Nghề lập trình là gì? Định nghĩa và phương pháp để trở thành lập trình viên

06/06/2019 03:24 PM    |    Tìm việc   >  Công nghệ thông tin

Một lập trình viên máy tính có thể bắt đầu công việc của họ từ lúc mặt trời đã lên cao đến tận nửa đêm, thức khuya dậy sớm từ ngày nay qua ngày khác không biết mệt mỏi. Giờ giấc sinh hoạt đảo lộn và khác thường như vậy nhưng đa số lập trình viên cũng thú nhận thời gian họ làm tốt nhất và đạt hiệu suất cao nhất chính là đêm khuya. Lý do là họ không bị mọi tác động phiền nhiễu khi màn đêm buông xuống. Vậy nghề lập trình là gì và mang lại điều gì mà đặc biệt đến vậy?

Nghề lập trình là gì?

Lập trình chính là công việc tạo ra các chương trình, ứng dụng thực thi trên máy tính, thiết bị nhằm phục vụ cho người dùng, chẳng hạn như: hệ điều hành Window, bộ ứng dụng Microsoft Office, phần mềm photoshop, các ứng dụng game, website mua bán… Nhờ lập trình ứng dụng máy tính, con người có thể dễ dàng làm việc hơn, tiết kiệm thời gian, tận hưởng niềm vui giải trí và nâng cao tiện ích cuộc sống.

Hình 1 nghề lập trình

Nghề lập trình mang lại nhiều giá trị cuộc sống – Ảnh: Internet

Nghe có vẻ khô khan khó hiểu nhưng thực tế, thành quả của việc lập trình lại rất gần gũi với cuộc sống của con người. Hàng ngày, bạn có thể lướt Internet xem các website về tin tức xã hội, thể thao, kinh tế hay những trang web học lập trình miễn phí; dùng cách ứng dụng chi chú công việc, theo dõi sức khỏe; chơi game đánh bài, bắt Pokemon thực tế ảo; nhận hóa đơn từ màn hình thanh toán của siêu thị; xử lý công việc qua các phần mềm chát nhóm dù bạn đang ở bất cứ đâu,… tất cả những tiện ích này đều được sinh ra nhờ việc lập trình. Lập trình càng khó bao nhiêu thì tiện ích bạn sử dụng càng đỉnh cao bấy nhiêu.

Công việc phải làm của một lập trình viên

Không khó để bạn có thể tìm hiểu về lĩnh vực này qua những trang web học lập trình miễn phí. Nếu bạn sử dụng các tiện ích từ việc lập trình thì người lập trình viên tạo ra chúng bằng cách dùng ngôn ngữ và các công cụ, tiện ích để viết mã lệnh code, hướng dẫn lập trình cụ thể cho máy tính thực thi. Công việc này được gọi chính xác là kỹ thuật phần mềm. Để làm ra một phần mềm ứng dụng, trước hết người ta phải tạo ra một framework (bản thiết kế), mỗi lập trình viên đảm nhiệm một phần việc, sau đó các phần được kết nối lại tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Hiện nay, nghề lập trình được phân thành nhiều mảng chuyên sâu như: Lập trình website, Lập trình hệ thống, Lập trình database (cơ sở dữ liệu), Lập trình game và Lập trình mobile. Người làm lập trình có 4 giai đoạn cơ bản trong công việc của họ bao gồm: xây dựng ứng dụng mới, nang cấp và sửa chữa ứng dụng có sẵn, xây dựng chức năng xử lý và nghiên cứu, phát triển công nghệ mới. Về căn bản thì đây là quá trình lặp đi lặp lại đến bao giờ sản phẩm thực sự trở nên tiện lợi và đáp ứng được nhu cầu cao nhất của người dùng.

Hình 2 lập trình viên

Lập trình viên là người sáng tạo không ngừng nghỉ – Ảnh: Internet

Lấy ví dụ đơn giản cho bạn hiểu: Điện thoại Iphone là sản phẩm công nghệ đỉnh cao của Apple được ưa chuộng nhất thế giới hiện nay. Trong suốt kỷ nguyên của mình từ 2007 đến 2018, hãng này đã tung ra 6 dòng máy. Mỗi lần ra mắt, Iphone đều để lại ấn tượng cho người dùng về thiết kế hợp xu hướng và các ứng dụng hữu ích, đỉnh cao, mang đến trải nghiệm tuyệt vời nhất. Vậy thì, đây chính là kết quả tuyệt vời của việc lập trình. Trong hơn 10 năm, các chuyên gia lập trình của Apple không ngừng hoàn thiện và sáng tạo để cho ra sản phẩm tân tiến nhất, khiến người dùng nào cũng mê mẩn, ao ước được sở hữu. Tóm lại, việc lập trình rất quan trọng trong đời sống con người và nghề lập trình là nghề mang lại rất nhiều giá trị.

Những ai nên học nghề lập trình?

Tất cả những ai trong số chúng ta có đam mê về công nghệ nói chung và máy tính nói riêng, những người có đam mê khoa học kỹ thuật đều có thể theo đuổi công việc này. Học lập trình có khó không? Câu trả lời là không khó nhưng cũng chẳng dễ dàng. Một lập trình viên phải biết đọc viết mã code từ mức dễ nhất và tham gia vào bất kỳ thành phần nào liên quan đến lập trình hệ thống. Nghề lập trình đòi hỏi sự sáng tạo, các kỹ năng đánh giá, phân tích điểm mạnh yếu của dự án, đưa ra các giải pháp thiết kế hoặc nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới khi gặp rủi ro đế nhanh chóng sửa chữa.

Hình 3 nghề lập trình

Nếu có đam mê kỹ thuật hãy thử sức với công việc lập trình – Ảnh: Internet

Nếu bạn có những tố chất sau thì chắc chắn bạn nên theo đuổi công việc kỹ sư lập trình phần mềm:

Có suy nghĩ logic: Đủ nhạy bén và linh hoạt để giải quyết một vấn đề triệt để là điều rất quan trọng nhất trong lập trình. Nếu không, bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và nhức đầu khi theo đuổi các đoạn mã code rối rắm của chương trình.

Luôn chú ý tới tiểu tiết: Nếu bạn “nhanh ẩu đoảng” thì thực sự không hợp với nghề này. Các lập trình viên luôn có thói quen cẩn thận và cẩn thận đến từng chi tiết. Đôi khi vô tình bỏ qua chi tiết nhỏ nhặt thì bạn phải mất hàng giờ để sửa chữa nó. Chưa kể, bạn phải có kỹ năng viết chương trình cấu trúc mạch lạc thì đồng nghiệp của bạn mới có thể biết được tại sao bạn lại viết đoạn mã như vậy và họ sẽ biết làm gì tiếp theo.

Hình 4 nghề lập trình

Kỹ thuật viên lập trình phần mềm luôn phải tập trung cao độ – Ảnh: Internet

Dễ thích ứng với môi trường làm việc: Để thích ứng và làm tốt công việc, bạn phải biết cách phối hợp với cộng sự. Các kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử của bạn sẽ được sử dụng tối đa trong môi trường làm việc này.

Làm việc độc lập trong thời gian dài: Đôi lúc, bạn phải ngồi làm việc một mình để cày cuốc cho dự án dài hơi. Vì thế tính độc lập cao, ý chí quyết tâm  làm việc một mình trong nghề lập trình là rất quan trọng.

Kiên nhẫn: Các vấn đề khó khăn trong việc lập trình thường không thể giải quyết ngay lập tức. Nó mất nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng làm việc một cách cẩn thận để gỡ rối, tìm hướng đi, nếu sai sót, bạn lại phải quay về từ bước đầu vì thế nếu không kiên nhẫn thì mọi chuyện coi như hỏng.

Phương pháp để trở thành một lập trình viên

Tất nhiên, để bước vào con đường công nghệ thông tin, điều tiên quyết nhất là bạn phải học tập. Nếu chỉ học mà không thực hành thì chẳng thể nào làm được việc và ngược lại. Ngay cả những sinh viên ngành này khi đang còn trên ghế nhà trường cũng mù mờ, chưa tưởng tượng được con đường đi sau này sẽ thế nào. Để trở thành kỹ sư công nghệ, bạn không thể ngồi học qua những trang web học lập trình miễn phí. Phát triển phần mềm máy tính là lĩnh vực rất rộng, có hàng tá ngôn ngữ cần học, có hàng trăm công nghệ cần nghiên cứu, và mỗi môi trường làm việc lại khác nhau. Vậy nếu muốn học lập trình có khó không, hãy tìm hiểu các bước dưới đây.

Hình 5 nghề lập trình

Học không ngừng nghỉ nếu bạn muốn trở thành người lập trình tài ba – Ảnh: Internet

Bước 1: Chọn mảng chuyên môn bạn muốn theo đuổi

Nghề lập trình về cơ bản chia thành 4 mảng khác nhau, bao gồm: Mảng website, Mảng embedded, Mảng mobile và Mảng Desktop App. Về mảng website là gì thì chắc không cần giới thiệu nhiều bạn cũng biết, nó là thứ có từ ngàn đời nay trên Internet. Công ty nào cũng cần có website nhưng phần lớn mảng này chỉ được chú trọng ở những công ty chuyên phát triển website thuần (tức là trang web được lập trình viên xây dựng từ mã code hoàn toàn mới). Thường những công ty này sẽ đi làm thuê cho các tổ chức hoặc cá nhân khác khi họ muốn lập trang web vì nếu không cần thiết, họ sẽ không bỏ tiền thuê một đội ngũ lập trình viên. Nhiều công ty còn mở những trang web học lập trình miễn phí để bán các khóa học online và kiếm tiền. Vậy đây cũng chính là thành quả của việc lập trình website. Trên thực tế thì đã có quá nhiều nhân lực mảng này vì dễ học chuyên môn và quá phổ biến.

Hình 6 nghề lập trình

Lập trình App Mobile rất được ưa chuộng trong xu thế hiện tại – Ảnh: Internet

Tiếp theo là mảng embedded (lập trình nhúng). Công việc của kỹ thuật viên chuyên mảng này là viết các chương trình chạy trong các thiết bị điện tử như điều hòa, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, robot… Mảng này yêu cầu người lập trình phải có chuyên môn cao và nắm bắt thêm kỹ thuật điện tử. Học lập trình có khó không? Tất nhiên là khó và mảnh lập trình nhúng là “hack não” nhất. Vì “khó nhằn” như vậy nên mức lương bạn nhận được sẽ cao ngất ngưởng nếu làm việc trong “đầu não” các tập đoàn chuyên sản xuất điện tử. Cũng giống như lập trình nhúng, mảng mobile yêu cầu kỹ sư phải viết lập trình cho các chiếc điện thoại thông minh, phổ biến nhất là Android và IOS. Chuyên ngành này cũng khá hot vì điện thoại ngày càng được ưa chuộng.

Cuối cùng là Desktop App – các phần mềm chạy trên máy tính. Một ưu điểm là các ngôn ngữ code đều có thể làm desktop app được nên lĩnh vực này này cũng thu hút được nhiều học viên. Tuy nhiên, những thứ thiên về sáng tạo thường được ưu tiên nên muốn có công việc lương cao, bạn nên suy nghĩ giữa hai mảng là lập trình nhúng và mobile. Việc của bạn là chọn lựa rồi nghiên cứu thật kỹ, học đến năm thứ 2, thứ 3 hãy tìm một công việc làm đúng chuyên môn và thử trải nghiệm nó.

Bước 2: Chú ý đến ngôn ngữ lập trình

Hình 7 nghề lập trình

Ngôn ngữ lập trình giúp bạn chọn lĩnh vực bạn muốn theo đuổi – Ảnh: Internet

Phần lớn các bài giảng trên những trang web học lập trình miễn phí đều cho bạn kết quả rằng bạn cần học ngôn ngữ lập trình đầu tiên. Trên thế giới có khoảng 200 ngôn ngữ nghề lập trình cần học. Tuy nhiên mỗi ngôn ngữ có đặc trưng và phạm vi ứng dụng riêng nên tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ để biết ngôn ngữ nào phù hợp với lĩnh vực bạn đang theo đuổi nhất, từ đó chọn học dễ dàng hơn. Yên tâm là ngôn ngữ lập trình bạn sẽ bắt đầu được học trong các giáo án đào tạo chuyên nghiệp. Hiểu được ngôn ngữ lập trình và bắt đầu tự viết một dự án cho riêng mình như: website, ứng dụng máy tính, app điện thoại thông minh,… là bạn đang thực hành rèn luyện và trau dồi kỹ năng của chính bản thân. Biết đâu may mắn bạn cũng có thể kiếm tiền từ sáng tạo của mình.

Bước 3: Học Tiếng Anh và học thật tốt ngoại ngữ chuyên ngành

Hình 9 nghề lập trình

Ngoại ngữ sẽ giúp kỹ sư lập trình làm việc hiệu quả hơn – Ảnh: Internet

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới và muốn lập trình tốt thì ngoại ngữ của bạn cũng nên thật tốt. Bạn không cần “chém” tiếng Anh như bay hoặc đạt điểm Toeic mới làm được kỹ sư lập trình. Bạn chỉ cần đọc hiểu tài liệu và có thể viết hàm bằng tiếng Anh là đủ. Ngoài ra, ngoại ngữ còn giúp bạn dễ đối phó với những khách hàng hoặc đối tác là người nước ngoài sau này. Ngay cả khi thuyết trình hoặc đàm phán, ngoại ngữ chuyên ngành cũng giúp bạn “tỏa sáng” hơn.

Bước 4: Học các kỹ năng mềm

Như phần “Những ai nên học lập trình” đã đề cập ở trên, việc có các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, làm việc độc lập,… thì kỹ năng thuyết trình, tự học hỏi cũng rất quan trọng. Có rất nhiều yếu tố cần có để bạn làm tốt công việc, kỹ năng tự học và luôn luôn phải học hỏi ở bất cứ đâu, bất cứ môi trường nào cũng sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh chóng. Nếu bạn chỉ chăm chú vào kiến thức sách vở mà quên trải nghiệm, đúc kết từ thực tế thì bạn mãi luôn chạy sau tất cả.

Bước 5: Đảm bảo bạn luôn đủ sức khỏe

Tất nhiên, sức khỏe là vàng, kể cả không làm gì bạn cũng phải giữ gìn sức khỏe. Nhưng nghề lập trình là một công việc lắm áp lực và giờ giấc khắc nghiệt nên hãy đảm bảo rằng bạn không bị hoa mắt, chóng mặt khi ngồi trước máy tính hàng chục giờ mỗi ngày. Vì thế, hãy từ bỏ các thói quen thức khuya dậy sớm, dùng chất kích thích hoặc ăn uống không đúng giờ giấc dẫn đến sa sút tinh thần và năng lượng. Hãy chịu khó vận động, tập luyện thể thao và rèn luyện thói quen lành mạnh để theo đuổi đam mê từ hôm nay.

Hình 8 nghề lập trình

Lập trình viên cần đảm bảo sức khỏe vì môi trường làm việc khắc nghiệt

Nhìn chung, không có quy chuẩn dành riêng cho bất kì ai. Có người học đông học tây, ngồi trên giảng đường 5, 6 năm để học lập trình, cũng có người chỉ vì thích mà tự mò mẫm trên những trang web học lập trình miễn phí để theo đuổi nghề. Trình độ chuyên môn và thực lực chỉ được chứng minh khi bạn bắt tay vào làm việc thực sự. Chỉ cần có đam mê, hãy kiên trì theo đuổi thì nghề sẽ không phụ bạn, dù bạn đang ở xuất phát điểm nào.

>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây

HaDi

Bài viết liên quan

Quản trị mạng là gì trong doanh nghiệp

Quản trị mạng là gì trong doanh nghiệp

Trong thời đại công nghệ số, quản trị mạng đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo an toàn...

JSON là gì?Tại sao Nó Quan Trọng trong Lập Trình

JSON là gì?Tại sao Nó Quan Trọng trong Lập Trình

JSON (JavaScript Object Notation) là một định dạng dữ liệu phổ biến được sử dụng để truyền tải và lưu...

6 Phần Mềm Lập Trình phổ biến và hữu ích

6 Phần Mềm Lập Trình phổ biến và hữu ích

Trong thế giới công nghệ hiện đại, việc sử dụng phần mềm lập trình đóng vai trò quan trọng trong...

Bài đọc nhiều

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Nếu như muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến…

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

Gợi ý cho bạn một vài lý do khi viết đơn xin thôi việc

1. Các lý do nghỉ việc chính đáng Trong một lá đơn xin nghỉ lý do xin nghỉ giữ vai…

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

Trước đây, các 2D Animator đòi hỏi cần khả năng vẽ tốt, khả năng tạo hình ảnh hoàn hảo nối…

Bài mới nhất

Firmware Là Gì: Khám Phá Sâu Hơn Về Phần Mềm Cố Định

Firmware Là Gì: Khám Phá Sâu Hơn Về Phần Mềm Cố Định

Trong thế giới công nghệ hiện đại, từ “firmware” đã trở thành một khái niệm phổ biến nhưng không phải…

Quản trị mạng là gì trong doanh nghiệp

Quản trị mạng là gì trong doanh nghiệp

Trong thời đại công nghệ số, quản trị mạng đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo an toàn…

Antutu Là Gì: Hiểu Rõ Về Ứng Dụng Đo Hiệu Năng Điện Thoại

Antutu Là Gì: Hiểu Rõ Về Ứng Dụng Đo Hiệu Năng Điện Thoại

Bạn có thường xuyên nghe đến Antutu nhưng không biết nó là gì và vai trò của nó trong thế…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.