VPN là gì? Lý thuyết cơ bản về VPN cho người mới sử dụng
Đối với những người mới bắt đầu viết tới lĩnh vực IT chắc chắn đã nghe tới khái niệm VPN. Vậy VPN là gì? Có những lý thuyết cơ bản nào về VPN cần phải nhớ?
Xem thêm:
- Cách tạo VPN trên win 10: tưởng không dễ mà dễ không tưởng
- Top 7 phần mềm fake IP miễn phí hiệu quả nhất để vào các trang web bị chặn
VPN là gì?
VPN là gì? Đó là một công nghệ giúp kết nối mạng an toàn nếu như bạn đang kết nối bằng việc tạo ra một mạng riêng để hoạt động.
Hiện nay, các tập đoàn; doanh nghiệp lớn cũng như các cơ quan chính phủ đều sử dụng vpn để có thể cho phép các nhân viên có thể đăng nhận được từ xa vào mạng riêng của cơ quan để thực hiện các công việc khác nhau.
Một hệ thống vpn nếu muốn hoạt động thì đều phải được xác thực tài khoản. Những thông tin xác thực tài khoản này sẽ được dùng để cấp quyền truy cập thông qua 1 trung tâm dữ liệu PIN. Các mã PIN này thường có hiệu lực trong một khoảng thời gian khá ngắn.
Sau khi người dùng nhập xong mã PIN này vào thì có thể truy cập mạng một cách thoải mái. Thậm chí bạn có thể truy cập ở máy tính cá nhân của mình vào mạng nội bộ tại cơ quan trong khi đang ở những địa điểm rất xa.
Hiện nay, khi duyệt web với mạng VPN, mọi thông tin trao đổi sẽ được truyền tải trong một không gian mạng an toàn. Và bạn có thể truy cập được những trang web bị chặn khi sử dụng các hệ thống internet public khác nhau.
►►► THAM KHẢO THÊM 1000+ các mẫu Cover letter khiến nhà tuyển dụng “XỐN XANG XAO XUYẾN” từ ánh nhìn đầu tiên để ứng tuyển các vị trí tuyển dụng IT phù hợp nhất với tiêu chí của bạn!
Ứng dụng của VPN
Trên thực tế, mạng VPN có thể được ứng dụng vào rất nhiều công việc như:
Truy cập mạng nội bộ khi ở xa: hệ thống VPN được sử dụng bởi các doanh nghiệp khi các nhân viên cần làm những công việc phải truy cập vào hệ thống mạng nội bộ. Từ đó, các hoạt động tương tác sẽ được tăng tính bảo mật lên nhiều.
Truy cập mạng gia đình kể cả không có ở nhà: Đối với các gia đình, bạn cũng có thể thiết lập vpn riêng để chơi game hoặc làm việc một cách trôi chảy hơn nhiều.
Truy cập các trang web bị chặn, giới hạn vùng địa lý: những trang web bị chặn bởi các nhà mạng thì sẽ được truy cập thoải mái với giao thức vpn.
►►► CẬP NHẬT HÀNG NGÀY những kỹ năng phỏng vấn mới nhất để chinh phục nhà tuyển dụng khó tính và đánh gục hàng ngàn các ứng viên “nặng kí” khác!
Các giao thức chủ yếu của vpn
- Tunnelling: Đây là giao thức cơ bản của vpn khi hệ thống mạng sẽ phân phối các gói truy cập từ điểm A sang B cho bất cứ ai trên được truyền mà không để lọt thông tin cá nhân. Và để có thể làm được điều này vpn sẽ đóng gói những thông tin dữ liệu theo một định dạng nhất định sao cho máy chủ cũng như các máy thành viên có thể hiểu được.
- Mã hóa: Giao thức tunnelling không cung cấp các tính năng bảo vệ thông tin khi người sử dụng truy cập. Vì thế để tăng tính năng bảo mật vpn cần phải mã hóa đường truyền để các thông tin không bị hacker tấn công
- Xác thực. Nhằm phục vụ tính năng bảo mật, VPN có chức năng xác nhận danh tính của bất kỳ thành viên truy cập nào đang cố gắng giao tiếp.
- Quản lý phiên: Sau khi đã xác thực đúng tài khoản user của người dùng. VPN sẽ có những giao thức khác nhau để có thể giúp người dùng truy cập một cách đều đặn.
Điểm mạnh của VPN
Nếu như bạn đang muốn xây dựng một hệ thống mạng riêng biệt thì vpn là một giải pháp đáng để thử. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với việc bỏ ra một khoản tiền lớn để có thể xây dựng hệ thống mạng nội bộ của riêng mình. Tuy nhiên, hệ thống mạng cá nhân VPN cũng có những điểm yếu khác nhau mà người dùng cần phải chú ý.
Một trong những điểm yếu rõ ràng đó là các gói dữ liệu của hệ thống VPN vẫn có khả năng bị thất lạc khi năng lực quản lý của các đơn vị VPN có hạn. Do đó, không thể nào biết trước được rằng thông tin cá nhân của người dùng có bị leak ra ngoài hay không.
Trên đây là một số lý thuyết cơ bản về VPN là gì mà Tin Tức IT chia sẻ cho bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hình dung được phần nào về hệ thống mạng cá nhân VPN và những điểm mạnh, điểm yếu của nó.
Bài viết liên quan