Cơ hội và thách thức ngành khoa học công nghệ Việt Nam thời kì toàn cầu hóa
Xu thế phát triển hiện đại đã kéo theo khuynh hướng tiên tiến toàn cầu hóa. Hay nói cách khác, đó là quá trình tăng lên những mối quan hệ có ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Và khoa học công nghệ chính là công cụ thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa đó. Trong quá trình tranh đua kinh tế gay gắt, quốc gia nào có khoa học và công nghệ đi đầu, quốc gia đó chiến thắng.
- Khoa học máy tính: Chuyên ngành tiềm năng nhất trong thời đại công nghệ số
- Các mảng trong ngành công nghệ thông tin ra trường nhét túi nghìn đô như đi chơi
- Công nghệ thông tin ICT: Nhiều hướng đi để phát triển sự nghiệp
Vậy khoa học công nghệ là gì?
Thực tế, khoa học và công nghệ là hai khái niệm khác nhau. Nếu như khoa học là tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên và tư duy được thể hiện dưới dạng các lý thuyết, định lý, định luật, và nguyên tắc thì công nghệ lại nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất và đời sống.
Tựu chung, khoa học công nghệ tập chính là sự hợp nhất hai định nghĩa này: Tập hợp toàn bộ các hoạt động có hệ thống và sáng tạo nhằm phát triển kho tàng kiến thức liên quan đến con người, tự nhiên và xã hội, từ đó tạo ra những ứng dụng mới nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội.
Khoa học và công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kết hợp hai yếu tố này, con người có thể vận dụng những hiểu biết, tri thức khoa học vào sáng tạo cải tiến các công cụ công nghệ thông tin, tối ưu các phương tiện phục vụ cho sản xuất và phát triển dịch vụ, là bước đi ngắn nhất để hội nhập quá trình toàn cầu hóa thế giới. Học công nghệ thông tin ra làm gì? Câu trả lời đó chính là đòn bẩy nhanh nhất dẫn đến thành tựu của nhân loại.
Việt Nam đang ở vị trí nào trong bối cảnh toàn cầu hóa công nghệ?
Sang thế kỉ 20, ngành khoa học kỹ thuật của Việt Nam có bước nhảy vọt khi bắt đầu giai đoạn xúc tiến thương mại. Chúng ta đang trong quá trình đổi mới và chuyển giao công nghệ thông tin. Việt Nam tập trung chú ý vào đổi mới công nghệ, nhập công nghệ mới, nắm bắt và đưa công nghệ mới vào sản xuất, cải tiến và sáng tạo ra sản phẩm công nghệ mới.
Ngày nay, sinh viên học công nghệ thông tin ra làm gì không còn là câu hỏi khó của người trẻ. Bối cảnh toàn cầu hóa và tiếp cận công nghệ tân tiến thế giới đã giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức tập trung đầu tư và phát triển nghiên cứu khoa học, cải tiến công nghệ để hòa nhập và giao lưu với các nước có kinh tế mạnh. Từ đó đưa giá trị của người Việt, sản phẩm Việt ra sánh vai với bạn bè quốc tế. Vậy đâu là cơ hội và thách thức của chúng ta trong bối cảnh toàn cầu hóa?
Học công nghệ tân tiến của thế giới là cơ hội lớn giúp kinh tế Việt Nam phát triển
Xúc tiến thương mại đã tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta. Đặc biệt ở lĩnh vực khoa học và công nghệ, các nước tiên tiến có nền khoa học và công nghệ phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đều đổ dồn sự chú ý vào Việt Nam. Sự hội nhập, giao lưu với nền khoa học công nghệ của thế giới đã giúp Việt Nam tiếp cận với công nghệ hiện đại, từ đó học tập kinh nghiệm, tiếp thu thành tựu và phát huy khả năng sáng tạo, ứng dụng vào thực tiễn.
Việc chuyển giao các dây chuyền công nghệ tiên tiến của thế giới vào từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể ở Việt Nam như: công nghệ sản xuất ô tô, công nghệ sản xuất thiết bị di động cầm tay, chip và các sản phẩm viễn thông, công nghệ xây dựng cầu đường và đặc biệt công nghệ thông tin trong các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng đã góp phần đưa các ngành này từng bước tiếp cận và đạt đến trình độ của thế giới.
Một ví dụ điển hình về sự tiếp thu, học công nghệ hiện đại và phát minh sáng tạo chính là thành tựu khổng lồ sáng chế xe hơi mang thương hiệu VinFast của tập đoàn Vingroup trong thời gian gần đây. Không những là chiếc xe hơi nội địa đầu tiên do người Việt sản xuất dưới sự hỗ trợ từ các chuyên gia ô tô hàng đầu từ ngành công nghiệp ô tô của Mỹ và châu Âu, dựa trên nền tảng công nghệ Đức và thiết kế đậm chất Italia, ô tô của VinFast còn sản phẩm hoàn hảo khiến những nước đi đầu về công nghệ phải nể phục.
Bên cạnh đó, các chương trình hợp tác đào tạo nhân lực công nghệ thông tin và nghiên cứu khoa học trình độ cao nhằm tiếp nhận, chuyển giao những thành tựu tiên tiến của thế giới cũng được mở ra. Điều này góp phần nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ những người làm khoa học hiện có và phát triển đội ngũ các kỹ sư công nghệ thông tin trẻ để họ kế tục sự nghiệp phát triển nền công nghệ 4.0 hiện đại giúp Việt Nam ngày càng vươn tới đỉnh cao, từng bước chạm tới mốc tiên phong.
Những khó khăn, thách thức không hề nhỏ với ngành nghiên cứu khoa học nói chung và người học công nghệ thông tin nói riêng
Đầu tư triệt để vào khoa học – công nghệ tuy có nhiều chuyển biến nhưng Việt Nam lại gặp những rủi ro không hề nhỏ trong quá trình cạnh tranh công nghệ với các nước phát triển hơn. Việc toàn cầu hóa đã khiến cho các sản phẩm của chúng ta bị cạnh tranh gay gắt về cả mặt chất lượng, giá cả và thị phần. Sự cạnh tranh công nghệ còn khiến nảy sinh các vấn đề tranh chấp mới liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp – những lĩnh vực mà nước ta đang ở trình độ phát triển rất thấp so với khu vực.
Trong bối cảnh này, việc cạnh tranh về hàng hóa với Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Các mặt hàng tiêu dùng Trung Quốc, nhất là hóa chất và đồ nhựa ồ ạt đổ dồn về nước ta chiếm thị phần, từ đó gây tác động không nhỏ về kinh tế. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này chính là do một phần chúng ta chưa nắm được công nghệ sản xuất như họ, thứ hai là do chúng ta chưa có đủ máy móc, thiết bị tiên tiến dẫn đến các mặt hàng chưa cạnh tranh được về mẫu mã, giá cả cũng như chất lượng. Từ đó gây ra tình trạng doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh yếu kém ngay cả trong nước.
Bên cạnh đó, sự đầu tư ngân sách nhà nước cho việc học công nghệ tiên tiến và phát triển ngành khoa học kỹ thuật và còn nhỏ giọt và có nhiều vướng mắc. Theo khảo sát, các nước tiên tiến đầu tư rất mạnh (đạt từ 3 – 5% ngân sách) cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học, đặc biệt là nghiên cứu các sản phẩm khoa học ứng dụng. Trong khi đó, Việt Nam chỉ đầu tư khoảng 2% tổng chi ngân sách, một con số chênh lệch quá lớn dẫn đến thách thức cho nền kinh tế chung.
Một yếu điểm lớn nhất chính là đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy môn nghiên cứu khoa học và công nghệ thông tin, đặc biệt là các nhà khoa học đầu ngành còn thiếu nhiều, nhất là khi tình trạng “chảy máu chất xám” vẫn còn chưa giải quyết được. Các trường đại học, trung tâm đào tạo, giảng dạy chuyên sâu về khoa học và công nghệ thông tin chưa hoạt động hiệu quả. Cơ chế quản lý khoa học nhất là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài còn nhiều tiêu cực. Việc đào tạo còn nhiều hạn chế nên sinh viên ngành công nghệ thông tin phần lớn ra trường vẫn chưa tìm được việc làm hoặc không biết phải làm gì để phù hợp với khả năng. Từ đây có thể thấy khó khăn và thách thức của Việt Nam trên con đường hội nhập khoa học còn khá nhiều điều vướng mắc.
>> Khám phá top cv xin việc được các bạn trẻ ưa chuộng khi xin việc làm hiện nay
Học công nghệ thông tin ra làm gì? Câu hỏi lớn của những người học các ngành này trong bối cảnh toàn cầu hóa
Công nghệ thông tin là một ngành rất hot ở thời điểm hiện tại, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang tiếp xúc đến gần hơn với nhiều thành tựu khoa học công nghệ. Trong thời kỳ hội nhập, công nghệ thông tin là ngành mũi nhọn mang đến những phát minh vượt bậc cho khoa học kỹ thuật. Theo định hướng quy hoạch quốc gia đến năm 2020 Việt Nam cần khoảng 1.000.000 lao động thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Chính vì thế nhiều sinh viên tìm học công nghệ thông tin như một thước đo về tri thức và sự bảo đảm cho nghề nghiệp tương lai.
Hiện nay, ngành công nghệ thông tin được phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến, gồm: khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. Tất cả những lĩnh vực này đều hướng tới một mục tiêu chung là phát triển việc nghiên cứu và thực nghiệm khoa học, mang kỹ thuật vào ứng dụng mọi mặt đời sống bằng cách sáng tạo và phát triển các ứng dụng, các sản phẩm tiện ích, cao cấp nhất.
Đối với sinh viên học công nghệ thông tin, các bạn ra trường có thể làm các công việc như lập trình viên, kỹ sư phát triển web, chuyên gia sáng tạo phần mềm, ứng dụng, chuyên gia phát triển robot, máy móc… Ngoài ra, công nghệ thông tin có mặt trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống xã hội hiện nay và vì vậy sinh viên công nghệ thông tin ra trường sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề việc làm như đối với các ngành học khác.
Sinh viên học công nghệ, khoa học và kỹ thuật ra trường còn có cơ hội làm việc ở những tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước. Các kỹ sư có kinh nghiệm và tài năng thường được các doanh nghiệp nước ngoài chiêu mộ và tài trợ toàn phần. Dù ở ngành nghề nào đi chăng nữa vẫn rất cần một chuyên viên, kỹ sư công nghệ giỏi hỗ trợ một số hoặc tất cả các mảng liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin.
Nắm rõ bối cảnh và lợi ích của ngành khoa học công nghệ, các bạn trẻ cần có đam mê và niềm yêu thích đối với công nghệ thông tin sẽ có thể tự tin hơn với con đường mình lựa chọn. Đối với các bạn yêu thích môn khoa học tự nhiên, có tư duy logic, thích tìm tòi sáng tạo, làm nên cái mới sẽ là ứng viên vô cùng phù hợp với ngành học này. Đừng bỏ lỡ cơ hội học ngành công nghệ thông tin nếu bạn còn trẻ bởi bạn sẽ chẳng bao giờ phải lo thất nghiệp.
>> Xem ngay: Những việc làm tại Đà Nẵng lương cao hấp dẫn dành cho dân IT hiện
Bài viết liên quan