Integration test là gì? Làm thế nào để kiểm tra phần mềm được hiệu quả?
Việc lên ý tưởng, thiết kế phần mềm luôn là điều được mọi lập trình viên hướng tới. Và trước khi phát hành, các phần mềm thường phải trải qua một bài kiểm tra mang tên integration test. Vậy Intergration test là gì?
Xem thêm:
- Tester là gì? Làm thế nào để trở thành tester chuyên nghiệp?
- C# là gì? Cơ hội nghề nghiệp khi theo học lập trình C#
Định nghĩa integration test
Integration test là một giai đoạn không thể thiếu của quá trình kiểm tra khả năng hiệu quả của phần mềm đối với các điều kiện thực tế. Thông thường, các tính năng của phần mềm bất kỳ sẽ được tích hợp lại và kiểm định theo từng nhóm khác nhau.
Integration test là quá trình trung gian giữa các bài kiểm tra từng đơn vị phần phầm nhất đinh để các tester có thể kiểm định tốt nhất các chức năng của phần mềm trong môi trường thực tế trước khi tiến hành phát hành ra thị trường hoặc bàn giao cho khách hàng.
Mục đích của bài kiểm tra này không gì khác ngoài việc tạo ra một ứng dụng ít chịu ảnh hưởng của các lỗi bug, hack khác nhau trước khi tới tay người sử dụng. Do đó, tất cả những phần mềm đều cần phải trả quan quá trình kiểm tra này trước khi được đưa ra thị trường.
►►► CẬP NHẬT NHANH những kinh nghiệm phỏng vấn mới nhất cùng 1000+ các mẫu thư xin việc làm “CHAO ĐẢO” nhà tuyển dụng!
Các bí quyết để có quy trình integration test được hiệu quả.
Để có thể có được bí quyết áp dụng quy trình kiểm thử một cách hiệu quả. Ngoài việc tham khảo các tài liệu chuyên ngành thì những kinh nghiệm từ các bậc tiền bối đi trước, những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn rất nhiều và thậm chí còn hơn cả những tài liệu chuyên ngành về tester mà bạn từng nắm rõ.
Trong đó, một số bí quyết để có quy trình kiểm định hiệu quả gồm:
Có tài liệu thiết kế chi tiết
Với tài liệu thiết kế phần mềm chi tiết, các tester có thể xác định được rõ ràng xem mình sẽ cần phải xem xét các tính năng gì khi chạy kiểm thử phần mềm.
Hiểu đơn giản, integration test là việc tháo một chiếc bút từ hoàn chỉnh ra thành các bộ phận để xem có những bộ phận nào bạn có đặt nhần vị trí hay không.
Vì thế, việc so sánh giữa bản chạy thử và thiết kế chi tiết của phần mềm là điều đặc biệt quan trọng nếu muốn quá trình kiểm định được thành công.
Có hệ thống quản lý cấu hình phần mềm thật tốt
Trong quá trình chạy integration test, bạn sẽ phải mất tương đối thời gian cho việc tìm những phiên bản phù hợp của từng tính năng. Và điều này sẽ càng mất thời gian hơn khi phần mềm cần kiểm định có số lượng module lớn.
Vì thế, hãy xây dựng một hệ thống quản lý phần mềm thật chuẩn để tiết kiệm tối đa không gian máy tính.
Đảm bảo từng module được kiểm tra
Trước khi được kiểm tra tích hợp thì các phần mềm thường sẽ là một khối thống nhất. Bạn có thể kiểm tra toàn bộ phần mềm để tìm ra những lỗi khác nhau nhằm có phương án sửa trước.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu quy trình kiểm định, bạn nên tách các module ra lần lượt để kiểm tra từng cái một. Công việc này tuy tương đối mất thời gian nhưng có thể giúp bạn đánh giá được độ bảo mật, an toàn của từng module trước nguy cơ bị nhiễm mã độc hoặc virus có thể lây lan ra toàn bộ phần mềm. Từ đó làm hỏng luôn phần mềm của bạn đi.
Các phương pháp thực hiện integration test
Hiện nay, phần lớn các tester hiện đang sử dụng 4 phương thức khác nhau để thực hiện integration test bao gồm:
- Các chương trình bigbang: Đây là cách thức kiểm tra khi các tester nhận được những phần mềm có các module gắn chặt với nhau.
- Top down: Phương pháp này thường được áp dụng cho những chương trình có chức năng quan trọng, sau khi phát hiện ra lỗi có thể tiến hành nâng cấp thêm.
- Bottom up: Phương pháp này được các tester sử dụng để kiểm tra các đơn vị module từ dưới lên trong trường hợp các module thực hiện chức năng quản lý cao đang cần nâng cấp.
- Sandwich/ Hybird: Đây là cách thức áp dụng cả bottom up và top down một cách linh hoạt khi các phần mềm đã hoàn thiện.
Hy vọng với những kiến thức cơ bản IT về integration test là gì sẽ giúp bạn loại bỏ được những lỗi hack trong quá trình kiểm tra phần mềm. Cùng với đó là sự tự tin về kiến thức chuyên môn khi tìm việc IT.
Bài viết liên quan