Chip TPM là gì? Cách kiểm tra máy tính có hỗ trợ hay không

30/06/2021 11:17 AM    |    Tìm việc   >  Kỹ thuật máy tính

Chip TPM 2.0 là một phần không thể thiếu trong cả máy tính PC và Laptop hiện nay. Tuy nhiên nếu không am hiểu về công nghệ thì TPM vẫn là một khái niệm khá mới với nhiều người. Vậy TPM là gì? Nó có vai trò ra sao đối với máy tính? Và cách để kiểm tra máy tính có hỗ trợ chip TPM hay không. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Timviecit.net nhé!

TPM 2.0 là gì?

TPM là từ viết tắt của cụm từ Trusted Platform Module, được dịch nghĩa là mô-đun nền tảng đáng tin cậy. Đây là một con chip rời được hàn vào bo mạch chủ của máy vi tính, nó được thiết kế để cung cấp các chức năng liên quan đến bảo mật dựa trên phần cứng.

Chip TPM là gì?

Chip TPM là gì?

Chip TPM được so sánh như bộ khóa cửa điện tử sử dụng để báo động an ninh trong nhà hay như ứng dụng xác minh tài khoản gửi về số điện thoại khi bạn thực hiện các giao dịch ngân hàng. Sau khi máy tính được mở nguồn có mã hóa đĩa Full-Disk Encryption và chip TPM thì con chip này sẽ cung cấp một mã duy nhất được gọi là khóa mật mã. Nếu không có gì bất thường mã hóa ổ cứng Disk Encryption sẽ mở khóa và máy tính của bạn sẽ tiến hành khởi động. Nếu trường hợp chẳng may xảy ra vấn đề như hacker đánh cắp máy tính của bạn thì máy tính sẽ không thể khởi động.

TPM 2.0 được sử dụng làm gì?

Hầu hết các máy tính PC và Laptop hiện nay đều có chip TPM nhằm đảm bảo an ninh cho tất cả người dùng. Một số công cụng mà chip TPM 2.O đem lại:

  • Trong trường hợp dữ liệu được gửi đi hoặc nhận về được truyền dưới dạng chưa được mã hóa thì chip TPM sử dụng kết hợp với phần cứng và phần mềm trong máy tính để bảo vệ các mật khẩu quan trọng hoặc có tác dụng khóa mã hóa khi chúng được gửi đi dưới dạng không được mã hóa này.
  • Khi nhận thấy tính toàn vẹn của hệ thống bị xâm nhập bởi vius hoặc malware, chip TPM có thể khởi động ở chế độ cách ly giúp khắc phục sự cố.
Chip TPM 2.0 được sử dụng làm gì?

Chip TPM 2.0 được sử dụng làm gì?

  • Chip TPM cũng cung cấp khả năng lưu trữ an toàn thông tin cho khóa mã hóa, mật khẩu để đăng nhập các dịch vụ trực tuyến. Đây được đánh giá là phương pháp an toàn vào bảo mật cao hơn so với việc lưu trữ dữ liệu bên trong phần mềm trên ổ cứng.

Làm sao để biết máy tính có hỗ trợ chip TPM hay không?

Chip TPM 2.0 được coi là yêu cầu bắt buộc để cài đặt window 11 nhằm giúp bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công thông thường và những cuộc tấn công phức tạp hơn. Để kiểm tra máy tính có chip 2.0 hay không cũng rất đơn giản. Cách kiểm tra tiến hành theo các bước sau:

  • Nhấn tổ hợp phí Window + R để ở hộp thoại Run và nhập tpm.msc
  • Sau khi nhấn OK cửa sổ Trusted Platform Module Management sẽ xuất hiện. Nếu bạn nhìn thấy trạng thái The TPM is ready for use trong mục Status nghĩa là máy tính của bạn đã có chip TPM. Bạn có thể tiếp tục kiểm tra phiên bản TPM trong mục TPM Manafacturer Information.
  • Trong trường hợp bạn nhận được thông báo Compatible TPM cannot be found thì có nghĩa là máy tính của bạn không có chip TPM hoặc chưa kích hoạt con chip này .

Chip TPM 2.0 là một phần không thể thiếu trong máy tính của người dùng. Hi vọng qua bài viết bạn đã có thể hiểu hơn về chip TPM là gì? Vai trò của nó với bảo mật máy tính và cả cách để kiểm tra máy tính có hỗ trợ TPM hay không. Tìm hiểu thêm các kiến thức về công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính hay tại website này nhé!

Tags:

Bài viết liên quan

Hardware Là Gì: Sự Định Nghĩa và Ý Nghĩa Trong Công Nghệ

Hardware Là Gì: Sự Định Nghĩa và Ý Nghĩa Trong Công Nghệ

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và máy tính, khái niệm về "hardware" đóng vai trò quan trọng trong...

Mã nguồn là gì? Những loại mã nguồn nào thường được dùng?

Mã nguồn là gì? Những loại mã nguồn nào thường được dùng?

Đối với lĩnh vực thiết kế trang web, " Mã nguồn là gì " không còn xa lạ đối với...

Tìm hiểu khái niệm word là gì và tầm quan trọng của word

Word là một phần mềm xử lý văn bản đơn giản được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới....

Bài đọc nhiều

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là ngành học hiện đang được các bạn trẻ yêu thích và theo học. thực tế cho thấy đây là ngành nghề  mới đang còn khá…

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

Trước đây, các 2D Animator đòi hỏi cần khả năng vẽ tốt, khả năng tạo hình ảnh hoàn hảo nối…

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Nếu như muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến…

Bài mới nhất

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

Bạn đang tìm hiểu về React Native và muốn hiểu rõ hơn về công nghệ này? Trong bài viết này,…

Microsoft Project là gì? Tính Năng Chính của Microsoft Project

Microsoft Project là gì? Tính Năng Chính của Microsoft Project

Microsoft Project là một phần mềm hàng đầu được phát triển bởi Microsoft, được thiết kế để hỗ trợ quản…

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Trong thế giới Công nghệ thông tin hiện nay, khái niệm “web server” (máy chủ web) đóng vai trò quan…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.