Văn bằng 2 công nghệ thông tin: Liệu có phải là một hướng đi đúng đắn?

03/12/2019 08:17 AM    |    Tìm việc   >  Công nghệ thông tin

Văn bằng 2 công nghệ thông tin là một lựa chọn không tồi dành cho những ai đã có sẵn chuyên môn ngành khác mà vẫn muốn tìm việc làm IT.

Văn bằng 2 công nghệ thông tin là cái đích mà nhiều người nhắm đến. Họ đã có một văn bằng ngành khác nhưng vẫn muốn có thêm văn bằng về CNTT để dễ tìm được việc ưng ý hơn. Đây thực sự là một sự lựa chọn không tồi bởi việc học văn bằng 2 CNTT sẽ mang đến cho bạn vô vàn lợi ích.

Công nghệ thông tin: Ngành trọng điểm không bao giờ lỗi thời

Trong thời đại công nghệ số như ngày nay, ngành công nghệ thông tin (CNTT) đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không hề ngoại lệ. Chúng ta chẳng thể có một cuộc sống tiến bộ nếu không có sự hiện diện của ngành CNTT. Ngành này cũng ngày càng lớn mạnh theo thời gian, thậm chí cả những cơn khủng hoảng kinh tế không thể khiến CNTT ‘chết chìm’.

Công nghệ thông tin là 1 ngày đáng học

Công nghệ thông tin là 1 ngày đáng học. Nguồn ảnh Internet

Ngành CNTT luôn là một trong những ngành ‘mũi nhọn’ của nước ta. Các công ty, doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư nước ngoài cũng rất chú trọng đến ngành CNTT của Việt Nam và thường xuyên thành lập các chi nhánh hoặc công ty con tại đây. Chính vì vậy, ngành CNTT luôn cần một nguồn nhân lực vô cùng lớn. Lựa chọn học văn bằng 2 ngành công nghệ thông tin thực sự là một quyết định sáng suốt bởi ngành này luôn ‘khát’ người tài.

Chọn văn bằng 2 ngành CNTT bạn được trang bị kiến thức gì?

Khi chọn học văn bằng 2 ngành CNTT, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức nền tảng trong ngành IT như: hệ thống thông tin, hệ thống phần mềm – phần cứng, lập trình máy tính… Bên cạnh đó, bạn sẽ được chọn học chuyên ngành thích hợp như: An toàn thông tin, Công nghệ phần mềm, Thiết kế web… tùy vào ngôi trường mà bạn học văn bằng 2.

Khi chọn văn bằng 2 CNTT, bạn sẽ trau dồi cả về lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành

Khi chọn văn bằng 2 CNTT, bạn sẽ trau dồi cả về lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành. Nguồn ảnh Internet

Học đi đôi với hành và đó cũng điều hay bạn được hưởng khi học văn bằng 2 CNTT. Bạn không chỉ được tiếp thu đầy đủ các kiến thức lý thuyết mà còn có nhiều thời gian để thực hành. Bạn sẽ được trao cho cơ hội đi thực tập hoặc kiến tập thực tế ở các công ty, doanh nghiệp chuyên về CNTT. Bạn còn có thể tới tham dự những buổi talk show, hội thảo của các chuyên gia CNTT. Nhờ mà vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm về nghề IT của bạn sẽ vô cùng phong phú.

Một điều bạn cần lưu ý khi chọn con đường học công nghệ thông tin văn bằng 2 đó là bạn phải chuẩn bị nhiều điều chứ không phải chỉ có kiến thức là xong. Ngoài kiến thức chuyên môn ngành IT, bạn còn cần chú trọng đến khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm và nhiều vấn đề liên quan khác. Chỉ khi bạn chuẩn bị được toàn diện mọi thứ thì bạn mới có thể đạt được thành công mình mong muốn.

Các ngành nghề thuộc CNTT và cơ hội việc làm cho người học văn bằng 2 CNTT

Khi có trong tay một tấm bằng chính kèm theo văn bằng 2 ngành CNTT thì cơ hội việc làm dành cho bạn vô cùng phong phú. Bạn có thể chọn trở thành một trong những vị trí dưới đây:

  • Lập trình viên: sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý dữ liệu…
  • Giảng viên CNTT: giảng dạy ngành công nghệ thông tin tại các trường Đại học, Cao đẳng…
  • Quản lý – điều phối: tham gia quản lý, điều phối, kinh doanh các dự án, sản phẩm thuộc lĩnh vực CNTT
  • Người kiểm duyệt: kiểm tra chất lượng các sản phẩm mà lập trình viên tạo nên
  • Chuyên viên phân tích: phân tích hệ thống máy tính, quản trị mạng, quản lý các loại dữ liệu…
Văn bằng 2 CNTT giúp bạn có nhiều lựa chọn nghề nghiệp

Văn bằng 2 CNTT giúp bạn có nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Nguồn ảnh Internet

Trên đây là những điều cần lưu ý về việc học văn bằng 2 ngành CNTT dành cho những ai cần đến. Hi vọng những hiểu biết này sẽ giúp bạn vững tâm học thêm văn bằng 2 và sớm được cho mình một công việc như ý!

>> Tham khảo những việc làm phù hợp tại đây

Ngọc Nguyễn

Bài viết liên quan

JSON là gì?Tại sao Nó Quan Trọng trong Lập Trình

JSON là gì?Tại sao Nó Quan Trọng trong Lập Trình

JSON (JavaScript Object Notation) là một định dạng dữ liệu phổ biến được sử dụng để truyền tải và lưu...

6 Phần Mềm Lập Trình phổ biến và hữu ích

6 Phần Mềm Lập Trình phổ biến và hữu ích

Trong thế giới công nghệ hiện đại, việc sử dụng phần mềm lập trình đóng vai trò quan trọng trong...

COBOL là gì? Ngôn Ngữ Lập Trình Huyền Thoại

COBOL là gì? Ngôn Ngữ Lập Trình Huyền Thoại

Trên thế giới của lập trình máy tính, COBOL là một trong những ngôn ngữ lập trình cổ điển và...

Bài đọc nhiều

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Data Scientist là gì? Công việc của Data Scientist là làm gì?

Nếu như muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến…

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2023

Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2023

Thông thường, bản sơ yếu lý lịch đã có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc . Dưới đây là…

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

3D Animation là gì? Công việc của một Animator 3D là làm gì?

Trước đây, các 2D Animator đòi hỏi cần khả năng vẽ tốt, khả năng tạo hình ảnh hoàn hảo nối…

Bài mới nhất

Quản Trị Mạng là gì trong Doanh Nghiệp và ý nghĩa.

Quản Trị Mạng là gì trong Doanh Nghiệp và ý nghĩa.

Trong thời đại công nghệ số, quản trị mạng không chỉ là một khái niệm mà còn là một yếu…

Antutu Là Gì: Hiểu Rõ Về Ứng Dụng Đo Hiệu Năng Điện Thoại

Antutu Là Gì: Hiểu Rõ Về Ứng Dụng Đo Hiệu Năng Điện Thoại

Bạn có thường xuyên nghe đến Antutu nhưng không biết nó là gì và vai trò của nó trong thế…

Hardware Là Gì: Sự Định Nghĩa và Ý Nghĩa Trong Công Nghệ

Hardware Là Gì: Sự Định Nghĩa và Ý Nghĩa Trong Công Nghệ

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và máy tính, khái niệm về “hardware” đóng vai trò quan trọng trong…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.