Cấu trúc dữ liệu và giải thuật- Môn học khó với nhiều sinh viên công nghệ thông tin
Là sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin chắc hẳn bạn sẽ không xa lạ gì với cụm từ ” Cấu trúc dữ liệu và giải thuật”. Đây là môn học bắt buộc và gây khó dễ cho nhiều sinh viên công nghệ. Nếu bạn đang còn khá mơ hồ với thuật ngữ này, vậy hãy cùng Tìm việc IT tìm hiểu kỹ hơn về nó nhé!
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật là gì?
Cấu trúc dữ liệu (hay Data Structure) là phương pháp lập trình để lưu trữ dữ liệu để dữ liệu có thể được sử dụng một cách hiệu quả. Các doanh nghiệp thường sử dụng nhiều kiểu cấu trúc dữ liệu khác nhau vì nó mang lại nhiều lợi ích rất lớn không chỉ riêng việc lưu trữ dữ liệu.
Thuật toán (hay Algorithms) là thủ tục từng bước, xác định một tập hợp các lệnh sẽ được thực hiện theo một thứ tự nhất định để có được đầu ra mong muốn.
Như vậy Cấu trúc dữ liệu và giải thuật là sự kết hợp, áp dụng một hoặc nhiều cấu trúc dữ liệu vào một hoặc nhiều thuật toán nào đó để có được đầu ra mong muốn một cách tối ưu nhất.
>>Xem thêm: Khám phá thêm về những kiến thức công nghệ thông tin và kỹ thuật máy tính hay tại TimviecIT ngay bạn nhé!
Vì sao cấu trúc dữ liệu và giải thuật lại quan trọng
Để hiểu rõ hơn “vì sao cấu trúc dữ liệu và giải thuật lại quan trọng?” thì hãy điểm qua một vài khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải nếu thiếu đi cấu trúc dữ liệu nhé.
- Khó khăn trong việc tìm kiếm dữ liệu: Khi dữ liệu ngày càng lớn, việc tìm kiếm dữ liệu sẽ trở nên chậm và tốn kém hơn rất nhiều. Cấu trúc dữ liệu sẽ giúp nâng cao hiệu suất tìm kiếm.
- Tốc độ của bộ vi xử lý: Mặc dù tốc độ của bộ vi xử lý có rất cao, tuy nhiên nó cũng sẽ bị giới hạn. Khi lượng dữ liệu lên tới hàng tỉ bản ghi thì tốc độ xử lý cũng sẽ bị ngắt quang, không còn được nhanh.
- Xử lý quá nhiều yêu cầu : Nhiều trường hợp hàng nghìn người dùng có thể tìm kiếm dữ liệu đồng thời trên một máy chủ. Lượng truy cập lớn dẫn tới máy chủ nhanh có thể bị lỗi trong quá trình tìm kiếm dữ liệu.
Và để xử lý được các vấn đề này thì cấu trúc dữ liệu là một giải pháp tuyệt vời. Dữ liệu có thể được tổ chức trong cấu trúc dữ liệu theo một cách nào đó để khi thực hiện tìm kiếm một phần tử nào đó thì dữ liệu yêu cầu sẽ có thể tìm thấy ngay lập tức.
>>>Xem thêm: Các vị trí tuyển dụng IT hấp dẫn nhất cho dân công nghệ thông tin.
Một số thuật toán quan trọng thường dùng
- Hashing– Với vai trò mở rộng việc phát hiện lỗi, quản lý bộ nhớ cache, mật mã và tra cứu , hàm Hashing tích hợp các khóa phù hợp và cho các giá trị chính xác
- Thuật toán tìm kiếm – Thuật toán tìm kiếm thường được áp dụng cho dãy cấu trúc dữ liệu tuyến tính hoặc cấu trúc dữ liệu đồ họa.
- Thuật toán sắp xếp – Thuật toán sắp xếp thường được các nhà phát triển dùng để đặt dữ liệu một cách có tổ chức.
- Chèn – Thuật toán chèn mục trong cấu trúc dữ liệu.
- Thuật toán cập nhật –Giúp cập nhật một mục hiện có trong cấu trúc dữ liệu.
- Thuật toán xóa – Giúp xóa một mục khỏi cấu trúc dữ liệu.
Một số cuốn sách bạn có thể tham khảo
Có khá nhiều cuốn sách hay liên quan đến cấu trúc dữ liệu và giải thuật được viết, chia sẻ và giảng dạy trên toàn thế giới. Dưới đây là 6 đầu sách chúng mình muốn giới thiệu đến bạn:
- Data Structures and Algorithms Made Easy – tác giả Narasimha Karumanchi
- Data Structures and Algorithm in Java, 2nd Edition – tác giả Robert Lafore
- The Algorithm Design Manual, 2nd Edition – tác giả Steven S. Skiena
- Introduction to Algorithm, 3rd edition – tác giả Thomas H.Cormen
- Algorithm, 4th Edition – tác giả Robert Sedgewick, Kevin Wayne
- Algorithms in C, 3rd Edition – tác giả Robert Sedgewick
Trên đây là một số kiến thức liên quan đến khái niệm, tầm quan trọng của cấu trúc dữ liệu và giải thuật cùng một số đầu sách hay mà chúng mình muốn chia sẻ tới bạn. Hi vọng những thông tin chúng mình cung cấp có thể giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về nó. Chúc bạn thuận lợi với quá trình học của mình!
>>>Khám phá ngay: Trang web tìm việc làm uy tín nhất hiện nay với hàng ngàn cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Bài viết liên quan