Master data là gì? Bước quản lý master data trong doanh nghiệp?
Master data là gì? Đâu là những bước quản trị phổ biến của master data trong doanh nghiệp. Hãy cùng giải đáp qua nội dung bài viết sau!
Xem thêm:
- It là gì? Làm thế nào để trở thành nhân viên IT thời 4.0?
- API là gì? Ứng dụng phổ biến của API hiện nay là gì?
Master data là gì?
Master data hiện được các chuyên gia chủ yếu gọi là dữ liệu có giá trị. Master data được xem là phần cốt của các hệ thống dữ liệu khác nhau. Trong đó, những dữ liệu này đã được kiểm tra và có thể áp dụng vào các quán trình vận hành, quản lý khác nhau của doanh nghiệp.
Trong quy mô của một công ty, master data thường sẽ được doanh nghiệp bỏ ra rất nhiều tiền để có thể tiến hành lưu trữ, phân tích.
Trong khối dữ liệu này của mỗi doanh nghiệp thường sẽ bao gồm các tài liệu rất quan trọng như: thông tin của doanh nghiệp, các thông tin tài chính, danh sách đơn hàng, danh sách khác hàng tiềm năng, quy trình sản xuất kinh doanh và các bản báo cáo khác nhau về lợi nhuận được chia sẻ với những cá nhân hoặc tổ chức lớn có chuyên môn để đảm bảo sự đồng nhất.
Master data ngoài ra còn là một thuật ngữ được dùng để mô tả toàn bộ hệ thống dữ liệu được hình thành và được doanh nghiệp sử dụng chính thức để giới thiệu với khách hàng sau một quy trình kiểm duyệt nhất định.
►►► Tìm hiểu thêm các mẫu thư xin việc giúp bạn dễ dàng “lấy lòng” NTD!
Các bước quản lý master data trong doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp luôn là một công đoạn rất quan trọng nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được việc quản trị dữ liệu nên sử dụng các thức nào cho thật sự hiệu quả.
Và để có thể quản lý những nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả, các chuyên gia quản trị dữ liệu sẽ cần phải nắm rõ những bước sau:
Hiểu rõ mình đang quản lý dữ liệu gì trong doanh nghiệp
Chỉ có nắm rõ được những gì bạn cần quản lý thì bạn mới có thể làm tốt được công việc. Hiện nay, tất cả những dữ liệu có giá trị của một công ty đều được gọi là master data. Nhưng tùy theo lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp mà mỗi master data lại có cách thức quản lý khác nhau.
Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu những dữ liệu của công ty đang được sử dụng vào những công việc gì để có thể có phương án hệ thống hóa một cách dễ dàng nhất.
Tích hợp các thao tác quản lý
Với nhiều doanh nghiệp hiện nay, các biện pháp tích hợp đang được áp dụng rất nhiều để có thể tăng cường sức mạnh cho việc bảo vệ những dữ liệu bên trong. Mặc dù vậy, các phương án này lại thành ra quá sức khi quy mô của một công ty được mở rộng ra.
Tuy nhiên, có nhiều biện pháp mà một số những doanh nghiệp lớn thường áp dụng đó là lưu trữ dữ liệu thông quan những phần mềm chuyên dụng trong một không gian chung. Trong không gian này, các đường dẫn kiểm soát sẽ tách biệt các dữ liệu ra với nay.
Vì thế, người dùng có thể truy cập vào một dữ liệu nào trên hệ thống. Trong đó, các master data quan trọng thường sẽ được chuyển tới những server có tính năng truy cập cao hơn để giúp người dùng có thể tìm kiếm các thông tin với tốc độ mượt hơn.
Lưu trữ dữ liệu trên đám mây
Trong giai đoạn hiện nay, để cắt giảm tối đa các chi phí nhân sự trong việc tuyển dụng những chuyên gia về quản trị dữ liệu, bạn có thể lựa chọn những giải pháp lưu trữ trên các nền tảng điện toán đám mây.
Những dữ liệu được đưa lên đám mây sẽ được tránh trùng lặp. Đây là giải pháp rất hữu ích khi sử dụng những dữ liệu để giảm thao tác loại bỏ những dữ liệu không cần thiết để gia tăng thêm các không gian của hệ thống lưu trữ trong các server vật lý của doanh nghiệp.
Với các thông tin mà Kiến Thức IT chia sẻ, hy vọng bạn đã nắm rõ được các kiến thức về master data là gì cũng như những bước quản trị dữ liệu hữu ích dành cho công ty của bạn.
►►► Ứng tuyển nhanh các vị trí việc làm IT HCM phù hợp với tiêu chí của bạn!
Bài viết liên quan