ…

Lập Trình Nhúng: Cơ Hội Nghề Nghiệp Hấp Dẫn và Cách Chuẩn Bị CV Đẹp Để Ứng Tuyển IT

Lập Trình Nhúng: Cơ Hội Nghề Nghiệp Hấp Dẫn và Cách Chuẩn Bị CV Đẹp…

Lập trình nhúng (Embedded Programming) là một lĩnh vực công nghệ đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong các…

Nhân Viên Kỹ Thuật Máy Tính: Vai Trò Quan Trọng và Bí Quyết Tạo CV Ấn Tượng Trong Tuyển Dụng IT

Nhân Viên Kỹ Thuật Máy Tính: Vai Trò Quan Trọng và Bí Quyết Tạo CV…

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, nhân viên kỹ thuật máy tính đóng vai trò vô cùng quan…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.