Công nghệ thông tin – ngành nghề chưa bao giờ hạ nhiệt, sẽ hot mãi
Công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. Người làm việc trong trong ngành này thường được gọi là IT (Information Technology). Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
- Công nghệ thông tin ICT: Nhiều hướng đi để phát triển sự nghiệp
- Top 5 việc làm thêm cho sinh viên công nghệ thông tin, đủ trang trải học phí không cần xin bố mẹ
- Văn bằng 2 công nghệ thông tin: Liệu có phải là một hướng đi đúng đắn?
Hiện nay, ngành CNTT thường phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến, gồm: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính truyền thông, Kỹ thuật phần mềm. Trong đó, hai ngành đang “hot” nhất cả ở hiện tại lẫn tương lai đó là Kỹ thuật phần mềm và An toàn thông tin. Ngoài ra, hai hướng đào tạo chủ lực, hai lĩnh vực được chú trọng trong việc phát triển xã hội bây giờ là ứng dụng truyền thông xã hội và công nghệ web và ứng dụng CNTT quản lý, giám sát hoạt động doanh nghiệp.
Tùy từng chuyên ngành mà sinh viên sẽ được học những giáo trình thú vị khác nhau. Nhưng tựu chung lại thì mọi sinh viên sẽ phải học những môn học cơ bản như: Kiến thức căn bản về máy tính; Kiến thức căn bản về CNTT; Các ngôn ngữ lập trình phổ biến đang được sử dụng hiện nay; Quy trình phát triển phần mềm, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm cũng như các ứng dụng CNTT theo xu hướng SMAC của thế giới. (SMAC: viết tắt của Social – Mạng xã hội, Mobility – Di động, Analytics – Phân tích dữ liệu, Cloud – Điện toán đám mây) và còn rất nhiều môn học khác nữa tùy theo phân ngành.
Vì sao Công nghệ thông tin luôn “hot”?
Trong thời kỳ hội nhập, CNTT là một trong những ngành mũi nhọn mang đến sự phát triển vượt bậc cho khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, ngành này đã trở thành một ngành học “hot” và thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy tính và đam mê công nghệ.
Cuộc sống càng hiện đại, con người càng cần công nghệ và những sản phẩm công nghệ cao. Chính vì thế, ngành CNTT là xu hướng phát triển của tương lai. Điều đó lý giải vì sao ngành này đã, đang và sẽ luôn “hot”.
Hiện nay, hầu như mọi thứ trong cuộc sống đều liên quan đến việc ứng dụng CNTT, các hoạt động trong đời sống xã hội như giao lưu, giải trí, việc làm đều có thể trở nên dễ dàng hơn nhờ chiếc smartphone nhỏ gọn trong tầm tay đến thế giới đám mây của công nghệ số. Chính vì vậy, theo dự báo của các chuyên gia thì nhu cầu nhân lực cho ngành CNTT ngày càng có chiều hướng gia tăng với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
Học Công nghệ thông tin thì làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các tổ chức, hiệp hội,… liên quan đến các lĩnh vực phát triển, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng, chuyên thiết kế, triển khai các giải pháp tích hợp về phần cứng và phần mềm và cả những vấn đề về an ninh mạng như virut, hacker,… Nói chung, CNTT có mặt trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống xã hội hiện nay, vì vậy sinh viên ra trường sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề việc làm như đối với các ngành học khác.
Kỹ sư phần mềm, Lập trình viên, Nhà phát triển Website, Nhà phát triển Ứng dụng di động, Chuyên viên phân tích hệ thống, Quản trị viên Cơ sở dữ liệu, Quản trị viên An ninh, Chuyên gia Y tế về CNTT, Chuyên gia hỗ trợ máy tính hoặc chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật, Nhân viên bán hàng kỹ thuật là Top 10 ngành học kiêm nghề nghiệp IT hot nhất hiện nay.
Sản phẩm Công nghệ thông tin
Sản phẩm công nghệ thông tin hiện hữu trong mọi mặt của cuộc sống thực tiễn. Ngay cả khi bạn đang đọc bài viết này thì nó cũng chính là kết quả của ngành CNTT đấy.
Về phía tòa soạn, để đưa bài viết này tiếp cận được với bạn đọc thì chúng tôi phải xây dựng một hệ thống dữ liệu (công nghệ) để biên tập viên có thể nhập bài viết. Sau đó, để độc giả cảm thấy thoải mái khi đọc các bài viết này, chúng tôi tiếp tục xây dựng và thiết kế giao diện website (công nghệ) để sản phẩm cuối cùng là những bài viết (thông tin) có thể tiếp cận đến bạn đọc một cách tối ưu nhất. Trong trường hợp này, người học CNTT sẽ có nhiệm vụ xây dựng hệ thống dữ liệu và website nhằm đem đến những bài viết trực quan sinh động phục vụ người dùng.
Về phía độc giả, bạn có thể đang đọc bài viết này bằng máy tính để bàn, laptop hoặc điện thoại (công nghệ). Các thiết bị này phải sử dụng một hệ điều hành và được cài ứng dụng trình duyệt internet (công nghệ) thì mới đọc được bài viết này (thông tin). Lúc bấy giờ, người học ngành CNTT giữ vai trò chế tạo máy tính/ điện thoại và lập trình ứng dụng để thông qua đó người dùng có thể đọc được thông tin mình muốn.
Trong kỷ nguyên số, dữ liệu số chính là tài sản của doanh nghiệp, đó cũng chính là mấu chốt của hành trình chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, dẫn đến thành công của doanh nghiệp. Thế nên hầu hết các doanh nghiệp luôn có nhu cầu ứng dụng CNTT để hoạt động kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao, đặc biệt là những ngành có tỉ trọng và hàm lượng xuất khẩu cao (ngành sợi, ngành gỗ, ngành may…) hay các ngành liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng như bán lẻ, dược phẩm,…
Công ty gầnnhà.com từng giới thiệu nền tảng tích hợp hẹn và tìm đa thương hiệu, sự kiện có vị trí gần khách hàng nhất. Phần mềm này có thể kết nối vị trí của người dùng tức thì đến khoảng 1.500 sự kiện mỗi ngày, khoảng 25.000 cửa hiệu chuỗi và 7.500 chương trình marketing. Theo đó, người dùng chỉ cần sử dụng phần mềm này có thể tìm được vị trí mong muốn một cách dễ dàng và thuận tiện; thậm chí phần mềm này có thể tích hợp được hẹn gọi giao hàng, hẹn gọi taxi từ vị trí gần; tương lai có thể các người dùng sẽ nhìn thấy nhau trên vị trí của app nếu cùng nhau kết nối để hẹn hò…
Hay doanh nghiệp khởi nghiệp Eyeq.tech giới thiệu hệ thống camera ứng dụng AI và Machine learning cho quảng cáo ngoài trời, ứng dụng trong an ninh và thành phố, bảo mật, quản trị quan hệ khách hàng, cắt giảm hàng chờ, ứng dụng tài chính 4.0 và nâng cao trải nghiệm khách hàng…
Cụ thể, thông qua hệ thống camera này, doanh nghiệp quảng cáo có thể biết được phản ứng của khách hàng thích hay không thích, từ đó đặt quảng cáo đúng nơi và đúng đối tượng để hiệu quả quảng cáo tốt hơn; hay thông qua camera AI, các doanh nghiệp hay cơ quan có thể thu thập và phân tích dữ liệu khi nhận diện gương mặt, vật thể hay thậm chí biển số xe… nhằm phục vụ cho quản lý an ninh công cộng. Ứng dụng có thay thế cho việc kiểm soát, check in, giảm thiểu lãng phí hàng chờ và tiết kiệm thời gian; giúp các tổ chức tài chính quản lý rủi ro với công nghệ eKYC, nắm rõ thông tin khách hàng và đơn giản hóa quản lý giao dịch…
Tóm lại, các sản phẩm công nghệ thông tin giúp giúp con người kết nối với nhau dễ dàng hơn (email, video call, mạng xã hội); giúp việc sử dụng tiền trở nên tiện lợi (cây ATM, tài khoản ngân hàng, đặt vé xem phim, checkin vé máy bay, đặt đồ ăn); giúp việc học trở nên hào hứng hơn (máy chiếu hình ảnh, phần mềm mô phỏng, phòng thí nghiệm hiện đại, khóa học online)…
Các công ty Công nghệ thông tin
- Công nghệ thông tin học trường nào uy tín và chất lượng nhất?
- Bí quyết 5 phút chinh phục nhà tuyển dụng cho cử nhân công nghệ thông tin
- Công nghệ thông tin thi khối nào và cần ghi nhớ điều gì?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể phụ trách các công việc như:
– Kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT, chủ yếu trong lĩnh vực dữ liệu không gian – thời gian (địa lý, tài nguyên, môi trường, viễn thám,…). Tập trung vào những ứng dụng về GIS trên thiết bị di động và trao đổi dữ liệu với máy chủ. Các công ty công nghệ thông tin điển hình: Esri, ArcGIS, FPT, TMA và các công ty phần mềm chuyên dụng khác.
– Kỹ sư vận hành, quản lý, giám sát; phân tích và phát triển các ứng dụng CNTT tại các ngân hàng, bưu điện, siêu thị,…
– Kỹ sư chuyên khai thác dữ liệu và thông tin ứng dụng cho các doanh nghiệp trong vấn đề phân tích định lượng, nâng cao hiệu suất kinh doanh và ra quyết định. Một số công ty công nghệ thông tin tiêu biểu: Tập đoàn kinh doanh, sản xuất lớn như Samsung, IBM, CoopMart, Thế giới di động,…
– Kỹ sư xây dựng, phát triển các ứng dụng về lãnh vực truyền thông xã hội và công nghệ Web, một trong những lĩnh vực nóng của CNTT. Các đơn vị chuyên phát triển phần mềm: FPT Software, Microsoft, Google, CMC, các công ty công nghệ thông tin, phần mềm khác.
Theo Dân Trí, 10 công ty công nghệ thông tin hàng đầu trong công nghệ 4.0 tại Việt Nam năm 2018 đều là các doanh nghiệp đang có sự phát triển mạnh mẽ, có khả năng tác động ảnh hưởng tới xu thế phát triển của thị trường và ngành CNTT nước nhà. Trong số này, có những đơn vị đang là doanh nghiệp “trụ cột” của nền công nghệ Việt Nam với tiềm lực lớn mạnh và sức tăng trưởng mạnh mẽ, như Tập đoàn Công nghiệp viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn FPT, Công ty cổ phần MISA, Công ty CMC, Công ty cổ phần VNG,…
Cụ thể, FPT phát triển phần mềm cho xe tự hành và bắt đầu hợp tác cung cấp dịch vụ cho 1 số hàng xe lớn tại Nhật và châu Âu, Viettel đưa các công nghệ mới vào phát triển các sản phẩm – giải pháp cho các dự án về Chính phủ điện tử, giáo dục, nông nghiệp, thành phố thông minh,… hay VNG thành lập trung tâm nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng IoT, AI…
Top 5 công ty, tập đoàn công nghệ nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam:
– FPT: Là cái tên uy tín bậc nhất trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam
– Viettel: Tập đoàn Công nghệ và Viễn thông lớn nhất cả nước
– CMC: Đối tác tin cậy và uy tín trong các dự án CNTT cấp trung và lớn
– VNG: Phát triển hệ thống sản phẩm trực tuyến đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau, đảm bảo mỗi phút giây đều là một trải nghiệm ý nghĩa, bổ ích
– BKAV: Top 10 thương hiệu Nổi tiếng nhất Việt Nam và Top 10 Dịch vụ hoàn hảo tại Việt Nam với các sản phẩm nổi bật là những phần mềm diệt virus mang thương hiệu Việt Nam như: BKAV Home, BKAV Home Plus, BKAV Pro,…
Công nghệ thông tin hiện đang là ngành “xương sống”, đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển của hầu hết các ngành nghề khác. Nhân sự CNTT được vô vàn các doanh nghiệp trong và ngoài nước săn đón. Các bạn sinh viên còn chần chừ gì mà không trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp để biến đam mê thành giá trị vật chất, góp phần vào sự phát triển của cá nhân lẫn cộng đồng.
>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây
Alex
Bài viết liên quan