Công việc quản trị website và những điều người ứng tuyển cần biết

09/08/2019 10:01 AM    |    Tìm việc   >  Công nghệ thông tin

Công việc quản trị website là một lựa chọn không tồi đối với những người đang tìm việc làm công nghệ thông tin. Cùng tìm hiểu sâu hơn về ngành nghề này nhé!

Công việc quản trị website chưa bao giờ hết hot, nó luôn thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thông tin như hiện nay thì quản trị website quả là một sự lựa chọn khôn ngoan dành cho những ai học về công nghệ thông tin mà lại đang phân vân chưa tìm thấy hướng đi cho mình. Hãy thử tìm hiểu xem quản trị website là gì, tầm quan trọng của ngành nghề này và cụ thể công việc quản trị web là làm những gì nhé.

Khái niệm quản trị website

Quản trị website thực chất chính là việc thực hiện một loạt các nhiệm vụ sau khi website mà bạn phụ trách được đưa vào hoạt động chính thức. Những nhiệm vụ ấy thường bao gồm: quản lý mảng nội dung và hình ảnh như viết nội dung cho web, chọn hình ảnh thích hợp…; xử lý mọi vấn đề phát sinh như fix lỗi, bảo mật thông tin, phục hồi dữ liệu…

Công việc quản trị website là việc thực hiện một loạt các nhiệm vụ sau khi website đi vào hoạt động chính thức

Công việc quản trị website là việc thực hiện một loạt các nhiệm vụ sau khi website đi vào hoạt động chính thức. Nguồn ảnh Internet

Người được trao cho quản trị website còn được gọi là webmaster. Họ là người trực tiếp quản lý mọi thứ liên quan đến website, vì vậy họ thường phải sử dụng thành thạo mã HTML và các loại ngôn ngữ lập trình như PHP, Javascript… Ngoài ra, webmaster còn là người nắm rõ cách thiết lập máy chủ web.

Tầm quan trọng của quản trị website

Quản trị website không chỉ đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghệ thông tin nói riêng mà nó còn có ảnh hưởng đến cả những lĩnh vực khác nữa. Hầu hết các doanh nghiệp đều có website riêng của mình và việc sở hữu một website thôi là chưa đủ. Họ cần phát triển website lớn mạnh để cạnh tranh với đối thủ và tạo dựng tiếng tăm cho thương hiệu của mình.

Công việc quản trị website có tầm quan trọng lớn đối với các doanh nghiệp

Công việc quản trị website có tầm quan trọng lớn đối với các doanh nghiệp. Nguồn ảnh Internet

Nhiều công ty, doanh nghiệp làm về tiếp thị online còn có nhu cầu quản trị website mạnh mẽ hơn nữa. Họ muốn nội dung, hình ảnh của website phải được thay đổi và cập nhật mỗi ngày; phải đảm bảo độ phong phú, sáng tạo và thu hút.

Chính vì vậy, họ cần một lực lượng webmaster chuyên nghiệp – những người quản trị website đích thực để giúp nâng website của doanh nghiệp lên một tầm cao mới. Người được giao cho trách nhiệm quản trị website phải dành thời gian để chăm sóc và phát triển website mình phụ trách một cách nghiêm túc và cẩn thận.

Người làm công việc quản trị website phải dành thời gian để chăm sóc và phát triển trang web mình phụ trách

Người làm công việc quản trị website phải dành thời gian để chăm sóc và phát triển trang web mình phụ trách. Nguồn ảnh Internet

Việc sở hữu một lực lượng chuyên viên quản trị website chuyên nghiệp sẽ giúp trang web của các doanh nghiệp thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng hơn và doanh thu cũng nhờ đó mà tăng trưởng không ngừng.

Công việc quản trị website bao gồm những gì?

Một khi đã thấy được những điều hay ho của nghề quản trị website thì chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng công việc quản trị web là làm những gì? Dưới đây là danh sách công việc hàng ngày mà một quản trị website phải làm

Xây dựng nội dung website

Nội dung là phần quan trọng không thể thiếu của mọi trang web và nó có thể hiển thị dưới nhiều hình thức như chữ viết, hình ảnh hay video. Chính vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên của người quản trị website chính là lên kế hoạch để xây dựng nội dung cho website. Họ phải làm sao để trang web mình phụ trách có đầy đủ thông tin cần thiết nhưng vẫn đảm bảo yếu tố sáng tạo và thu hút.

Xây dựng nội dung là nhiệm vụ hàng đầu của người làm công việc quản trị website

Xây dựng nội dung là nhiệm vụ hàng đầu của người làm công việc quản trị website. Nguồn ảnh Internet

Sao lưu/backup dữ liệu

Công việc thứ hai của webmaster là sao lưu và phục hồi các dữ liệu theo quy định của công ty. Dù bạn phụ trách website nào thì dữ liệu ở trên đó luôn càn sao lưu – backup theo định kỳ để đảm bảo rằng những dữ liệu ấy luôn được lưu trữ cẩn thận và khi cần có thể mang ra sử dụng ngay tức thì.

Check lỗi phát sinh

Website không phải là phát minh hoàn hảo, khi hoạt động quá lâu nó cũng sẽ gặp trục trặc như một lẽ tất nhiên. Và khi đó, việc người quản trị web cần làm là gì? Họ phải kiểm tra xem hệ thống gặp lỗi gì và tìm ra phương hướng xử lý ngay lập tức để hoạt động của website không bị ảnh hưởng.

Check và fix lỗi cũng là trách nhiệm của người làm công việc quản trị website

Check và fix lỗi cũng là trách nhiệm của người làm công việc quản trị website. Nguồn ảnh Internet

Tối ưu hóa website

Việc tối ưu hóa các bài viết, hình ảnh theo đúng chuẩn SEO cũng quan trọng chẳng kém gì việc xây dựng nội dung hay fix lỗi trên web. Hoàn thành bước này chính là sự trợ giúp lớn với website của doanh nghiệp bởi nó sẽ giúp các bài viết của web trở thành top tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Yandex, Baidu…

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã nắm được khái niệm quản trị website, tầm quan trọng của việc quản trị website và công việc người quản trị website phải làm. Hi vọng những thông tin ấy sẽ giúp ích nhiều cho bạn trên con đường tìm kiếm công việc it thích hợp!

Ngọc Nguyễn

Bài viết liên quan

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

React Native là Gì? Ứng Dụng của React Native Trong IT

Bạn đang tìm hiểu về React Native và muốn hiểu rõ hơn về công nghệ này? Trong bài viết này,...

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Web Server là Gì? Vai Trò của Web Server Trong Website

Trong thế giới Công nghệ thông tin hiện nay, khái niệm "web server" (máy chủ web) đóng vai trò quan...

Cơ hội phát triển cho ứng viên Ngành Robot và Trí Tuệ Nhân Tạo

Cơ hội phát triển cho ứng viên Ngành Robot và Trí Tuệ Nhân Tạo

Ngành robot và trí tuệ nhân tạo (AI) đang là hai lĩnh vực thuộc ngành công nghệ thông tin đang...

Bài đọc nhiều

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Nếu như muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến…

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

Trước đây, các 2D Animator đòi hỏi cần khả năng vẽ tốt, khả năng tạo hình ảnh hoàn hảo nối…

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là gì?Phân biệt Multimedia và Graphic Design

Multimedia là ngành học hiện đang được các bạn trẻ yêu thích và theo học. thực tế cho thấy đây là ngành nghề  mới đang còn khá…

Bài mới nhất

Lập Trình Web – Cơ Hội Nghề Nghiệp Lớn Cho Người Đam Mê Công Nghệ

Lập Trình Web – Cơ Hội Nghề Nghiệp Lớn Cho Người Đam Mê Công Nghệ

Lập trình web là một trong những ngành nghề phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay, mở ra nhiều cơ…

Lập Trình Nhúng: Cơ Hội Nghề Nghiệp Hấp Dẫn và Cách Chuẩn Bị CV Đẹp Để Ứng Tuyển IT

Lập Trình Nhúng: Cơ Hội Nghề Nghiệp Hấp Dẫn và Cách Chuẩn Bị CV Đẹp…

Lập trình nhúng (Embedded Programming) là một lĩnh vực công nghệ đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong các…

Nhân Viên Kỹ Thuật Máy Tính: Vai Trò Quan Trọng và Bí Quyết Tạo CV Ấn Tượng Trong Tuyển Dụng IT

Nhân Viên Kỹ Thuật Máy Tính: Vai Trò Quan Trọng và Bí Quyết Tạo CV…

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, nhân viên kỹ thuật máy tính đóng vai trò vô cùng quan…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.