Tổng quan về quy trình phát triển phần mềm

08/05/2021 10:23 AM    |    Tìm việc   >  Kỹ thuật máy tính

Trong thời đại công nghệ số phát triển phần mềm trở thành lĩnh vực mà các tổ chức, doanh nghiệp không thể bỏ qua. Mỗi phần mềm được phát triển  là một quá trình của đội ngũ phát triển. Để có có được sản phẩm tốt thì quy trình phát triển phần mềm là  yếu tố rất quan trọng. Với nội dung bài viết này hãy cùng Tìm việc IT tìm hiểu về các quy trình phát triển phần mềm phổ biến hiện nay nhé!

Quy trình phát triển phần mềm là gì?

quy trình phát triển phần mềm

Quy trình phát triển phần mềm là một cấu trúc gồm tập hợp các hoạt động nhằm phục vụ cho mục đích sản xuất và phát triển phần mềm. Một quy trình phát triển phù hợp sẽ giúp tạo ra được các sản phẩm có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn. Đồng thời giúp các yếu tố trong phần mềm tương tác với nhau một cách hài hòa và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Vai trò của quy trình phát triển phần mềm

Quy trình phát triển là yếu tốquan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu suất, giá thành của phần mềm. Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.

Làm việc có quy trình giúp cho quá trình sản xuất ít xảy ra khiếm khuyết hơn. Từ đó thúc đẩy quá trình sản xuất nhanh hơn, thời gian bàn giao sản phẩm nhanh hơn và tạo ra giá trị tốt hơn cho doanh nghiệp.

>>>Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn tạo mẫu cv xin việc đẹp, chuyên nghiệp thu hút nhà tuyển dụng

Quy trình phát triển phần mềm cơ bản diễn ra như thế nào?

quy trình phát triển phần mềm

Về cơ bản một quy trình phát triển phần mềm sẽ bao gồm các bước sau:

Giai đoạn 1: Lên ý tưởng, khái niệm hóa và phân tích

Ở giai đoạn này liên quan đến việc phân tích vấn đề theo định nghĩa của khách hàng. Qua việc phân tích các yêu cầu chính của khách hàng, các nhà phát triển phần mềm sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Khái niệm hóa liên quan đến việc hình thành ý tưởng, khái niệm. Sau khi phạm vi của dự án được xác định, một danh mục bao gồm các tính năng và yêu cầu về thiết kế  sẽ được tạo ra.

Giai đoạn 2: Thiết kế và phát triển

Thiết kế

Sau phần phân tích và lên ý tưởng, thiết kế là bước tiếp theo cần thực hiện. Mục tiêu của giai đoạn này là tạo ra một kiến ​​trúc mạnh mẽ, khả thi của quy trình phần mềm.

Khi các yêu cầu được định nghĩa chi tiết rõ ràng, các nguồn lực kỹ thuật được xác định, các nhiệm vụ cụ thể được chỉ định cho từng cá nhân và chúng được cung cấp các tài liệu cần thiết để bắt đầu quá trình phát triển. Dựa trên phương pháp phát triển, các nhiệm vụ sẽ được chia nhỏ và sản phẩm có thể được hoàn thành trong thời gian tối ưu.

Phát triển

Khi thiết kế đã sẵn sàng, quá trình phát triển sẽ tiếp tục cùng với việc ghi và quản lý dữ liệu hiệu quả. Đây là một giai đoạn phức tạp mà sự rõ ràng và tập trung có ý nghĩa quan trọng.

Giai đoạn 3: Đánh giá phần mềm

Sau khi phần mềm được hoàn thành, lập trình viên tiến hành đánh giá để kiểm tra phần mềm có khả năng đảm bảo những yêu cầu có trong tài liệu đặc tả ở phần lên ý tưởng hay không.

Các giai đoạn phát triển và thử nghiệm được thực hiện lặp đi lặp lại  đến khi tìm thấy được các vấn đề. Nếu xảy ra lỗi bên phát triển sẽ tiếp tục sửa chữa và xác minh. Mục tiêu của giai đoạn này là đưa ra được một sản phẩm cuối cùng với các lỗi ở mức tối thiểu.

Giai đoạn 4: Đào tạo và chuyển giao

Ở giai đoạn này, nhóm phát triển, tổ chức sẽ chuyển giao kiến thức về sản phẩm tới cho khách hàng. Vào cuối giai đoạn này, nhóm phát triển bàn giao tất cả các khía cạnh của dự án cho khách hàng bao gồm code, tài liệu và giấy phép phần mềm.

>>>Tìm hiểu ngay: Các vị trí tuyển dụng nhân viên IT mới và hấp dẫn nhất hiện nay.

Những mô hình phát triển phần mềm phổ biến hiện nay

quy trình phát triển phần mềm

Waterfall model

Waterfall model thuộc top các mô hình phát triển phần mềm đời đầu, đây là mô hình khá quen thuộc với các lập trình viên. Nó cho phép các nhà phát triển tiến hành xây dựng phần mềm theo một trình tự nhất định. Các giai đoạn phát triển trong  mô hình này rất rõ ràng và dễ sử dụng.

Tuy nhiên, hiện mô hình có một số hạn chế nhất định. Nó không cho phép sửa chữa các giai đoạn trước và kém linh hoạt trong sử dụng.

Agile Model

Bởi tính ưu việt và dễ sử dụng mà Agile Model là lựa chọn của rất nhiều lập trình viên. Mô hình này có thể ứng dụng linh hoạt trong mọi dự án, giúp tạo ra phần mềm nhanh và mạnh mẽ.

Incremental Model

Đây cũng là mô hình được sử dụng khá nhiều trong quy trình phát triển phần mềm. Nó được ưu tiên sử dụng nhờ vào tốc độ, sự đơn giản, linh hoạt trong phát triển và chỉnh sửa. Chi phí để phát triển phần mềm bằng mô hình này cũng không quá cao. Incremental Model hỗ trợ rát tốt cho quá trình phát triển phần mềm. Nhưng để sử dụng mô hình này hiệu quả bạn cần có kế hoạch và những thiết kế tốt.

Và còn một số mô hình phát triển phần mềm khác được sử dụng phổ biến như V- Shaped Model, Spiral Model, RAD Model,…bạn có thể tham khảo thêm.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến quy trình phát triển phần mềm mà Tìm việc IT muốn chia sẻ tới bạn. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp hữu ích với bạn. Thường xuyên ghé thăm website TimviecIT.net để cập nhật những thông tin về Công nghệ thông tin mỗi ngày nhé!

>>>Đọc thêm: Tìm việc làm tại Hà Nội mới nhất, lương thưởng hấp dẫn từ các công ty hàng đầu!

Bài viết liên quan

Hardware Là Gì: Sự Định Nghĩa và Ý Nghĩa Trong Công Nghệ

Hardware Là Gì: Sự Định Nghĩa và Ý Nghĩa Trong Công Nghệ

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và máy tính, khái niệm về "hardware" đóng vai trò quan trọng trong...

Mã nguồn là gì? Những loại mã nguồn nào thường được dùng?

Mã nguồn là gì? Những loại mã nguồn nào thường được dùng?

Đối với lĩnh vực thiết kế trang web, " Mã nguồn là gì " không còn xa lạ đối với...

Tìm hiểu khái niệm word là gì và tầm quan trọng của word

Word là một phần mềm xử lý văn bản đơn giản được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới....

Bài đọc nhiều

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2023

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2023

Thông thường, bản sơ yếu lý lịch đã có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc . Dưới đây là…

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là ngành học hiện đang được các bạn trẻ yêu thích và theo học. thực tế cho thấy đây là ngành nghề  mới đang còn khá…

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Nếu như muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến…

Bài mới nhất

Lập Trình Web – Cơ Hội Nghề Nghiệp Lớn Cho Người Đam Mê Công Nghệ

Lập Trình Web – Cơ Hội Nghề Nghiệp Lớn Cho Người Đam Mê Công Nghệ

Lập trình web là một trong những ngành nghề phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay, mở ra nhiều cơ…

Lập Trình Nhúng: Cơ Hội Nghề Nghiệp Hấp Dẫn và Cách Chuẩn Bị CV Đẹp Để Ứng Tuyển IT

Lập Trình Nhúng: Cơ Hội Nghề Nghiệp Hấp Dẫn và Cách Chuẩn Bị CV Đẹp…

Lập trình nhúng (Embedded Programming) là một lĩnh vực công nghệ đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong các…

Nhân Viên Kỹ Thuật Máy Tính: Vai Trò Quan Trọng và Bí Quyết Tạo CV Ấn Tượng Trong Tuyển Dụng IT

Nhân Viên Kỹ Thuật Máy Tính: Vai Trò Quan Trọng và Bí Quyết Tạo CV…

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, nhân viên kỹ thuật máy tính đóng vai trò vô cùng quan…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.