Chuyên gia FPT cảnh báo 2 điều, SV học CNTT đừng bao giờ mắc phải
Những bạn đang theo đuổi và học CNTT nên ghi nhớ nằm lòng rằng kiến thức chuyên môn mới chỉ quyết định (lĩnh vực) việc làm mà thôi, một số yếu tố trọng điểm khác mới thực sự giúp bạn thăng tiến và phát triển kinh tế.
- Các mảng trong ngành công nghệ thông tin ra trường nhét túi nghìn đô như đi chơi
- Nữ học công nghệ thông tin có khó không, nên chọn việc gì phù hợp?
- Học công nghệ thông tin ra làm gì: Cơ hội việc làm cho ‘dân’ IT!
Vì sao nên học CNTT?
Nhiều bạn trẻ phải “gật gù” đồng tình rằng ngành này ra trường dễ kiếm việc làm hơn các ngành khác rất nhiều mà không bị phân biệt là tốt nghiệp từ trường nào cả, chỉ cần có khả năng thì đều có thể kiếm được việc làm ở công ty lớn. Ngoài ra, tồn tại vô vàn lý do khác cho thấy bạn thực sự nên theo đuổi ngành CNTT giữa thời đại 4.0 ví dụ như:
- CNTT là một trong những ngành có nhu cầu nhân lực rất lớn.
- Cơ hội nghề nghiệp không giới hạn trong sự bùng nổ công nghệ toàn cầu.
- Luôn được tiếp cận với những tri thức mới.
- Được xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic.
- Năng lực trong việc giải quyết sâu, rộng các vấn đề đa chiều, phức tạp, nhiều thách thức.
- Tiêu chuẩn ngành nghề bao gồm kỹ năng và chứng chỉ được công nhận trên thế giới.
- Phù hợp với bất cứ ai dù làm việc tập thể hay cá nhân.
- Nhiều thách thức để khẳng định mình.
- Nhiều cơ hội thành đạt.
Học công nghệ thông tin có khó không?
Học công nghệ thông tin có khó không? Nếu theo học Công nghệ thông tin thì có đủ khả năng để bám trụ lại không? Đây chính là những nỗi băn khoăn của các bạn trẻ muốn theo học ngành này.
Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy vạch ra một số yêu cầu cơ bản mà ngành công nghệ thông tin yêu cầu ở người học. Đó là niềm đam mê, khả năng tư duy tốt, sự chăm chỉ, sự tỉ mỉ và chính xác trong công việc.
Do đó, việc học công nghệ thông tin có khó không sẽ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan là năng lực và sự cầu tiến của bản thân, yếu tố khách quan chính là môi trường đào tạo.
Nếu như bạn chọn một trường học CNTT không đủ uy tín, chất lượng chắc chắn sẽ gặp phải những hệ lụy khôn lường như sự hao hụt về kiến thức hoặc tồi tệ hơn là bạn sẽ bị mất đi niềm đam mê với ngành.
Các chuyên gia, nhà tuyển dụng luôn nhấn mạnh mỗi khi đưa ra lời khuyên với các bạn sinh viên rằng, điều quan trọng nhất là các bạn trẻ cần có đam mê và niềm yêu thích đối với công nghệ. Ngoài ra, những bạn giỏi về các môn khoa học tự nhiên, có tư duy logic, thích tìm tòi sáng tạo, làm nên cái mới sẽ là ứng viên vô cùng phù hợp với ngành học này.
Học công nghệ thông tin nên học trường nào?
Bạn có thể chọn lựa những trường đào tạo ngành CNTT hàng đầu miền Bắc như:
- Đại học Bách khoa
- Học viện Kỹ thuật Quân sự
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Học viện Kỹ thuật Mật mã
- Đại học FPT
-
Đại học Giao thông vận tải
Sau khi trúng tuyển, tùy từng chuyên ngành mà sinh viên sẽ được học những giáo trình khác nhau.
Nếu bạn yêu thích ngành nghề này nhưng vẫn chưa biết học công nghệ thông tin nên học trường nào, không có cơ hội học tập tại các trường đại học thì bạn có thể lựa chọn các khóa học công nghệ thông tin ngắn hạn, dài hạn thích hợp để tích lũy thêm kiến thức, gia tăng cơ hội cho bản thân.
Tại đại học FPT, các giáo trình CNTT nói riêng và chương trình giảng dạy các ngành nói chung luôn được phát triển qua 3 màng lọc. Đầu tiên, giáo trình cập nhật từ nước ngoài, để đảm bảo lượng kiến thức chuẩn và cập nhật nhất cho sinh viên. Tiếp đến, chuyên gia đào tạo của FPT chắt lọc để phù hợp với bối cảnh đào tạo tại Việt Nam. Cuối cùng, trước khi đưa vào giảng dạy, các chương trình đào tạo luôn được tham khảo ý kiến chuyên gia từ các doanh nghiệp, để đảm bảo đào tạo đúng nhu cầu thực tế, giúp sinh viên dễ kiếm việc làm đúng ngành khi ra trường.
Mô hình này khá thành công, sinh viên tốt nghiệp ngành này hiện làm việc tại những thị trường CNTT quan trọng của thế giới như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Singapore với mức lương xứng đáng.
Học xong CNTT có thể làm những nghề gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT, tùy theo năng lực, có thể ứng tuyển vào các vị trí phổ biến trong các công ty trong và ngoài nước như:
- Lập trình viên
- Chuyên viên phát triển phần mềm (Developer)
- Chuyên viên kiểm thử phần mềm (Tester)
- Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm (Quality Assurance)
- Chuyên viên quản lý dự án (Project Manager)
- Trưởng nhóm, nhân viên kỹ thuật (Technical Leader)
- Kỹ sư cầu nối (Bridge Software Engineer)
- Thiết kế, phát triển website
- Xây dựng, quản lý dữ liệu
- Quản trị mạng, an ninh mạng
- Phát triển game
- Kỹ thuật máy tính
- SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
Ngoài ra, các kỹ sư CNTT hoàn toàn có thể tự khởi nghiệp bằng cách nghiên cứu, phát triển các sản phẩm ứng dụng và đi kêu gọi vốn.
Vô vàn các cơ quan, xí nghiệp, công ty, doanh nghiệp, tập toàn lớn nhỏ thuộc đủ mọi lĩnh vực trong đời sống (ngân hàng, hàng không, viễn thông, an ninh quốc phòng, tiêu dùng, giải trí,…) đều mở rộng cửa chào đón nhân tài và đương nhiên, những người hỗ trợ tốt cho họ sẽ rất được trọng dụng, nhận về mức lương thưởng, đãi ngộ đáng mơ ước.
Cứ học Công nghệ thông tin là ra trường có việc làm?
Anh Vũ Chí Thành – Trưởng ban Tuyển sinh và Công tác sinh viên của ĐH FPT không tán thành quan điểm này bởi theo anh, nó chỉ đúng với trường hợp các bạn sinh viên trang bị đầy đủ cho mình không chỉ kiến thức chuyên môn mà cả vốn ngoại ngữ kha khá lẫn kỹ năng mềm. Ngược lại, thất nghiệp là có thật, hoặc nếu không, sự nghiệp sẽ khó rộng mở, cơ hội thăng tiến eo hẹp, kiếm về số tiền ít ỏi.
Anh nhấn mạnh rằng, trong các cuộc trò chuyện của mình với đối tác lớn, họ đều đòi hỏi nhân viên 2 yếu tố trên. Rõ ràng, đó cũng là điều hết sức dễ hiểu giữa thời buổi toàn cầu hóa như hiện nay, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc tế. Ngành này còn có đặc thù là sở hữu tốc độ phát triển chóng mặt, tài liệu hướng dẫn quý báu, chi tiết hầu hết lại viết bằng tiếng Anh. Chẳng một động cơ, máy móc, sản phẩm công nghệ của thương hiệu lớn nào viết bằng tiếng Việt cả. Thế nên, các bạn sinh viên hãy đặc biệt lưu tâm lời khuyên này để nắm bắt cơ hội và tỏa sáng.
- Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào có thu nhập cao nhất hiện nay
- Ngành công nghệ thông tin nên học trường nào để theo nghiệp IT lâu dài?
- Công nghệ thông tin học những môn gì? Ở đâu? Ra trường làm gì?
Tóm lại, kiến thức chuyên môn cứng chỉ quyết định bạn làm gì, ngoại ngữ (tiếng Anh) và kĩ năng mềm (khả năng giao tiếp, thuyết trình, chăm sóc khách hàng,…) mới quyết định mức lương và vị trí của bạn.
Một bạn trẻ đang làm việc trong lĩnh vực CNTT chia sẻ: “Công ty mình là công ty thiết kế đồ họa. Theo mình thấy thì nếu bạn đã có kinh nghiệm với photoshop cộng thêm vốn tiếng Anh khá xíu thì khả năng kiếm được việc làm tương đối tốt là khá cao.”
Học CNTT – ngành học chưa bao giờ giảm nhiệt vì ngành này đang là xu hướng phát triển của tương lai. Cuộc sống càng hiện đại, con người càng cần công nghệ và những sản phẩm công nghệ cao. Dù là lĩnh vực nào đi nữa, tất cả đều cần đến các ứng dụng CNTT. Có thể nói, CNTT chính là hạ tầng của mọi hạ tầng. Chính vì thế, nhu cầu nhân lực cho ngành này sẽ vẫn tiếp tục tăng cao. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp các bạn trẻ chuẩn bị cho mình hành trang kĩ lưỡng nhất để tiến bước cùng thời đại, giải đáp được những thắc mắc cơ bản như học công nghệ thông tin có khó không, học công nghệ thông tin nên học trường nào?
>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây
Alex
Bài viết liên quan