Tester là gì? Làm thế nào để trở thành tester chuyên nghiệp?
Công nghệ thông tin phát triển khiến cho rất nhiều ngành nghề mới nảy sinh. Trong đó có một cơ hội mà ít người để ý tới đó là vị trí tester. Vậy nghề tester là gì? Vị trí tester là làm những gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Xem thêm:
- IT helpdesk là gì? 8 kỹ năng IT helpdesk cần có trước khi đăng ký tuyển dụng
- IT support là gì? Những điều cần có của một nhân viên IT support
Vị trí Tester là gì?
Tester là gì? Nói đơn giản thì nó là kiểm thử phần mềm, mà công việc chính của một tester hiện nay sẽ chủ yếu là kiểm tra, chạy thử phần mềm lần cuối cùng để tìm ra được những lỗi tiếp theo trước khi quyết định đưa sản phẩn ra thị trường.
Một tester thông thường sẽ phải kiểu tra phần mềm thông qua việc thực hiện chạy thử và so sánh giữa khả năng làm việc của phần mềm so với các lỗi cơ bản như, bugs, errors, các phần mềm mã độc khác nhau mà chương trình có thể dính phải.
Hiện này, nghề tester có rất nhiều mảng khác nhau. Trong đó có 2 mảng chủ yếu mà các ứng viên có thể tìm kiếm cơ hội là manual tester, automation tester.
- Manual tester: là những người kiểm tra phần mềm theo xu hướng thủ công. Manual tester du không yêu cầu quá nhiều về kiến thức lập trình nhưng nếu muốn trở thành tester thì đòi hỏi bạn cần phải có khả năng tìm lỗi.
- Automation tester: là những người kiểm định phần mềm bằng các công cụ tự động. Vị trí này sẽ đòi hỏi bạn cần có kiến thức chắc chắn hơn về mảng lập trình để kiểm tra các lỗi của sản phẩm.
►►► CẬP NHẬT NHANH những kinh nghiệm phỏng vấn mới nhất để không phải lúng túng trước những câu hỏi của NTD!
Cần gì để trở thành tester là gì?
Sau khi đã hiểu được Tester nghĩa là gì, thì hẳn bạn sẽ muốn biết để trở thành một tester thì bạn cần làm những gì phải không?
Để trở thành một tester hiện nay không quá khó. Điều quan trọng là bạn cần phải nỗ lực tối đa trong công việc của mình. Ngoài ra, bạn cũng cần có những yếu tố sau để trở thành tester chuyên nghiệp.
Kiến thức cơ bản của một tester
Đối với một tester chuyên nghiệp, những kiến thức cơ bản là điều chắc chắn mà bạn cần phải nắm được. Cụ thể, một nhân viên kiểm định cần phải có kiến thức cơ bản nhất về máy tính, tin học văn phòng, kiến thức về mạng internet, cách cài đặt phần mềm…. Đây là những điều cơ bản nhất mà bạn cần nắm rõ thì mới mong trở thành một tester được.
Tiếp theo, bạn cần phải tự trang bị cho mình kiến thức lập trình. Trong đó quan trọng nhất là các kiến thức lập trình SQL, HTML. Mặc dù không cần quá sâu nhưng một tester cũng cần phải biết để nắm rõ nội dung phần mềm mà mình cần kiểm tra là như thế nào.
Kiến thức chuyên ngành của ngành tester
Một tester chuyên nghiệp là người cần phải nắm rõ các khái niệm, quy trình cũng như thuật ngữ của chuyên ngành kiểm định. Hiện nay, quy trình kiểm tra phần mềm cơ bản bao gồm các bước:
- Lập kế hoạch, kiểm soát phần mềm kiểm thử
- Phân tích, thiết kế phần mềm kiểm tra
- Chạy thử phần mềm, so sánh với các yêu cầu lỗi kỹ thuật từ thực tế.
- Kết thúc hoạt động kiểm định.
Và trong quá trình thực hiện quy trình kiểm định, bạn nên có khả năng mô tả lại lỗi. Trong quá trình kiểm tra, tester cùng chuyên viên lập trình và khách hàng thường phải làm việc qua lại để có thể đưa ra được sản phẩm tốt nhất. Vì thế, việc mô tả lỗi càng chi tiết thì chất lượng sản phẩm sẽ càng tốt. Thông thường, quy trình mô tả lỗi phần mềm sẽ gồm các bước như sau:
- Tóm tắt sơ lược về lỗi.
- Các bước viết bug lỗi
- Thực trạng lỗi phần mềm
- Các kết luận, đề xuất từ phía tester để giải quyết.
►►► THAM KHẢO THÊM 1000+ các mẫu thư xin việc làm “CHAO ĐẢO” nhà tuyển dụng để ứng tuyển các vị trí tuyển nhân viên IT phù hợp khả năng của bạn!
Ngoại ngữ là điều cần thiết đối với vị trí tester
Với môi trường công nghệ thông tin, việc thành thạo ngoại ngữ là một yếu tố bắt buộc mà mọi tester cần phải có. Tất cả các phần mềm, bản chạy thử hoặc công cụ kiểm tra hiện này đều sử dụng tiếng Anh.
Những nguồn tài liệu chuyên ngành cho các tester hiện nay rất hiếm có bằng tiếng Việt. Vì thế, nếu không có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo thì chắc chắn bạn không thể theo được với nghề.
Với những chia sẻ trên của Timviecit.net, hi vọng bạn đã hiểu được Tester là gì, vị trí tester là làm những gì. Tester xét cho cùng là người hỗ trợ phát triển phần mềm một cách tốt nhất để đem tới những trải nghiệm dễ dàng cho người dùng. Vì thế, đây đang là một công việc rất được nhiều bạn trẻ đam mê và theo đuổi.
Bài viết liên quan